Vấn nạn trao giải thưởng: Thật giả lẫn lộn
Doanh nghiệp dù chưa có sản phẩm bán ra thị trường cũng được Ban tổ chức giải "Thương hiệu thực phẩm an toàn tin dùng 2016" mời vinh danh. Điều đáng lo ngại là có những doanh nghiệp được nhận giải đúng ngày cấp phép hoạt động kinh doanh cho thấy từ khâu nộp hồ sơ, tham gia xét tuyển đến được vinh danh chỉ trong chớp mắt. Thậm chí các doanh nghiệp chưa kịp biết nội dung và hình thức chương trình như thế nào thì đã được giải thưởng. Bởi vậy, câu hỏi được đặt ra là “ vấn nạn trao giải thưởng tràn lan thật giả lẫn lộn có phải là do luật pháp chưa nghiêm”
Thời gian gần đây, việc thực phẩm nào sạch, an toàn đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng. Nắm bắt được nhu cầu đó, nhiều đơn vị đã tổ chức cuộc khảo sát để vinh danh các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
”Thương hiệu thực phẩm an toàn tin dùng’ là một ví dụ điển hình.Một cuộc thi “có vấn đề” từ tất cả các khâu: đối tượng tham gia, cuộc khảo sát người tiêu dùng, hội đồng khảo sát đến chi phí thu từ doanh nghiệp.Bởi vậy “Ngơ ngác” là từ chính xác nhất dùng để diễn tả cảm xúc của đối tượng tham gia. Khi mà doanh nghiệp vừa mới thành lập, còn chưa đi vào hoạt động thì lấy đâu ra sản phẩm để vinh danh đúng vào ngày doanh nghiệp nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh?
Tiếp theo, cách Ban tổ chức mời Hội đồng khảo sát cũng “hồn nhiên” không kém. Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Bộ Công thương trên danh nghĩa là thành phần chính của Hội đồng chấm thi thì lại trả lời rằng chưa hề nhận được bất cứ một văn bản nào về chương trình “hoàng tráng” này.
Giải đáp về vấn đề này, ban tổ chức giải thích: “Bên Hội chúng tôi đã có công văn gửi đi và nếu không có phản hồi tức là chúng ta cứ hiểu là người ta đồng ý với chương trình”.Đáng nói hơn cả trong lễ trao giải còn có sự góp mặt của những gương mặt mà người tiêu dùng đã từng tẩy chay. Điển hình nhất là Tân Hiệp Phát với vụ việc con ruồi trong chai nước.
Theo thông tư hướng dẫn việc xử lý các vi phạm này được xem là khá nhẹ, hình thức xử phạt gồm cảnh cáo, phạt tiền hay hủy kết quả xét danh hiệu chưa đủ sức răn đe. Hi vọng cơ quan chức năng sẽ có biện pháp mạnh tay hơn nữa để xóa bỏ tình trạng trên.
Suckhoecuocsong.com.vn (Theo vtv)
Các tin khác
-
Bảng Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU theo luật lao động mới từ 2025
Từ 7/1 năm 2025, người lao động trong điều kiện lao động bình thường sẽ có độ tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam và lao động nữ sẽ như thế nào theo luật lao động mới áp dụng. -
Tối ưu nguồn năng lượng để bảo vệ môi trường
Với tốc độ phát triển chung trên thế giới hiện nay, nhu cầu về năng lượng là rất lớn, rất quan trọng. Nhưng việc khai thác, sử dụng và biến đổi năng lượng cũng là một yêu tố tác động xấu đến môi trường. -
Điều kiện, giấy tờ cần có để lên máy bay từ ngày 10/10
Sau khi bàn bạc thống nhất các phương án, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 1776/QĐ-BGTVT về quy định tạm thời triển khai các đường bay nội địa chở hành khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 hạn chế lây lan. -
Hà Nội cho phép thể dục ngoài trời, mở cửa trung tâm thương mại, thời trang, hóa mỹ phẩm
Từ ngày 28/9, UBND Hà Nội cho phép người dân thể dục, thể thao ngoài trời nhưng không được tập trung quá 10 người. Trung tâm thương mại (các cửa hàng ăn uống chỉ được phép bán mang về) và cửa hàng may mặc, thời trang, hóa mỹ phẩm cũng được mở cửa. -
Quy trình cấp giấy đi đường tại Hà Nội từ ngày 6/9 theo hướng dẫn của Công An Tp Hà Nội
Từ ngày 6/9 tại Hà Nội, có 6 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường tại "vùng đỏ", là nơi tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng. -
Danh sách số điện thoại hỗ trợ nhu yếu phẩm tại TP.HCM
Những người lao động có hoàn cản khó khăn cần hỗ trợ về các nhu yếu phẩm thiết yếu có thể liên hệ tới các số điện thoại các Trung tâm an sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh -
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Chỉ thị 10 của TP Hồ Chí Minh trong dịch COVID-19
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 như thế nào? -
Khủng khiếp: Đồ chơi LEGO có thể tồn tại 1.300 năm dưới đại dương
Nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Ô nhiễm môi trường vào ngày 29/2/2020, tập trung vào những viên nhựa của bộ đồ chơi LEGO trôi dạt vào bờ biển phía Tây Nam nước Anh. -
Quản lý và xử lý chất thải rắn
Xử lý rác thải phổ biến ở Việt Nam hiện nay có một số mô hình: đốt rác phát điện, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân vi sinh, chôn lấp, điện khí hóa và đốt rác thông thường.