Bị chuột rút khi tập tạ nên làm gì?

11/6/2020 8:39:00 PM
Nguyên nhân nào gây ra tình trạng chuột rút, cách khắc phục tình trạng chuột rút khi tập tạ hiệu quả nhất. Những người tập tạ thường xuyên gặp phải tình trạng chuột rút trong quá trình tập luyện.

 

Những người tập tạ thường xuyên gặp phải tình trạng chuột rút trong quá trình tập luyện. Nguyên nhân nào gây ra tình trạng chuột rút, cách khắc phục tình trạng chuột rút khi tập tạ hiệu quả nhất.

Nguyên nhân bị chuột rút khi tập tạ

Có nhiều nguyên nhân bị chuột rút khi tập tạ nhiều người dễ mắc phải. Dưới đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng chuột rút khi tập tạ.

+ Thực hiện các bài khởi động, làm nóng cơ thể một cách qua loa, làm cho cơ dễ bị co rút khi phản ứng với những động tác đột ngột, gây ứ đọng axit lactic trong cơ khiến cơ mau mệt dẫn đến tình trạng chuột rút.

+ Không bổ sung nước đầy đủ trong quá trình tập luyện với tạ

+ Tập luyện với cường độ cao không cho cơ bắp nghỉ ngơi

 + Tập quá lâu ở một tư thế khiến các cơ bắp rơi vào tình trạng bị thắt chặt

+ Thiếu vitamin khoáng chất

+ Thiếu ngủ

Bị chuột rút khi tập tạ nên làm gì?

Dấu hiệu bị chuột rút khi tập tạ

+ Bị co rút ở bắp chân, bắp tay hay một khối cơ bắp nào đó

+ Sờ vào thấy cơ bị co cứng thành một cục

+ Chân hoặc tay cảm thấy đau đớn, khó khăn khi cử động hoặc không thể cử động.

Cách xử lý khi bị chuột rút

Khi phát hiện bị chuột rút hãy ngừng tập luyện và tiến hành xoa bóp nhẹ nhàng ở vùng cơ đau, thực hiện động tác kéo giãn vùng cơ đó và giữ yên nhẹ nhàng đến khi tình trạng co rút qua đi.

+ Nếu chuột rút ở bắp chân hãy thử bấm các ngón tay cái lên mu bàn chân và day với lực từ nhẹ tới mạnh dần cho đến khi cảm giác đau giữ nguyên ở một cường độ. Tiếp đến bấm huyệt nằm trên đường giáp giữa mu bàn chân và gan bàn chân, phía trong bàn chân đến khi cơn đau đã giảm bớt. Dùng tay kéo ngược ngón chân lên kéo về phía gối.

+ Nếu chuột rút ở tay hãy dùng ngón cái cho bàn tay để bấm và day huyệt nằm ở điểm cao nhất của phần cơ tiếp giáp giữa ngón cái và ngón trỏ bàn tay bị chuột rút kia một cách nhẹ nhàng, lực từ nhẹ tới mạnh. Sau đó bạn lại đẩy ngược các ngón tay bị chuột rút lên về phía mu bàn tay. Cứ thế bạn giữ khoảng 2 – 3 phút.

Phòng ngừa chuột rút khi tập tạ

+ Khởi động cơ thể, tập kỹ các bài tập khởi động trước mỗi buổi tập luyện.

+ Uống nước đầy đủ xuyên suốt quá trình tập.

+ Hạn chế các động tác làm đau cơ

+ Bổ sung vitamin, khoáng chất, trái cây trong thực phẩm hàng ngày

+ Nên có chế độ nghỉ ngơi, tập luyện hợp lý.

+ Hạn chế dùng bia, thuốc lá, rượu, chất kích thích

+ Ngủ đủ giấc

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác