Bệnh uốn ván ở chó: nguyên nhân, cách điều trị
Bệnh uốn ván ở chó: nguyên nhân, cách điều trị
Bệnh uốn ván ở chó là bệnh nguy hiểm có thể gây cứng cơ, thậm chí là tử vong nếu chó không được điều trị. Nguyên nhân nào gây bệnh uốn ván ở chó, cách điều trị khi chó bị uốn ván như thế nào?
Bệnh uốn ván ở chó là gì?
Bệnh uốn ván ở chó xảy ra do một loại vi khuẩn yếm khí Clostridium tetani gây ra. Loại vi khuẩn này xuất hiện ở môi trường sống xung quanh chó như: đất, cát, sỏi, chất thải của động vật, nhiễm qua vết thương, vết cắn nhau sâu và kín, nha bào uốn ván trong điều kiện yếm khí sẽ phát triển thành vi khuẩn giải phóng “ ngoại độc tố “ làm tê liệt hệ thần kinh vận động, co cứng cơ vân, khó vận động, gây liệt hô hấp ở chó, thậm chí có thể khiến chó bị tử vong do thiếu oxy, trụy tim mạch. Rất may đây không phải là bệnh phổ biến ở chó nhưng là bệnh nguy hiểm có thể khiến chó bị tử vong nhanh chóng nếu không được điều trị sớm
Bệnh uốn ván rất nguy hiểm khi cơ thể của chó có vết thương do các yếu tố như phẫu thuật, cắn nhau, vật nhọn đâm vào dễ nhiễm đa bào uốn ván. Khi đó, chó sẽ ủ bệnh trong vòng 10- 14 ngày, sau đó phát triển các triệu chứng co cứng cơ, cứng chi, khó di chuyển hay ngã,
Rất nguy hiểm khi có vết thương do phẫu thuật, thiến hoạn nhiễm trùng, do cắn nhau, răng nhọn cắm sâu vào cơ bắp, hoặc bị vật nhọn đâm sâu dễ nhiễm nha bào Uốn ván. Chó ủ bệnh từ 10- 14 ngày, sau đó phát các triệu chứng co cứng cơ, cứng chi, lúc đầu chó khó di chuyển , hay đổ ngã, nằm thì không đứng dậy được, rồi co cứng cơ toàn thân, lấy tay vỗ vào thân chó như một khúc gỗ,... Chó không thể sống được quá vài ngày sau khi phát bệnh, toàn thân bị co cứng, uốn vồng như tấm ván gỗ.
Nguyên nhân gây bệnh uốn ván ở chó
Uốn ván ở chó là bệnh do vi khuẩn có tên là Clostridium tetani gây ra và có thể xảy ra khi chó bị nhiễm trùng vết thương hở.
Vi khuẩn Clostridium tetani được tìm thấy trong đất vì nó được truyền qua đường ruột của các động vật khác qua chất thải của động vật. Một con chó bị vết thương dính một số chất bẩn hoặc phân bị nhiễm trùng vào đó có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn Clostridium tetani sinh sản và lây lan cho những con chó khác. Khi xâm nhập vào cơ thể chúng giải phóng một chất độc gọi là tetanospasmin đi vào các dây thần kinh xung quanh vết thương. Từ các dây thần kinh này, chất độc tiếp tục lan truyền và cuối cùng đi vào phần còn lại của hệ thần kinh bao gồm tủy sống và não. Độc tố này là nguyên nhân gây ra các vấn đề về cơ cho chó bị uốn ván.
Triệu chứng nhận biết chó bị mắc bệnh uốn ván
Khi chó bị uốn ván chó sẽ có những dấu hiệu nhận biết như sau:
+ Cong môi
+ Tai cứng và liên tục dựng lên
+ Sốt
+ Đau khi đi tiểu
+ Hàm siết chặt (hàm khóa)
+ Khó nuốt
+ Cơ toàn thân bị co giật khi chuyển động, âm thanh hoặc va chạm bên ngoài đột ngột.
+ Chảy nước dãi
+ Chó biếng ăn, khó ăn, bỏ ăn
+ Độ cứng cơ bắp
+ Đau khi đi tiểu
+ Đi lại khó khăn, chó chỉ có thể đứng hoặc không dậy nổi khi nằm
+ Cơ bắp run hoặc co thắt
+ Không thể uốn cong chân
+ Đuôi cứng và khó di chuyển.
