Vệ sinh tai cho mèo, những điều cần lưu ý
Việc vệ sinh tai, kiểm tra định kỳ tai mèo là điều cần thiết cho sức khỏe của mèo. Mặc dù mèo có khả năng tự làm sạch đôi tai của chúng nhưng sẽ không thể làm sạch hoàn toàn bên sâu trong tai, nóvẫn cần có sự trợ giúp của chúng ta. Tai mèo có cấu tạo khác với tai chúng ta do đó khi vệ sinh tai mèo cần đặc biệt lưu tâm.
Bao lâu thì nên vệ sinh tai cho mèo 1 lần?
Theo như các bác sĩ thú y không có số lần cụ thể về việc vệ sinh tai mèo. Nhưng một tháng bạn phải kiểm tra tai mèo một lần để đảm bảo không có vấn đề gì bất thường xảy ra. Nếu phát hiện tai mèo bị bẩn thì cần vệ sinh tai cho chúng hoặc có dấu hiệu bất thường, hãy lập tức tìm gặp bác sĩ thú y để kiểm tra đánh giá kỹ lưỡng hơn.
Cấu tạo tai mèo
Cấu tạo tai mèo khá giống với cấu tạo tai của một số loài động vật có vú khác. Tai mèo bao gồm 3 vùng cấu trúc là tai ngoài, tai giữa và cuối cùng là tai trong.
Tai ngoài được tạo thành từ loa tai (hình tam giác) và ống tai. Lao tai đóng vai trò là thu sóng âm thanh và đưa xuống kênh tai vào tai giữa.
Tai giữa có màng nhĩ, xương nhỏ gọi là xương cốt, rung theo sóng âm và truyền những rung động này vào tai trong. Cấu trúc tai giữa có vách ngăn ngăn tai giữa thành 2 ngăn riêng biệt
Ở tai trong, các tế bào cảm giác di chuyển và uốn cong làm các tín hiệu di chuyển đến dây thần kinh thính giác đến não để xử lý. Tai trong cũng chứa hệ thống thống tiền đình, cung cấp cảm giác cân bằng và định hướng không gian.
Khi mèo con mới chào đời loa tai, ống tai của chúng sẽ không hoạt động. Chúng sẽ bắt đầu nghe những âm thanh nhỏ nhẹ trong vài tuần sau khi được sinh.
Khả năng nghe của mèo đều phụ thuộc vào bề mặt thu thập thông tin của tai ngoài. Nếu phần tai ngoài chứa nhiều bụi bẩn, ráy tai, bị rận tai thì khả năng ngănngăn cản âm thanh không được truyền đi đến phần não là hoàn toàn xảy ra. Do chúng ta không thể vệ sinh sạch phần tai giữa và tai trong của mèo nên chúng ta chỉ có thể vệ sinh sạch phần tai ngoài, giữ cho phần tai ngoài không chứa bụi bẩn, ráy tai.
Cách kiểm tra tai mèo
Thông thường chúng ta chỉ có thể nhìn thấy phần bên ngoài của tai mèo mà không thể quan sát bên trong ống tai hoặc màng nhĩ vì tai mèo có cấu tạo hình chữ L. Để kiểm tra được tai của mèo bạn không cảm thấy khó chịu bạn hãy chọn thời điểm mèo buồn ngủ, đang cần sự chú ý,…Cách kiểm tra tai thực hiện như sau:
Bước 1: Giữ mèo nằm yên trên đùi của bạn và nắm nhẹ phần chóp tai và nhẹ nhàng xoay ráy tai từ trong ra ngoài cho đến khi bạn có thể thấy rõ bên trong.
Bước 2: Sử dụng đèn soi tai chuyên dụng để có thể quan sát sâu bên trong tai mèo.
Bước 3: Xác định mèo có cần vệ sinh tai hay không. Nếu tai mèo có màu hồng nhạt, ít ráy tai và bụi bẩn, không có mùi hôi, rận tai, mảnh vụn thì chúng ta không cần vệ sinh tai mèo và ngược lại.
Chuẩn bị vệ sinh tai cho mèo
+ Tăm bông hoặc băng gạc sạch
+ Các loại thuốc làm sạch tai hoặc nước cất, nước tinh khiết
+ Dụng cụ nhỏ tai, khăn sạch, đèn pin chuyên dụng.
Các bước vệ sinh tai cho mèo
Bước 1: Nhẹ nhàng kéo tai mèo ra và nhỏ từ từ dung dịch làm sạch vào ống tai mèo
Bước 2: Dùng tay xoa bóp tai mèo ở vị trí điểm nối giữa phần tai giữa và đầu của chúng, kéo dài khoảng 5 đến 10 giây.
Bước 3: Trước khi buông đầu mèo ra để chúng lắc đầu mạnh
Bước 4: Sử dụng băng gạc có tấm nước làm sạch tai cho vào tai mèo lau chùi sạch các bụi bẩn, ráy tai bên trong.
Những điều lưu ý quan trọng khi vệ sinh tai cho mèo
+ Hạn chế sử dụng tăm bông để vệ sinh tai mèo. Bởi tăm bông có kích thước nhỏ có thể dễ dàng gây tổn thương cho tai mèo. Chỉ sử dụng tăm bông các nếp gấp, lớp vàng ở vành tai ngoài.
+ Không phải con mèo nào cũng thích việc người khác ngoáy tai cho chúng nhất là với những con mèo luôn lo lắng, sợ hãi khi trải qua quá trình vệ sinh tai.
+ Trước khi vệ sinh tai mèo hãy làm cho mèo của bạn có được cảm giác an tâm, thoải mái, thư giãn nhất.
+ Cần chuẩn bị dụng cụ đầy đủ trước khi vệ sinh tai để quá trình vệ sinh diễn ra ngắn và nhanh.
+ Chuẩn bị không gian thoải mái để vệ sinh tai cho mèo, tránh gần nơi phát ra tiếng ồn.
+ Nên bọc mèo vào một chiếc chăn hoặc khăn bông để giúp mèo của bạn cảm thấy thoải mái hơn.
+ Trước khi vệ sinh tai mèo cần quan sát cẩn thận, tỉ mỉ bên trong tai của mèo.
+ Cần chú ý bất kỳ mùi hôi nào phát ra từ bên trong tai mèo và xung quanh vành tai ngoài.
Hy vọng với những chia sẻ trên bài viết các bạn đã nắm được cách vệ sinh tai cho mèo đúng cách ngay tại nhà.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.