Virus bệnh bạch cầu ở mèo (virus FelV): dấu hiệu, chăm sóc và phòng ngừa

5/31/2021 11:17:00 AM
Bệnh bạch cầu làm suy yếu hệ thống miễn dịch khiến mèo dễ mắc nhiều bệnh nhiễm trùng, bệnh tật như: bệnh thiếu máu, bệnh thận, bạch huyết, một loại ung thư hệ bạch huyết rất ác tính có thể gây tử vong.

 

Bệnh bạch cầu ở mèo: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị

Bệnh bạch cầu được phát hiện lần đầu tiên vào những năm 1960, virus bệnh bạch cầu ở mèo là một loại virus RNA retrovirus có thể truyền được, có thể ức chế nghiêm trọng hệ thống miễn dịch của mèo. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất được chẩn đoán gây bệnh, tử vong ở mèo. Virus không phải lúc nào cũng biểu hiện các triệu chứng ngay lập tức, bất kỳ con mèo nào đều phải được xét nghiệm FeLV trước khi đưa về nhà nuôi.

Bệnh bạch cầu làm suy yếu hệ thống miễn dịch khiến mèo dễ mắc nhiều bệnh nhiễm trùng, bệnh tật như: bệnh thiếu máu, bệnh thận, bạch huyết, một loại ung thư hệ bạch huyết rất ác tính có thể gây tử vong.

Những con mèo dưới một tuổi dễ bị nhiễm virus nhất. Những con mèo khỏe mạnh khi sống cùng với những con mèo bị nhiễm virus bệnh bạch cầu trong khi chơi đùa chúng bị cắn dễ có nguy cơ nhiễm bệnh hay những con mèo con được sinh ra từ mẹ dương tính với FeLV có nguy cơ bị nhiễm trùng cao nhất

Virus FeLV (Virus bệnh bạch cầu) được phát tán trong nhiều chất dịch cơ thể như: nước bọt, dịch tiết mũi, nước tiểu, phân, máu.

Virus bệnh bạch cầu lây truyền phổ biến nhất qua tiếp xúc trực tiếp, chải chuốt lẫn nhau và qua việc dùng chung hộp rác, bát đựng thức ăn, nước uống, ổ nằm, khay vệ sinh, truyền qua tử cung, sữa mẹ, vết cắn, vết xước.

Những con mèo khỏe mạnh trên ba tháng tuổi, đã được tiêm phòng  virus FeLV sẽ rất ít có khả năng bị lây nhiễm virus từ một con mèo khác.

Virus bệnh bạch cầu ở mèo (virus FelV): dấu hiệu, chăm sóc và phòng ngừa

Dấu hiệu virus bệnh bạch cầu ở mèo (virus FelV)

Có một số con mèo có thể bị nhiễm bệnh mà không có biểu hiện gì. Những con mèo khác có thể những dấu hiệu điển hình như:

+ Chán ăn, sụt cân

+ Abcesses

+ Hôn mê

+ Sốt

+ Nướu nhợt nhạt, nướu bị viêm

+ Nhiễm trùng đường hô hấp trên

+ Tiêu chảy, nôn mửa

+ Co giật

+ Bệnh da mãn tính

+ Thay đổi hành vi

+ Suy hô hấp

+ Hạch bạch huyết mở rộng

+ Các vấn đề về sinh sản (mèo cái)

+ Vàng da

+ Thị lực bị giảm, xuất hiện các vấn đề về mắt khác

Chẩn đoán vius bệnh bạch cầu ở mèo (virus FelV)

Để chẩn đoán virus bệnh bạch cầu các bác sĩ sử dụng xét nghiệm ELISA (xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết với enzym), xét nghiệm này phát hiện kháng nguyên của vi rút FELV trong máu.

Các xét nghiệm khác như xét nghiệm IFA (kháng thể huỳnh quang gián tiếp), xét nghiệm PCR (phản ứng chuỗi polymerase).

Hướng dẫn cách chăm sóc mèo mắc vius bệnh bạch cầu ở mèo (virus FelV)

+ Cho mèo ăn một chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng, không có thịt sống, trứng, các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng, vì có thể chứa vi khuẩn, ký sinh trùng và dẫn đến nhiễm trùng.

+ Cung cấp một nơi yên tĩnh để mèo của bạn nghỉ ngơi trong nhà, tránh xa những con mèo khác trong nhà để tránh bị nhiễm bệnh

+ Đưa mèo đến bác sĩ thú y 6 tháng/lần để kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm máu.

+ Không nên đưa một con mèo mới chưa nhiễm bệnh vào nhà, kể cả một con mèo đã được tiêm phòng FeLV đúng cách.

+ Vệ sinh sạch sẽ bát đựng thức ăn, nước uống, khay vệ sinh, hãy cho mèo ăn riêng từng bát đựng thức ăn, tránh cho mèo ăn chung.

Hiện tại không có cách chữa khỏi virus bệnh bạch cầu (virus FeLV, ước tính rằng ít hơn 20% mèo bị nhiễm bệnh lâm sàng sống sót sau hơn ba năm nhiễm bệnh tích cực.

Trong trường hợp những con mèo bị ung thư, hóa trị có thể giúp kéo dài tuổi thọ, nhưng điều trị thường tập trung vào việc mang lại chất lượng cuộc sống tốt nhất cho mèo.

Phòng ngừa vius bệnh bạch cầu ở mèo (virus FelV)

Hiện có một loại vaccine dành cho những con mèo có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu. Giống như tất cả các loại vaccine, có những rủi ro liên quan đến việc tiêm chủng, vaccine không đảm bảo 100% chống lại nhiễm trùng. Bác sĩ thú y có thể đánh giá tốt nhất liệu loại vắc xin này có phù hợp với mèo hay không.

Như với bất kỳ bệnh truyền nhiễm nào, cách phòng ngừa tốt nhất là loại bỏ các nguồn phơi nhiễm. Kiểm tra virus FeLV định kỳ, giữ mèo ở trong nhà, tránh xa những con mèo không rõ tình trạng FeLV vẫn là cách tốt nhất để ngăn mèo tránh bị nhiễm bệnh.

Suckhoecuocsong.vn (Lược dịch)

Các tin khác