Từ ngày 1/9 Hà Nội triển khai 16 tuyến đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm
Bắt đầu từ ngày 1/9, quanh hồ Hoàn Kiếm sẽ có 16 tuyến phố đi bộ dịp cuối tuần, áp dụng từ 19 - 24 giờ ba ngày thứ 6, thứ 7 và Chủ nhật. Người dân ở khu vực cấm được cấp giấy ra vào nhưng phải dắt bộ xe.
Chiều 29/8, Phòng CSGT (PC67) Công an Hà Nội tổ chức họp thông báo kế hoạch phân luồng giao thông phục vụ tổ chức thí điểm không gian đi bộ khu vực hồ Gươm và phụ cận kể từ ngày 1/9 tới.
Theo đó, không gian đi bộ khu vực hồ Gươm sẽ được diễn ra từ 19 giờ ngày thứ 6 đến 24 giờ ngày chủ nhật hàng tuần, các ngày Tết, ngày Lễ lớn trong năm và bắt đầu thí điểm từ ngày 1-9 đến hết năm 2016. Trong thời gian này, 40 tuyến phố trung tâm cũng bị cấm toàn bộ phương tiện cơ giới, thô sơ.
Đối với các ngày tổ chức không gian đi bộ, Phòng CSGT Hà Nội cho biết sẽ phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức cấm toàn bộ phương tiện cơ giới và thô sơ hoạt động trên các tuyến phố như: Đinh Tiên Hoàng, Lê Lai (đoạn từ Lý Thái Tổ đến Đinh Tiên Hoàng), Lê Thạch, Đinh Lễ, Nguyễn Xí, Tràng Tiền (đoạn từ Ngô Quyền đến Đinh Tiên Hoàng), Hàng Khay, Lê Thái Tổ (một nửa đường phía Hồ Hoàn Kiếm đoạn từ Hàng Trống đến Hàng Khay), Phố Hồ Hoàn Kiếm, Lò Sũ (đoạn từ Hàng Dầu đến Đinh Tiên Hoàng), Hàng Dầu (đoạn từ ngã tư Lò Sũ - Hàng Dầu đến Đinh Tiên Hoàng), khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Trần Nguyên Hãn (đoạn từ Lý Thái Tổ đến Đinh Tiên Hoàng), Lương Văn Can (đoạn từ ngõ Hàng Hành đến Lê Thái Tổ), Bảo Khánh (đoạn từ ngõ Bảo Khánh đến Lê Thái Tổ), Hàng Bài (đoạn từ Hai Bà Trưng đến Tràng Tiền).
Ngoài ra, cấm xe ô tô và các loại xe tương tự hoạt động trên phố Bảo Khánh (đoạn từ Hàng Trống đến Ngõ Bảo Khánh), Phố Lương Văn Can (đoạn từ Lương Văn Can - Hàng Gai đến ngõ Hàng Hành), Ngõ Bảo Khánh, Ngõ Hàng Hành.
Các phương tiện khác lưu thông bình thường. Riêng phần đường bên phải tuyến phố Lê Thái Tổ (tiếp giáp với Hồ Hoàn Kiếm) đoạn từ Hàng Trống đến Hàng Khay các phương tiện lưu thông bình thường.
Theo kế hoạch, PC67 phối hợp Trung đoàn cảnh sát cơ động, Phòng cảnh sát trật tự và Công an quận Hoàn Kiếm tổ chức hơn 360 chốt cảnh sát đảm bảo an toàn giao thông và an ninh trật tự quanh khu vực đi bộ.
Đại tá Đào Vịnh Thắng - Trưởng Phòng CSGT cho biết, đối với những người dân có nhà ở trong khu vực bị cấm, họ được UBND và Công an quận Hoàn Kiếm cấp giấy ra vào và miễn phí nếu gửi xe. “Nếu đi xe máy, người dân sẽ phải dắt bộ đi qua các tuyến phố bị cấm gần nhất để về nhà; còn người có ôtô bắt buộc phải gửi phương tiện ở phía ngoài”, đại tá Thắng chia sẻ.
