Việc nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất còn nhiều bất cập
Sau khi Hội đồng Điều phối giờ hạ, cất cánh tại các cảng hàng không sân bay Việt Nam thông báo thời gian hạn chế khai thác đường băng 25R/07L để nâng cấp sân bay, các hãng hàng không đã lên tiếng phản ứng, vì có nguy cơ phải đổi lịch bay của cả triệu hành khách.
Theo đó, trong khung 6-18h hằng ngày, sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM) đạt mức 30-32 lần cất, hạ cánh mỗi giờ; vào dịp cao điểm có thể lên tới 39 lần mỗi giờ. Tuy nhiên nếu áp dụng giới hạn khai thác, số lượt hạ cất cánh mỗi giờ sẽ chỉ còn ở mức cố định 35 lần/giờ, giảm ít nhất 5 lần/giờ so với thông thường. Chỉ tính sơ trong vòng 12 giờ hoạt động (6h-18h mỗi ngày), các hãng sẽ thiếu hụt tổng cộng 60 chuyến bay. Nếu chỉ tính loại máy bay cỡ trung bình Airbus A320 với 180 ghế, mỗi ngày có hơn 10.000 khách bị ảnh hưởng. Tính ra, suốt thời gian thi công công trình sẽ có hơn 1 triệu khách có thể không bay được.
Khu vực dự kiến mở rộng đường băng
Đặc biệt, trong thời gian dự kiến thi công, lượng khách đi máy bay cao hơn 20-30% so với các tháng thấp điểm. Do đó, thi công đường lăn không chỉ khiến các hãng hàng không mà ngay cả sân bay cũng thất thu lớn.
Hiện mỗi hành khách đi máy bay nộp 120.000 đồng lệ phí sân bay, mỗi ngày sân bay mất 12 tỷ đồng. Còn trong thời gian thi công, các hãng hàng không cũng sẽ mất khoảng 1.500 tỷ đồng doanh thu, chưa kể thuế VAT.
Đại diện một hãng hàng không cho biết, họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn do lịch bay đã được mở bán từ vài tháng trước. “Tiền vé cũng thu về rồi, lịch bay của khách đã công bố”.
Đại diện một hãng hàng không cho rằng, nên lùi khoảng thời gian thi công sang tháng 8/2015, vì mùa hè là mùa cao điểm phục vụ học sinh, sinh viên đi thi, người dân đi du lịch, nghỉ mát. Còn nếu buộc phải sửa chữa thì nâng số lần cất, hạ cánh lên hơn con số 25 lần một giờ mới đảm bảo bớt thiệt hại cho họ.
Cục Hàng không Việt Nam cho rằng, thời điểm đó là mùa mưa, không thể thực hiện việc sửa chữa. Cục đang cân nhắc phương án nâng số lần cất hạ cánh cao hơn 25 lượt mỗi giờ.
Nhìn nhận việc hạn chế khai thác bay sẽ ảnh hưởng mạnh đến kế hoạch khai thác của các hãng, Cục Hàng không cho biết sẽ phối hợp với Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam ACV, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) và các hãng hàng không để tính toán lại nhằm đưa ra phương án khả thi nhất.
Quang Phong - Skcs.vn (tổng hợp)
Các tin khác
-
Bảng Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU theo luật lao động mới từ 2025
Từ 7/1 năm 2025, người lao động trong điều kiện lao động bình thường sẽ có độ tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam và lao động nữ sẽ như thế nào theo luật lao động mới áp dụng. -
Tối ưu nguồn năng lượng để bảo vệ môi trường
Với tốc độ phát triển chung trên thế giới hiện nay, nhu cầu về năng lượng là rất lớn, rất quan trọng. Nhưng việc khai thác, sử dụng và biến đổi năng lượng cũng là một yêu tố tác động xấu đến môi trường. -
Điều kiện, giấy tờ cần có để lên máy bay từ ngày 10/10
Sau khi bàn bạc thống nhất các phương án, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 1776/QĐ-BGTVT về quy định tạm thời triển khai các đường bay nội địa chở hành khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 hạn chế lây lan. -
Hà Nội cho phép thể dục ngoài trời, mở cửa trung tâm thương mại, thời trang, hóa mỹ phẩm
Từ ngày 28/9, UBND Hà Nội cho phép người dân thể dục, thể thao ngoài trời nhưng không được tập trung quá 10 người. Trung tâm thương mại (các cửa hàng ăn uống chỉ được phép bán mang về) và cửa hàng may mặc, thời trang, hóa mỹ phẩm cũng được mở cửa. -
Quy trình cấp giấy đi đường tại Hà Nội từ ngày 6/9 theo hướng dẫn của Công An Tp Hà Nội
Từ ngày 6/9 tại Hà Nội, có 6 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường tại "vùng đỏ", là nơi tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng. -
Danh sách số điện thoại hỗ trợ nhu yếu phẩm tại TP.HCM
Những người lao động có hoàn cản khó khăn cần hỗ trợ về các nhu yếu phẩm thiết yếu có thể liên hệ tới các số điện thoại các Trung tâm an sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh -
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Chỉ thị 10 của TP Hồ Chí Minh trong dịch COVID-19
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 như thế nào? -
Khủng khiếp: Đồ chơi LEGO có thể tồn tại 1.300 năm dưới đại dương
Nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Ô nhiễm môi trường vào ngày 29/2/2020, tập trung vào những viên nhựa của bộ đồ chơi LEGO trôi dạt vào bờ biển phía Tây Nam nước Anh. -
Quản lý và xử lý chất thải rắn
Xử lý rác thải phổ biến ở Việt Nam hiện nay có một số mô hình: đốt rác phát điện, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân vi sinh, chôn lấp, điện khí hóa và đốt rác thông thường.