Trứng Đà điểu những điều thú vị chưa biết
Đà điểu là một nhóm các loài chim lớn, không bay có nguồn gốc Gondwana, phần lớn trong chúng hiện nay đã tuyệt chủng. Đà điểu không có xương ức và không giống như các loài chim khác, Đà điểu chỉ có 2 ngón chân. Đôi chân của điểu rất khỏe. Nó có thể giết chết một con sư tử chỉ với một cú đá.
Đặc điểm:
Trứng Đà điểu lớn nhất trong các loài chim còn sinh sống trên trái đất. Mỗi con Đà điểu mái có thể đẻ từ 14 đến 16 trứng ngoài tự nhiên và lên đến 60 trứng trong điều kiện tiêu chuẩn. Khối lượng mỗi trứng Đà điểu gần 1.5kg to gấp 25 lần so với trứng gà ta. Trứng đà điểu vỏ dày khoảng 3mm nên rất cứng màu sắc bên ngoài của vỏ trứng có thể thay đổi theo thời gian từ trắng ngọc trại chuyển sang màu kem.
Thành phần dinh dưỡng trong trứng đà điểu:
Trứng đà điểu tập trung khoảng 2000calo, 48%proteon, 47% chất béo. Theo nghiên cứu năm 2003 tại Anh bởi trung tâm khoa học gia cầm. Mỗi quảtrứng đà điểu là một nguồn cung cấp Vitamin B12, Choline và acid folic. Ngoài ra, trứng đà điểu còn chứa Vitamin E và Vitmin A ít hơn so với trứng gà. Nhưng trứng đà điểu lại giàu Magiee và sắt hơn trứng gà. Không giống như thịt con đà điểu, Trứng đà điểu không chứa bất kỳ Natri nào. Cho nên trứng đà điểu là sự lựa chọn tốt cho những người ăn kiêng natri, người mắc bệnh tim mạch , cao huyết áp.
Về protein và mỡ hai loại trứng tương đương nhau nhưng ngoài ra trứng Đà điểu còn có những dưỡng chất khác như can xi, phốt pho, vita- min A và axít folic. Trứng Đà điểu còn có hàm lượng cholesterol thấp hơn so với các loại trứng khác.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học ở ĐH Naples (Italia) công bố gần đây cho hay, so với trứng gà, trứng Đà điểu có chứa choles- terol thấp hơn trong khi đó hàm lượng mỡ tốt, mỡ chưa bão hòa lại cao hơn hẳn các loại trứng gia cầm khác, kể cả trứng gà. Kết luận trên được dựa vào nghiên cứu dài kỳ về trứng của 15 giống đà điểu khác nhau trong mùa đẻ trứng.
Các món ăn ngon chế biến từ trứng đà điểu:
Trứng đà điểu có mầu phấn hồng, độ xốp hơn hẳn trứng gà và vịt và rất là thơm, không tanh, có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn kết hợp với các loại gia vị đi kèm không làm mất đi vị đặc trưng. Ngoài ra, có thể chế biến thành nhiều món ngon như: trứng Đà điểu cuộn rong biển, trứng cuộn phô mai pháp, trứng cuộn tôm càng xanh,….Thông thường do có vỏ dày và rất cứng nên khi luộc có thể mất khoảng 2 giờ đồng hồ mới có thể luộc chín.
Một số bài thuốc từ trứng đà điểu bạn có thể tham khảo:
Chữa chứng tỳ vị hư, đầy bụng, kiết lỵ:
Phép trị bổ tỳ, thanh nhiệt, tiêu viêm. Dùng bài Trứng Đà điểu đúc lá mơ: trứng Đà điểu, thịt heo, lá mơ tươi thái nhỏ, hành, dầu ăn, mắm muối gia vị vừa đủ trộn đều với trứng hấp ăn tuần vài lần.
Trẻ em còi xương, chậm lớn, người lớn khó lên cân:
Canh trứng Đà điểu bông bí: bông bí tươi, trứng đà điểu, thịt heo, mộc nhĩ, nấm hương, hành lá, dầu ăn, tiêu, gia vị vừa đủ. Các vị băm nhỏ, nhồi vào bông bí nấu canh hoặc chiên ăn. Công dụng: bổ tỳ vị, dưỡng khí huyết.
Chữa tóc khô, rụng, bạc sớm:
Chả trứng Đà đà điểu: trứng đà điểu, khoai môn, mộc nhĩ xắt nhỏ, thịt xay, dầu ăn, hành, tiêu, mắm, gia vị vừa đủ. Trứng, khoai môn luộc chín đánh nhuyễn, trộn trứng với các vị, cho vào thố hấp chín ăn. Công dụng: kiện tỳ thận, dưỡng khí huyết.
Chữa mắt kém, thiếu máu:
Trứng Đà điểu hấp nấm: trứng đà điểu, thịt vai, nấm rơm, nấm hương, hành tây đều thái sợi, hành ngò, tiêu, mắm muối, gia vị vừa đủ trộn đều cho vào thố hấp ăn. Công dụng: bổ tỳ vị, dưỡng khí huyết.
Phụ nữ có thai ăn kém:
Trứng Đà điểu chưng ngải cứu trứng đà điểu, rau ngải cứu thái nhỏ, thịt heo nạc bầm, hành tím, dầu ăn, tiêu, gừng, mắm muối, gia vị vừa đủ, trộn đều với trứng hấp ăn tuần vài lần. Công dụng: dưỡng khí huyết, bổ tỳ vị.
Chữa chứng thiếu máu, đau đầu, chóng mặt:
Đậu phụ non hấp trứng Đà điểu: đậu phụ non, trứng đà điểu, tôm khô, hành ngò, tiêu, mắm muối gia vị vừa đủ cho vào thố hấp ăn. Công dụng: kiện tỳ vị, dưỡng khí huyết
Người bị đái tháo đường, kém ăn:
Canh khổ qua trứng Đà điểu: khổ qua, trứng đà điểu, thịt heo xay, miến dong, nấm mèo thái sợi. Các vị trộn trứng, nhồi vào ruột trái khổ qua nấu ăn. Công dụng: bổ tỳ dưỡng khí huyết, sinh tân dịch.
Chán ăn, sinh lý yếu:
Trứng Đà điểu đúc rau hẹ: trứng đà điểu, rau hẹ, thịt heo, cà chua, dầu ăn, hành ngò, tiêu, mắm muối. Bằng cách các vị thái nhỏ trộn đều với trứng, gia vị đúc ăn. Công dụng: bổ tỳ thận, dưỡng khí huyết.
Phụ nữ có thai chậm phát triển:
Dùng Trứng đà điểu cuộn xa lát: trứng đà điểu luộc cắt miếng, rau xà lách, dưa leo, bánh đa, bún, rau mùi, gia vị vừa đủ. Các vị cuộn chấm mắm ăn. Công dụng: kiện tỳ vị, dưỡng khí huyết.
Theo Lương y Phan Thị Thạnh
Suckhoecuocsong.vn (Tổng hợp)
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.