Truyền thông thế giới quan tâm đến thủ phạm gây cá chết hàng loạt ở Việt Nam
Các hãng thông tấn quốc tế đều nhanh chóng đưa tin nhà máy thép thuộc công ty Formosa Đài Loan được xác định là thủ phạm gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở miền Trung Việt Nam cách đây 2 tháng.
Bộ trưởng Tài Nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà tại cuộc họp báo chiều nay. Ảnh: BBC
Reuters cho hay công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, nơi vận hành một trong những dự án đầu tư lớn nhất ở Việt Nam, hôm 28/6 đã nhận trách nhiệm gây ra hiện tượng cá chết quy mô lớn ở các tỉnh ven biển miền Trung.
Nhà máy trị giá 10,6 tỷ USD này là một đơn vị thuộc tập đoàn Formosa của Đài Loan và đã xả thải chứa hóa chất độc hại ra biển.
"Công ty này đề nghị bồi thường 500 triệu USD", hãng thông tấn Anh dẫn lời Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho hay tại cuộc họp báo. "Các vi phạm trong hoạt động xây dựng và thử nghiệm của nhà máy là những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khiến một lượng lớn cá chết. Formosa đã nhận trách nhiệm về việc cá chết tại 4 tỉnh miền Trung và cam kết công khai xin lỗi vì gây ra các sự cố môi trường nghiêm trọng".
AP cũng dẫn lời Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết Formosa Hà Tĩnh chịu trách nhiệm về 70 tấn cá chết, bắt đầu dạt vào hơn 200 km bờ biển ở 4 tỉnh miền trung hồi đầu tháng 4.
Hãng thông tấn Mỹ cho hay trong một video được phát tại cuộc họp báo, ông Trần Nguyên Thành, chủ tịch Hội đồng quản trị công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, đã bày tỏ sự hối tiếc về sự cố trên và nhận hoàn toàn trách nhiệm.
Thông tấn xã Đài Loan CNA lúc 19h38 đưa tin Formosa Hà Tĩnh là thủ phạm gây ra cá chết hàng loạt tại các tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam và đã thừa nhận kết luận điều tra của chính phủ Việt Nam.
"Theo các trang tin tức nước ngoài, việc cá chết với số lượng lớn khiến người dân Việt Nam phẫn nộ và phản đối, Formosa Hà Tĩnh có thể phải bồi thường 500 triệu USD", bản tin của CNA viết.
Trang thông tin kinh doanh toàn cầu Quartz, cho hay thời gian qua, ngành ngư nghiệp và du lịch miền Trung đã phải gánh chịu thiệt hại nặng nề do thảm họa môi trường trên, khiến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong nửa đầu năm nay sụt giảm. Ngành công nghiệp thủy hải sản của Việt Nam có giá trị xuất khẩu 7 tỷ USD một năm và là kế sinh nhai của nhiều người dân.
Một cụ ông nhặt cá chết trên bãi biển Phú Lộc, Thừa Thiên Huế, hồi tháng 4. Ảnh:AFP
Hồi giữa tháng, một cuộc biểu tình đã diễn ra ở Đài Loan, với sự tham gia của các nhà môi trường, các nhà hoạt động, kêu gọi tập đoàn Formosa, nghi phạm chính trong vụ việc, điều tra nguyên nhân và chia sẻ thông tin.
Các nghị sĩ Đài Loan cũng kêu gọi chính quyền vào cuộc điều tra và nhấn mạnh thảm họa này có thể gây nguy hại cho chính sách khuyến khích đầu tư vào khu vực Đông Nam Á.
Tờ này cho biết đầu tháng 5, chính phủ Việt Nam đã mở cuộc điều tra cùng các chuyên gia quốc tế để tìm ra nguyên nhân chính xác khiến cá chết hàng loạt, và sau nhiều tháng chờ đợi, cuối cùng kết quả đã được công bố hôm nay.
"Như một số người đã nghi ngờ, nguyên nhân là do ô nhiễm xuất phát từ nhà máy thép Đài Loan", Quartz viết.
Giật tít "Tập đoàn Nhựa Formosa bị phạt 500 triệu USD vì xả thải độc ở Việt Nam", tờ Nikkei Asian Review cho hay đây được cho là "mức phạt lớn chưa từng có đối với một công ty ở Việt Nam".
Tờ báo chuyên về kinh doanh cho hay ban đầu công ty thép Formosa tại Hà Tĩnh dự kiến đi vào hoạt động cuối tháng 6, tuy nhiên kế hoạch này hiện sẽ bị treo cho đến khi các biện pháp bảo vệ môi trường được tiến hành.
Dẫn kết quả điều tra do Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam công bố chiều nay, tờ báo cho biết nguồn nước thải chứa độc tố xuất phát từ các đường ống ngầm của nhà máy, lan rộng đến vùng biển ngoài Hà Tĩnh, gây chết một lượng cá lớn.
Cùng với khoản tiền bồi thường thiệt hại, Formosa cũng đưa ra các giải pháp như di chuyển các đường ống trên lên bề mặt để tiện kiểm tra. Chính quyền Việt Nam sau đó sẽ theo dõi các đường ống và quyết định khi nào nhà máy có thể bắt đầu vận hành.
Suckhoecuocsong.com.vn (Theo vnexpress)
Các tin khác
-
Bảng Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU theo luật lao động mới từ 2025
Từ 7/1 năm 2025, người lao động trong điều kiện lao động bình thường sẽ có độ tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam và lao động nữ sẽ như thế nào theo luật lao động mới áp dụng. -
Tối ưu nguồn năng lượng để bảo vệ môi trường
Với tốc độ phát triển chung trên thế giới hiện nay, nhu cầu về năng lượng là rất lớn, rất quan trọng. Nhưng việc khai thác, sử dụng và biến đổi năng lượng cũng là một yêu tố tác động xấu đến môi trường. -
Điều kiện, giấy tờ cần có để lên máy bay từ ngày 10/10
Sau khi bàn bạc thống nhất các phương án, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 1776/QĐ-BGTVT về quy định tạm thời triển khai các đường bay nội địa chở hành khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 hạn chế lây lan. -
Hà Nội cho phép thể dục ngoài trời, mở cửa trung tâm thương mại, thời trang, hóa mỹ phẩm
Từ ngày 28/9, UBND Hà Nội cho phép người dân thể dục, thể thao ngoài trời nhưng không được tập trung quá 10 người. Trung tâm thương mại (các cửa hàng ăn uống chỉ được phép bán mang về) và cửa hàng may mặc, thời trang, hóa mỹ phẩm cũng được mở cửa. -
Quy trình cấp giấy đi đường tại Hà Nội từ ngày 6/9 theo hướng dẫn của Công An Tp Hà Nội
Từ ngày 6/9 tại Hà Nội, có 6 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường tại "vùng đỏ", là nơi tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng. -
Danh sách số điện thoại hỗ trợ nhu yếu phẩm tại TP.HCM
Những người lao động có hoàn cản khó khăn cần hỗ trợ về các nhu yếu phẩm thiết yếu có thể liên hệ tới các số điện thoại các Trung tâm an sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh -
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Chỉ thị 10 của TP Hồ Chí Minh trong dịch COVID-19
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 như thế nào? -
Khủng khiếp: Đồ chơi LEGO có thể tồn tại 1.300 năm dưới đại dương
Nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Ô nhiễm môi trường vào ngày 29/2/2020, tập trung vào những viên nhựa của bộ đồ chơi LEGO trôi dạt vào bờ biển phía Tây Nam nước Anh. -
Quản lý và xử lý chất thải rắn
Xử lý rác thải phổ biến ở Việt Nam hiện nay có một số mô hình: đốt rác phát điện, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân vi sinh, chôn lấp, điện khí hóa và đốt rác thông thường.