Trong thời gian thí điểm đến hết năm 2016, các lực lượng làm nhiệm vụ sẽ tuyên truyền, nhắc nhở và không xử phạt người dân để đảm bảo ATGT. Tuy nhiên, người điều khiển phương tiện cố tình vi phạm các lỗi về mũ bảo hiểm, chở quá số người, gây cản trở giao thông hoặc lỗi về nồng độ cồn vẫn bị CSGT xử lý nghiêm.
Đại tá Thắng cho hay, thời gian làm nhiệm vụ của CSGT chủ yếu là ban đêm để chốt chặn tại các điểm cấm đường. Do đó, PC67 sẽ thí điểm 400 áo và gậy phát sáng, chiếu đèn LED. Ngoài ra ông cũng cho biết thêm “Áo và gậy đặc biệt này có đèn nhấp nháy, nhiều màu sắc và chạy pin tích điện có thể sử dụng được nhiều giờ liền”,
Nói về khó khăn với các phương tiện lưu thông ngày cuối tuần, đại tá Thắng chia sẻ, có một số tuyến phố lớn, dài quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm các phương tiện vẫn đi lại bình thường. Kế hoạch chỉ cấm các tuyến đường chủ yếu trong khu vực phố cổ.
Ngoài ra, nếu xảy ra tình trạng ùn tắc, lực lượng chức năng có thể linh hoạt tổ chức 2 chiều đi lại trên một số tuyến phố trước đây vẫn quy định 1 chiều.
Bên cạnh đó, Sở GTVT Hà Nội cũng đã bố trí gần 80 điểm đỗ để trông giữ ôtô, xe đạp, xe máy với diện tích trên 17.000 m2.“Nếu quanh khu vực đi bộ xảy ra ùn tắc, PC67 sẽ chỉ đạo các Đội CSGT phân luồng từ xa, hạn chế phương tiện vào trung tâm”, đại tá Thắng cho biết thêm.
Tổng hợp
Các tin khác
-
Bảng Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU theo luật lao động mới từ 2025
Từ 7/1 năm 2025, người lao động trong điều kiện lao động bình thường sẽ có độ tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam và lao động nữ sẽ như thế nào theo luật lao động mới áp dụng. -
Tối ưu nguồn năng lượng để bảo vệ môi trường
Với tốc độ phát triển chung trên thế giới hiện nay, nhu cầu về năng lượng là rất lớn, rất quan trọng. Nhưng việc khai thác, sử dụng và biến đổi năng lượng cũng là một yêu tố tác động xấu đến môi trường. -
Điều kiện, giấy tờ cần có để lên máy bay từ ngày 10/10
Sau khi bàn bạc thống nhất các phương án, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 1776/QĐ-BGTVT về quy định tạm thời triển khai các đường bay nội địa chở hành khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 hạn chế lây lan. -
Hà Nội cho phép thể dục ngoài trời, mở cửa trung tâm thương mại, thời trang, hóa mỹ phẩm
Từ ngày 28/9, UBND Hà Nội cho phép người dân thể dục, thể thao ngoài trời nhưng không được tập trung quá 10 người. Trung tâm thương mại (các cửa hàng ăn uống chỉ được phép bán mang về) và cửa hàng may mặc, thời trang, hóa mỹ phẩm cũng được mở cửa. -
Quy trình cấp giấy đi đường tại Hà Nội từ ngày 6/9 theo hướng dẫn của Công An Tp Hà Nội
Từ ngày 6/9 tại Hà Nội, có 6 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường tại "vùng đỏ", là nơi tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng. -
Danh sách số điện thoại hỗ trợ nhu yếu phẩm tại TP.HCM
Những người lao động có hoàn cản khó khăn cần hỗ trợ về các nhu yếu phẩm thiết yếu có thể liên hệ tới các số điện thoại các Trung tâm an sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh -
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Chỉ thị 10 của TP Hồ Chí Minh trong dịch COVID-19
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 như thế nào? -
Khủng khiếp: Đồ chơi LEGO có thể tồn tại 1.300 năm dưới đại dương
Nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Ô nhiễm môi trường vào ngày 29/2/2020, tập trung vào những viên nhựa của bộ đồ chơi LEGO trôi dạt vào bờ biển phía Tây Nam nước Anh. -
Quản lý và xử lý chất thải rắn
Xử lý rác thải phổ biến ở Việt Nam hiện nay có một số mô hình: đốt rác phát điện, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân vi sinh, chôn lấp, điện khí hóa và đốt rác thông thường.