Triệt sản cho mèo cái: chăm sóc sau triệt sản, lợi ích
Những lợi ích mang lại khi triệt sản cho mèo cái
+ Khi mèo cái được triệt sản sẽ giúp tăng tuổi thọ của mèo cái lên
+ Kiểm soát, ngăn ngừa tình trạng mèo cái mang thai ngoài ý muốn
+ Hạn chế tình trạng mèo bỏ nhà đi lang thang
+ Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm lây qua đường giao phối từ mèo đực hay các bệnh như u xơ buồng trứng, cổ tử cung ở mèo cái.
+ Phòng tránh các nguy cơ mắc bệnh dại, bệnh đường ruột lây qua đường tiếp xúc cơ thể tự nhiên ở mèo.
+ Hạn chế mèo bị lây truyền các bệnh truyền nhiễm, nấm, rận từ những con mèo khác mà mèo cái tiếp xúc
+ Giảm các triệu chứng như gào đực, chán ăn, tinh thần ủ rũ
+ Tránh mèo bị lây các bệnh như FIV (Virus gây suy giảm miễn dịch ở mèo) và FeLV (Virus gây bệnh bạch cầu ở mèo)
+ Tránh việc mèo gây ồn ào vào ban đêm.
+ Kiểm soát được dân số của mèo hoang
+ Tránh được việc mèo trở thành nạn nhân của mèo tặc, dính bẫy trộm,…
Thời gian thích hợp để triệt sản cho mèo cái
Mèo nên được tiến hành triệt sản càng sớm càng tốt. Bởi mèo cái ngay từ khi 4 tháng tuổi đã bắt đầu khả năng sinh sản. Do đó, độ tuổi an toàn để tiến hành triệt sản cho mèo cái là 6 tháng tuổi. Thời điểm này được nhiều phòng khám thú y ấn định để làm phẫu thuật triệt sản cho mèo. Khi mèo cái được 5 tháng tuổi bạn hãy bắt đầu chuẩn bị triệt sản cho mèo là vừa
Triệt sản mèo cái như thế nào?
Trước khi tiến hành triệt sản cho mèo cái bạn cần theo dõi sức khỏe của mèo để mèo có đủ điều kiện sức khỏe trước khi tiến hành triệt sản.
Tiêm phòng cho mèo 3 mũi tiêm phòng gồm: cúm mèo, giảm bạch cầu, viêm mũi.
Thông thường có hai cách các bác sĩ thú y áp dụng để triệt sản cho mèo gồm:
+ Triệt sản bằng thuốc
+ Triệt sản bằng phẫu thuật
Các bác sĩ thú y sẽ tiến hành thăm khám, kiểm tra sức khỏe, tình trạng hiện tại của mèo và đưa ra phương phướng điều trị phù hợp.
Chăm sóc mèo cái sau triệt sản
Sau khi triệt sản mèo sẽ được về sau khoảng 1 tiếng theo dõi ở phòng khám. Sau khi về nhà nhằm giúp cho mèo cái nhanh chóng hồi phục bạn nên:
+ Đặt ổ của mèo cái ở những nơi khô khoáng, sạch sẽ tránh ẩm thấp, gió lùa
+ Tránh việc mèo liếm vào vết mổ, cắn vết mổ hãy cho mèo đeo loa chống liếm
+ Tuyệt đối không cho mèo uống sữa sau khi triể sản vì hệ tiêu hóa của mèo sau khi triệt sản vẫn chưa ổn định bình thường.
+ Bổ sung các thức ăn giàu dinh dưỡng, hợp vệ sinh, đảm bảo dưỡng chất. Thức ăn nên xay nhuyễn như thịt bò, thịt gà,…tránh cho mèo ăn những đồ tanh như cá, tôm,…
+ Không để các vật nuôi khác trong nhà như chó, chuột, thỏ,…gần nơi mèo đang nằm nghỉ ngơi
+ Thay khay cát vệ sinh mới, nước uống, thức ăn. Nếu có thể hãy đặt thức ăn, nước uống gần chỗ nằm của mèo.
+ 3 ngày sau triệt sản mèo sẽ phải tiêm hậu phẫu, bạn hãy mang mèo qua phòng khám để bác sĩ kiểm tra vết thương, vệ sinh vết thương và tiêm thuốc cho mèo. Sau 7 ngày chăm sóc mèo đã có thể cắt chỉ.
+ Hàng ngày kiểm tra vết sạch phẫu thuật của mèo. Nếu vết rạch có điều bất thường như: tấy đỏ, sưng hoặc bị rách toạc ra hãy đem mèo đến gặp bác sĩ để được thăm khám, kiểm tra và kịp thời xử lý.
Những điều cần lưu ý khi triệt sản cho mèo
+ Trước khi tiến hành triệt sản cho mèo hãy cho mèo nhịn ăn từ 6-8 tiếng
+ Tuyệt đối không mang mèo đi triệt sản khi đang nghi ngờ mèo mang thai, mèo đang mang thai.
+ Tắm rửa sạch sẽ trước khi cho mèo đi triệt sản
+ Đảm bảo mèo không chạy nhảy lung tung, chơi đùa, hoặc di chuyển quá nhiều
+ Tránh việc nhấc hay bế mèo lên trừ khi cần thiết
+ Sau khi mèo triệt sản có xu hướng ăn nhiều hơn bình thương do đó khẩu phần ăn cuẩ mèo cần được điều chỉnh cho vừa đủ tránh mèo ăn quá nhiều dẫn đến tăng cân, béo phì.
Triệt sản mèo cái hết bao nhiêu tiền?
Hiện nay, mức giá triệt sản trung bình của mèo cái dao động khoảng 200.000-500.000đ. Mức giá có thể điều chỉnh tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể cũng như dịch vụ chăm sóc mèo cái sau triệt sản.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.