Cách nhận biết nguy cơ lũ quét chuẩn xác
Lũ quét xảy ra khi một lượng nước lớn, khổng lồ kéo theo đất đá, cây di chuyển nhanh từ địa cao xuống thấp gây ảnh hưởng cho tính mạng, tài sản mà cơn lũ quét đi qua. Vậy làm thế nào để nhận biết nguy cơ lũ quét, nguyên nhân do đâu?
Sau khi mưa bão kéo dài tại các vùng núi có thể xuất hiện tình trạng lũ quét. Lũ quét là một trong những hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm, xuất hiện khi một lượng nước khổ lồ di chuyển nhanh từ địa hình cao xuống thấp.
Lũ quét thường xảy ra sau khi các trận mưa dông, bão nhiệt đới, mưa có cường độ lớn hoặc kết hợp giữa lũ với sạt lở sườn dốc, khi băng tuyết trên núi tan chảy đột ngột, lũ quét nghẽn dòng, lũ quét do vỡ đập, đê, hồ chứa....lũ lên nhanh, xuống rất nhanh nhưng sức tàn phá lớn.
Lượng mưa lớn, kéo dài trong nhiều ngày ở các lưu vực sông suối nhỏ tại miền núi có độ dốc lớn, hay mặt lưu vực bị phong hóa mạnh, kết cấu địa tầng kém,…
Tốc độ nước của lũ quét lên rất nhanh kèm theo đó là các vật thể rắn trong nước như bùn, đá có kích thước lớn nhỏ khác nhau, cây xanh, rác thải, cây gỗ, tường nhà, mái nhà,… gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho các khu vực mà lũ quét đi qua.
Thời gian của lũ quét diễn ra rất ngắn nhưng sức tàn phá rất lớn gây nguy hiểm tính mạng, nhà cửa, mùa màng, vật nuôi,… của người dân, ảnh hưởng đến các công trình dân sinh. Do thời điểm vào ban đêm, sáng sớm là thời điểm người dân đang ngủ, nghỉ ngơi nên khó nhận biết được nguy hiểm. Tại các khu vực có nguy cơ bị lũ quét cần nhận biết các dấu hiệu sớm từ đó có phương án dự phòng phù hợp
Các dấu hiệu nhận biết lũ quét
+ Mưa kéo dài hoặc mưa lớn trong nhiều giờ tại thượng nguồn
+ Nước ở sông suối chuyển màu đục, xuất hiện bọt trắng
+ Nước chảy ra từ chân sườn dốc mang theo bùn đất, đất đá nhỏ
+ Xuất hiện vết nứt trên bề mặt sườn dốc, bờ sông, suối.
+ Nước sông, suối chuyển màu đục ngầu, mang theo bùn đất và các mảnh vụn lẫn trong nước.
+ Tiếng đất đá va chạm, cây cối gãy đổ, hoặc tiếng nước chảy mạnh.
+ Mực nước suối đột ngột giảm trong khi vẫn có mưa, mực nước suối giảm đột ngột
+ Vết nứt trên tường, trần nhà, hoặc nền đất có thể là dấu hiệu của sự dịch chuyển đất.
+ Cây cối bị nghiêng hoặc gãy đổ bất thường
Nhằm tránh thiệt hại về người, tài sản, hoa màu, vật nuôi, hư hỏng nhà cửa trong mùa mưa bão, mưa nhiều chúng ta cần:
+ Trong những ngày mưa lớn, mưa sau bão lũ luôn luôn cảnh giác, đề phòng khi có các dấu hiệu của lũ quét, nhất là khi có mưa lớn kéo dài cả ngày cả đêm
+ Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo lũ qua ti vi, vô tuyến, các cơ quan chức năng, trưởng thôn, đài, báo,…
+ Nếu khu vực sinh sống có xuất hiện các dấu hiệu của lũ quét nhanh chóng thông báo cho các cơ quan chức năng
+ Tránh xa các khu vực có nguy cơ lũ quét, khu vực gần sông, gần suối, đường, cầu bắc qua sông suối
+ Nếu xảy ra lũ quét hãy chạy thật nhanh ra khỏi khu vực nguy hiểm
+ Sơ tán nhanh chóng khỏi các khu vực trũng thấp có nguy cơ bị lũ quét
+ Tuyệt đối không đi lại qua cầu, đường khi nước đang lên, dòng chảy mạnh để đảm bảo an toàn
+ Khi có lũ quét tuyệt đối không lấy củi trôi theo nước lũ, không đánh bắt cá, cố gắng lấy tài sản đang bị trôi theo dòng nước chảy xiết,
+ Nếu nhận thấy nước chuyển từ trong sang đục dần cần nhanh chóng di chuyển đến khu vực an toàn, cách xa dòng sông, dòng suối
+ Nên di chuyển nhà tới những nơi an toàn trong trường hợp chỗ ở cũ bị san lấp hoàn toàn hoặc quá nguy hiểm, không nên ở lại những khu vực bị lũ quét tác động.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Kỹ năng thoát nạn cho tài xế khi gặp phải lũ quét
Dự trữ thực phẩm mùa mưa bão cần nhớ điều gì
Dấu hiệu nhận biết sạt lở đất trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ cứu nhanh khi bị bỏng mắt
Bỏng mắt là một trong những tai nạn khá nhiều người gặp phải do nhiệt độ nóng hay các chất hóa học từ mỹ phẩm, nước tẩy rửa tiếp xúc với mắt. Nếu không biết cách sơ cứu đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến mắt. -
Cách xử lý khi trẻ bị kẹt ngón tay vào cửa
Khi vui chơi nhiều trẻ sơ ý nên thường bị kẹp ngón tay, ngón chân vào cửa khiến trẻ bị chấn thương ngoài da. Nếu cha mẹ không biết cách xử lý có thể trẻ bị chấn thương nặng hơn, tâm lý trẻ bị ảnh hưởng. -
Kỹ năng thoát hiểm khi bị mắc kẹt ở vùng cát lún
Cát lún thường xuất hiện ở bờ biển, đầm lầy, bờ sông hồ nếu không biết cách thoát hiểm có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. -
Kỹ năng xử lý khi trẻ bị kẹp chân vào xe đạp chuẩn xác
Trẻ nhỏ bị kẹp chân vào xe đạp là tình trạng khá nhiều trẻ gặp phải, để giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi sự cố, tránh ảnh hưởng tới bàn chân hãy nhanh chóng thực hiện các bước như sau. -
Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo
Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh
Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng. -
Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP
SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây. -
Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng
Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng
Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau. -
Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit
Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau