Bật mí kinh nghiệm thay nước, bảo dưỡng hồ thủy sinh đúng chuẩn

12/3/2020 5:41:00 PM
Đối với những mới chơi thủy sinh sẽ gặp nhiều bối rối, không biết nên bắt đầu từ đâu, thời điểm nào thay nước, số lần thay nước trong hồ thủy sinh là hợp lý hay các bước thay nước, bảo dưỡng cần được thực hiện như thế nào mới đúng chuẩn.

 

Những người mới chưa có kinh nghiệm thay nước, bảo dưỡng hồ thủy sinh mới đầu thường chưa biết bắt đầu từ đâu và các bước nên thực hiện như nào? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết các bước thay nước, bảo dưỡng hồ thủy sinh đúng chuẩn được nhiều có kinh nghiệm bật mí.

Đối với những mới chơi thủy sinh sẽ gặp nhiều bối rối, không biết nên bắt đầu từ đâu, thời điểm nào thay nước, số lần thay nước trong hồ thủy sinh là hợp lý hay các bước thay nước, bảo dưỡng cần được thực hiện như thế nào mới đúng chuẩn.

Vì sao phải thay nước, bảo dưỡng hồ thủy sinh?

Thay nước, bảo dưỡng hồ thuy sinh không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho cá cảnh, tép cảnh phát triển, hồ thủy sinh trở nên đẹp hơn mà việc thay nước, bảo dưỡng còn mang lại nhiều lợi ích sau:

+ Thay nước cho hồ thủy sinh giúp loại bỏ các chất độc Nitrogen (NH4, NO32-, NO2-)

Các chất độc Nitrogen (NH4, NO32-, NO2-) gây hại cho cá cảnh trong hồ thủy sinh. Bởi khả năn hống chịu nitrat của cá không được tốt, nồng độ nitrat cao trong hồ khiến chúng căng thẳng, dễ bị stress, nhiễm bệnh, nhiễm nấm. Do đó, việc thay nước giúp loại bỏ các chất độc Nitrogen (NH4, NO32-, NO2-) trong hồ thủy sinh.

+ Thay nước cho hồ thủy sinh giúp loại bỏ, bổ sung các chất cần thiết

Hồ thủy sinh là hệ thống khép kín khác với môi trường ngoài tự nhiên. Ở bên trong hồ thủy sinh nơi tập trung các chất dinh dưỡng, hóa chất vào liên tục và tích tụ theo thời gian. Các khoáng chất được thêm  vào trong hồ thủy sinh trong quá trình cho cá cảnh ăn, chuyển hóa tự nhiên, qua bộ lọc, xử lý sinh học, cột nước.  Nhưng lâu dần lượng hóa chất đi vào theo những cách trên không đủ cân bằng với lượng hóa chất mất đi. Do đó dẫn đến việc chất lượng mất cân bằng, kém đi, rêu hại bắt đầu xuất hiện.

+ Cải tạo chất lượng nước

Việc thay nước thường xuyên giúp loại bỏ mùi hôi, ngả màu của nước trong hồ thủy sinh, tăng tính thẩm mỹ. Khi nước trong hồ thủy sinh được thay thường xuyên chất lượng nước được cải thiện từ đó sẽ đảm bảo khả năng chiếu sáng của đèn xuống đáy bể là tốt nhất, đảm bảo không xảy ra tình trạng tán xạ, khúc xạ,…

+ Thay nước giúp giảm những sản phẩm hữu cơ

Những sản phẩm hữu cơ trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng cá thải ra khiến chất lượng nước bị ảnh hưởng. Khi chất thải hữu cơ bị phá vỡ chúng sẽ sản sinh ra các sản phẩm nitơ, photpho, và các hóa chất khác khiến chất lượng nước trong hồ thủy sinh kém.

Hồ thủy sinh bao lâu cần thay nước?

Nếu thay nước quá thường xuyên dễ khiến chất lượng nước thay đổi liên tục gây ra tình trạng kéo chậm lại quá trình ổn định, sinh trưởng của hệ vi sinh vốn đang non nớt. Ngoài ra, việc thay nước quá nhiều, liên tục có thể dẫn đến việc thiếu hụt dinh dưỡng đối với những loài cây thủy sinh hấp thụ dinh dưỡng qua lá. Nhưng nếu thay nước quá ít sẽ khiến các chất độc Nitrogen, rêu hại bùng phát mạnh mẽ, chất lượng nước bị ảnh hưởng, tăng những sản phẩm hữu cơ,…Do đó thay nước cho hồ thủy sinh chỉ nên thực hiện thay từ 30-50% nước hồ mỗi 1-2 tuần. Việc thay nước còn phụ thuộc vào lượng cá cảnh thả trong hồ thủy sinh, công xuất, chất lượng của hệ thống lọc chứ không phụ thuộc vào kích thước, dung tích hồ thủy sinh.  Do đó, chúng tôi chia làm 3 mức độ thay nước cho các bạn tham khảo và ra quyết định đúng đắn:

+ Thay nước ít thôi: Bạn chỉ nên thay nước 1 lần/tuần

+ Thay nước đều đặn: Bạn cần thay nước 2 lần/tuần là hợp lý. Bởi đây là mức độ thay nước phổ biến với một hồ thủy sinh thông thường.

+ Thay nước nhiều lên: Điều này có nghĩa là bạn phải thay nước hàng ngày nhưng trường hợp này chỉ xảy ra trong một thời gian nhất định để tiêu diệt các loài rêu hại hay xử lý một trường hợp đặc thù nào đó.

Lượng nước cần thay là bao nhiêu?