+ Khó thở
+ Một số con chó bị uốn ván trông giống như chúng đang gầm gừ và hung dữ
Chuẩn đoán bệnh uốn ván ở chó
Không phải lúc nào cũng có vết thương vì có thể mất đến mười ngày sau khi Clostridium tetani xâm nhập vào vết thương để gây ra các triệu chứng. Vết thương có thể lành trước khi các triệu chứng được nhận ra hoặc nó có thể quá nhỏ nên không được tìm thấy. Do đó, để chẩn đoán được chó bị mắc uốn ván hay không các bác sĩ thú y thực hiện xét nghiệm máu để tìm vi khuẩn C. tetani có sẵn. Bên cạnh đó, các bác sĩ có thể thực hiện chụp X-quang để chẩn đoán chính xác tình trạng của chó.
Điều trị bệnh uốn ván ở chó
Nếu uốn ván được điều trị ngay lập tức để hạn chế các triệu chứng sẽ không trở nên nghiêm. Để tránh sự tiến triển này khi được chẩn đoán sớm mắc bệnh uốn ván, bác sĩ thú y có thể lựa chọn sử dụng thuốc chống độc để cố gắng ngăn chặn sự tiến triển của độc tố tetanospasmin trong cơ thể của chó.
Nếu con chó khó thở, một ống sẽ được đặt vào khí quản. Để cho phép chó thở bình thường cho đến khi các cơ phục hồi sau nhiễm trùng. Bác sĩ thý y có thể phải đặt ống thông tiểu hoặc thụt tháo để tránh táo bón.
Nhưng nếu chất độc đã lan đến thần kinh của chó, thì chất chống độc sẽ không có tác dụng gì, có thể gây ra một số tác dụng phụ nên không phải lúc nào thuốc kháng độc cũng được đưa ra. Thay vào đó, bác sĩ thú y có thể dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn C. tetani đang giải phóng độc tố giúp cho thoát khỏi tình trạng nguy hiểm.
Chó bị uốn ván sẽ cực kỳ nhạy cảm với xúc giác, âm thanh và ánh sáng chó sẽ được dùng thuốc an thần để tránh làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Để chó nằm nghỉ ngơi khu vực yên tĩnh, tránh tiếng ồn, nơi ít người qua lại.
Chó phải nằm yên trong thời gian dài trong thời gian điều trị bệnh uốn ván và điều này cũng có thể gây ra tác dụng phụ. Chủ nuôi nên để chúng nằm trên giường mềm, lật ngược chúng lại để tránh lở loét phần cơ thể tiếp xúc với giường bệnh quá lâu.
Phòng ngừa bệnh uốn ván ở chó bằng cách nào
Do bệnh uốn ván không phải là bệnh phổ biến ở chó nên chúng không được tiêm phòng uốn ván thường xuyên. Vậy nên để phòng ngừa bệnh uốn ván có thể xảy ra chủ nuôi hãy thực hiện theo các khuyến cáo sau đây.
+ Nếu chó có xuất hiện các vết thương sâu, kín chủ nuôi cần kiểm tra vết thương, xử lý chống nhiễm trùng bằng cách sử dụng cồn sát trùng, băng bó vết thương lại bằng băng gạc sạch, hạn chế vết thương tiếp xúc với môi trường không được sạch sẽ.
+ Đối với chó con mới sinh ra, hãy sát trùng rốn chó sơ sinh bằng dung dịch cồn i-od 5%, dùng Panh kẹp cầm máu rốn cho tốt, không nên buộc chỉ cầm máu rốn.
+ Chủ nuôi có thể cho chó tiêm phòng vaccine uốn ván và giải độc tố uốn ván nếu chó bị vết thương bẩn dơ, sâu và kín.
+ Khi chó gặp tai nạn hãy đưa chó đến phòng khám để kiểm tra, xử lý vết thương
+ Chủ nuôi cũng nên chú ý quan sát và cẩn thận khi thả rông chó để hạn chế những vết thương, vết cắn, bỏng, tai nạn,… những vết thương không đáng có trên cơ thể.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Chó bị viêm khớp nhiễm khuẩn: nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả
+ Những bệnh về gan chó thường mắc phải
+ Bệnh Cushing ở chó nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị
+ Suy thận ở chó: nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
+ Suy thận mãn tính ở mèo: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.