Vụ đổ trộm chất thải xuống biển: Yêu cầu doanh nghiệp tạm dừng hoạt động
Liên quan đến hành vi đổ trộm chất thải xuống vùng nuôi ngao trên địa bàn xã Hải Lộc, huyện Hậu Lộc, Sở NN&PTNT đã có báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về nguyên nhân ngao chết hàng loạt. Đồng thời, UBND huyện Hậu Lộc đã yêu cầu doanh nghiệp có dấu hiệu xả trộm chất thải trên biển tạm dừng hoạt động.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Thanh Hóa, từ năm 2014 đến nay, tình trạng ngao chết vẫn thường xuyên xảy ra. Riêng đợt ngao chết hàng loạt tại xã Hải Lộc, huyện Hậu Lộc, từ ngày 19/12/2016 đến ngày 12/1/2017, đã có 227 ha/241 hộ có ngao chết. Đến 1/2/2017, ngao nuôi không còn chết.
Ngao chết hàng loạt tại nhiều địa phương ven biển Thanh Hóa
Năm 2016, Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thực hiện 27 đợt lấy mẫu/27 mẫu nhuyễn thể; không thực hiện thu mẫu giám sát về môi trường nước, do vậy không cảnh báo được các nguy cơ về môi trường gây ảnh hưởng trực tiếp đến vùng nuôi.
Căn cứ vào các kết quả phân tích, đánh giá của các cơ quan, đơn vị chức năng về tình trạng ngao chết trong thời gian cuối tháng 12/2016 và đầu tháng 1/2017, Sở NN&PTNT Thanh Hóa xác định nguyên nhân ngao chết không phải do dịch bệnh; ngao không bị nhiễm tảo độc, kim loại nặng độc hại, do đó, sản phẩm ngao tại vùng nuôi Hải Lộc vẫn đảm bảo các chỉ tiêu an toàn thực phẩm. Một số mẫu phân tích có chỉ tiêu cơ bản cao hơn giới hạn cho phép đối với nuôi trồng thủy sản như: NH4, sắt tổng số, coliform; nhưng không thể gây ngao chết hàng loạt.
Ngao nuôi chết hàng loạt do kết hợp giữa hai yếu tố: Thứ nhất, ngao nuôi với mật độ quá cao nên ngao rất gầy và yếu do sự cạnh tranh nguồn thức ăn và không gian sống nên khi gặp môi trường xấu và biến động mạnh, ngao dễ bị sốc và chết. Thứ hai là điều kiện kiện thời tiết, khí hậu và chế độ thuỷ triều vùng Hòn Nẹ trong khoảng thời gian từ ngày 10/12/2016 đến hết tháng 12/2016 có sự biến động rất lớn. Do sự biến động lớn về nhiệt độ giữa ngày và đêm, nhiệt độ xuống thấp vào ban đêm trùng với thời gian phơi bãi ngao kết hợp với ngao yếu đã gây hiện tượng ngao chết hàng loạt.
Nhiều hộ nuôi ngao lao đao vì ngao chết hàng loạt
Đồng thời, kết quả phân tích đánh giá điều kiện môi trường trong thời gian ngao chết cho thấy, 9 mẫu nước thu tại vùng nuôi ngao Hải Lộc, gồm: Các chỉ tiêu nhiệt độ, nước, pH, độ muối, độ kiềm, COD, Sắt tổng, NH4-N, NH3, NO2-N, PO4-P, H2S đều có giá trị nằm trong giới hạn cho phép theo Quy chuẩn Việt Nam (QCVN 10-MT: 2015/BTNMT) và phù hợp với môi trường nuôi thủy sản nước mặn lợ. Kết quả phân tích 4 mẫu trầm tích (mẫu bùn bãi nuôi) thu tại vùng nuôi ngao Hải Lộc, gồm các chỉ tiêu: pH trầm tích, thế ôxy hóa - khử, tổng C hữu hiệu, tổng N hữu hiệu và tổng P hữu hiệu đều có giá trị thấp, không ảnh hưởng xấu tới môi trường nuôi.
Còn kết quả phân tích tảo độc hại từ 4 mẫu nước thu tại vùng nuôi ngao Hải Lộc đã phát hiện thấy sự có mặt của một loài tảo độc hại thuộc ngành tảo Dinophyta nhưng có mật độ rất thấp, dao động từ 6-12 tb/l. Từ đó, ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa đưa ra nhận định chung, yếu tố môi trường nuôi cơ bản đảm bảo yêu cầu đối với nuôi ngao.
UBND huyện Hậu Lộc cũng đã tiến hành kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở chế biến, kinh doanh thủy sản trên địa bàn một số xã. Kết quả kiểm tra cho thấy, trên địa bàn xã Hải Lộc có 31 cơ sở sơ chế, chế biến hải sản. Trong đó, có 2 cơ sở chế biến có quy mô lớn và 29 hộ gia đình. Hầu hết các cơ sở đều chưa có hệ thống xử lý chất thải. Nước thải từ hoạt động sơ chế, chế biến hải sản đều chưa qua xử lý, thải trực tiếp vào hệ thống tiêu thoát nước chung và chảy ra biển. Đặc biệt, có 12 hộ hoạt động sơ chế hải sản ngay trên mái đê và thải trực tiếp nước thải, chất thải xuống biển.
Người dân bắt được đối tượng có hành vi đổ chất thải trên biển
Cũng qua kiểm tra, đã phát hiện doanh nghiệp tư nhân Hoàng Văn Thắng có dấu hiệu đổ trộm chất thải trên biển. UBND huyện Hậu Lộc đã yêu cầu doanh nghiệp này tạm dừng hoạt động sơ chế thủy sản, giao Công an huyện điều tra, làm rõ các vi phạm.
Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã kiến nghị UBND tỉnh Thanh Hóa giao Công an tỉnh khẩn trương điều tra, làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật trong việc đổ chất thải ra khu vực bãi ngao tại xã Hải Lộc vào ngày 31/12/2016.
Suckhoecuocsong.com.vn (Nguồn Dân trí)
Các tin khác
-
Bảng Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU theo luật lao động mới từ 2025
Từ 7/1 năm 2025, người lao động trong điều kiện lao động bình thường sẽ có độ tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam và lao động nữ sẽ như thế nào theo luật lao động mới áp dụng. -
Tối ưu nguồn năng lượng để bảo vệ môi trường
Với tốc độ phát triển chung trên thế giới hiện nay, nhu cầu về năng lượng là rất lớn, rất quan trọng. Nhưng việc khai thác, sử dụng và biến đổi năng lượng cũng là một yêu tố tác động xấu đến môi trường. -
Điều kiện, giấy tờ cần có để lên máy bay từ ngày 10/10
Sau khi bàn bạc thống nhất các phương án, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 1776/QĐ-BGTVT về quy định tạm thời triển khai các đường bay nội địa chở hành khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 hạn chế lây lan. -
Hà Nội cho phép thể dục ngoài trời, mở cửa trung tâm thương mại, thời trang, hóa mỹ phẩm
Từ ngày 28/9, UBND Hà Nội cho phép người dân thể dục, thể thao ngoài trời nhưng không được tập trung quá 10 người. Trung tâm thương mại (các cửa hàng ăn uống chỉ được phép bán mang về) và cửa hàng may mặc, thời trang, hóa mỹ phẩm cũng được mở cửa. -
Quy trình cấp giấy đi đường tại Hà Nội từ ngày 6/9 theo hướng dẫn của Công An Tp Hà Nội
Từ ngày 6/9 tại Hà Nội, có 6 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường tại "vùng đỏ", là nơi tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng. -
Danh sách số điện thoại hỗ trợ nhu yếu phẩm tại TP.HCM
Những người lao động có hoàn cản khó khăn cần hỗ trợ về các nhu yếu phẩm thiết yếu có thể liên hệ tới các số điện thoại các Trung tâm an sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh -
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Chỉ thị 10 của TP Hồ Chí Minh trong dịch COVID-19
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 như thế nào? -
Khủng khiếp: Đồ chơi LEGO có thể tồn tại 1.300 năm dưới đại dương
Nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Ô nhiễm môi trường vào ngày 29/2/2020, tập trung vào những viên nhựa của bộ đồ chơi LEGO trôi dạt vào bờ biển phía Tây Nam nước Anh. -
Quản lý và xử lý chất thải rắn
Xử lý rác thải phổ biến ở Việt Nam hiện nay có một số mô hình: đốt rác phát điện, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân vi sinh, chôn lấp, điện khí hóa và đốt rác thông thường.