+ Thay 10% nước trong hồ thủy sinh:

Thay 10% nước phù hợp với những hồ thủy sinh nhỏ. Bởi do thể tích bể quá nhỏ nên khi thay nước mới vào hồ, mọi sự thay đổi đều có phản ứng khá mạnh mẽ tới hệ sinh thái trong hồ. Nên chỉ cần thay 10% nước trong hồ là phù hợp nhất.

+ Thay 30%  trong hồ thủy sinh:

Thay 30% nước phù hợp với những bể thủy sinh có chiều dài từ 60-90cm. Lượng nước này kết hợp với mức độ thay nước đều đặn 2 lần/tuần là tần suất hợp lý để duy trì hồ thủy sinh

+ Thay 50% nước trong hồ thủy sinh:

Thay 50% nước trong hồ khi bạn đã thả cá cảnh ổn định, cá cảnh quen với hồ, cây trồng thủy sinh trong bể phát triển tốt.

+ Thay 80~90% nước trong hồ thủy sinh:

Thay lượng nước 80~90%  phù hợp với hồ thủy sinh setup theo phong cách iwagumi hoặc xử lý rêu hại, vấn đề cấp bách nào đó trong hồ. Lượng nước thay 80~90%  phù hợp với bể chưa thả cá cảnh, tép cảnh và có hệ thống lọc đủ lớn với khối lượng nước của bể.

+ Thay 100% nước trong hồ thủy sinh

Thay 100% nước trong hồ thủy sinh khi hồ xảy ra sự cố nào đó hoặc hồ nuôi mới setup xong.

Hướng dẫn chi tiết các bước thay nước, bảo dưỡng hồ thủy sinh

1. Thay nước

Bước 1: Dùng vợt chuyển cá cảnh, tép cảnh sang bể chứa khác hoặc bạn có thể dùng xô, chậu đều được. Nước trong bể chứa tạm thời phải có pH cần bằng với nước trong bể cũ để cá không bị sốc.

Bước 2: Loại bỏ lượng nước bẩn trong hồ thủy sinh cũ sau đó rửa sạch vật trang trí trong hồ bằng muối loãng và nước ẩm để loại bỏ hết bụi bẩn. Cọ rửa sạch sẽ bể cá, để khô hồ thủy sinh và vật trang trí trong hồ thủy sinhBước 3: Sau khi thay nước bể cá hoàn thiện tiến hành đưa cây cảnh, vật trang trí trở lại bể cũ, sắp xếp môi trường như ban đầu và đổ nước sạch đã qua xử lý vào bể. Nên đổ nức vào bể và để qua đêm trước khi cho cá cảnh vào lại bể cũ.

Những điều lưu ý khi thay nước:

+ Nước thay phải được khử sạch Clo

+ Khi thay nước nên hút nước, cặn bẩn ở tầng đáy hồ

+ Khi vào nước mới trong hồ nên vào nước nhẹ nhàng, tránh làm xáo trộn nền

2. Vớt lá cây, xác cá tép chết, thức ăn thừa trong hồ

Những lá cây, xác cá cảnh, tép cảnh, thức ăn thừa có thể lầm tăng lượng NH3 trong hồ, ô nhiễm, bùng nổ vi sinh làm mờ nước, đóng váng hồ, xuất hiện rêu hại do đó hàng ngày cần vớt bỏ lá cây, xác cá tép chết, thức ăn thừa trong hồ.

3. Ngắt lá già, yếu

Những  vị trí lá thủy sinh bị già yếu, tổn thương thường xuất hện rêu hại bám vào và phát triển. Do đó, hàng ngày bạn nên dành thời gian ngắn bỏ những lá già yếu để hạn chế sự phát triển của rêu hại.

4. Mẹo cho cá ăn hàng ngày

Lượng thức ăn hàng ngày phụ thuộc vào lượng cá trong hồ, tình trạng hồ, mục đích của người chơi. Những hồ thủy sinh đang cân bằng dinh dưỡng nên cho cá ăn 1 lượng vừa phải, còn nếu hồ bạn cần thêm nguồn Po4, Boron… thì nên cho cá ăn nhiều hơn. Sau khi cho cá cảnh ăn xong nên dùng vợt vớt hết thức ăn thừa rơi xuống đáy nền.

5. Quan sát kiểm tra cây cối, cá tép để xử lý kịp thời

Cây khi bị thiêu hay dư dinh dưỡng thì phát bệnh rất nhanh, rêu hại bùng phát cũng chỉ cần 1-2 ngày. Do đó bạn cần kiểm tra quan sát để phát hiện xử lý kịp thời.

6. Vệ sinh lọc và kiểm tra in out, dòng chảy

Nên vệ sinh lọc từ 1-2 tháng/lần, kiểm tra in out, dòng chảy có bị tắc ngẽn hay không để đảm bảo hồ được vận hành tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho cá cảnh phát triển.

7. Lau mặt trong kính hồ thủy sinh

Mặt kính của hồ thủy sinh sẽ có chút rêu hại bám vào kính gây mất thẩm mỹ bạn nên lau mặt trong kính thường xuyên để loại bỏ rêu hại. Bạn có thể sử dụng khăn vải sạch để lau mà không làm trầy kính.

8. Lau mặt ngoài kính

Mặt ngoài của kính tuy không tiếp xúc với nước nhưng lại tiếp xúc nhiều với bụi bẩn, gây mất thẩm mỹ. Do đó bạn hãy sử dụng khăn sạch thấm nước lau kính chuyên dụng để làm sạch bề mặt ngoài của kính.

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác