Trẻ nhiễm HIV bị bạo hành ngay trong giờ ăn
Hình ảnh thương tâm: bảo mẫu dùng dép để đánh các em nhỏ
Sáng 25/2, bảo mẫu M cho bé trai tên T ăn, một tay giữ đầu em. Do T không chịu nuốt thức ăn, bà M tát vào mặt em rồi giơ tay dọa đánh tiếp. T khóc, liền bị bà tát thêm hai cái. Em chỉ biết khóc thét và la lên “không... không”.
Bà M tiếp tục đến chỗ L, P - 2 cô bé có thể chất rất yếu hầu như không thể di chuyển được cho ăn. L chưa kịp nuốt muỗng cháo thì bị bà dùng tay đập một cái vô đầu rồi quay qua chỉ vào mặt một bé trai khác bắt bé trai này đứng ăn, không cho ngồi chung bàn với những bé khác.
Bảo mẫu tên Q còn dùng tay đánh vào đầu bé Th (3 tuổi) khi bé khóc và không chịu ăn. Khi em nằm lăn trên nền gạch tiếp tục khóc thì bà giơ tay dọa đánh, sau đó vụt vào chân bé bằng chiếc dép khiến bé khóc ré lên. Thủy định chạy thì bà túm áo giữ lại rồi dùng hai tay siết tay, hai chân kẹp Th. Bé gái vùng vẫy, bà ghì chặt lại rồi tát vào mặt. Bà Q nắm hai tay giật nhiều lần sau đó buông tay ra khiến bé ngã lăn xuống nền gạch.
Ngày 23/1, L và P tiếp tục chịu những màn bạo hành ngay trong bữa ăn. Bảo mẫu L định đút cháo cho L thì buông muỗng tát vô má của bé P đang ngồi bên cạnh. Khi bị nhồi muỗng cháo đầy vào miệng, bé L nuốt không hết liền bị bà đánh vô trán. Bà liên tục đút cháo cho bé P, mỗi muỗng cháo bà này thường nhồi liên tục 3-5 lần vào miệng bé. Sau khi cho ăn, bà L cho hai bé gái này uống nước bằng cách dùng tay ấn đầu ngửa ra đằng sau rồi đổ nước vào miệng.
Bé T cũng là nạn nhân hay chịu những màn bạo hành “thiếu tình người” từ chính những bảo mẫu chăm sóc mình hàng ngày.
Ngày 3/2, bảo mẫu lấy ghế cho bé T đứng lên rồi đánh một cái vào mông, T tụt xuống ghế thì bà tiếp tục cho đứng lên ghế, lấy dép dưới chân lên dọa đánh.
Chiều 26/2, khi T đang ngồi trên ghế thì bảo mẫu tên H chạy tới lấy dép đánh liên tiếp vào chân rồi lắc chân ghế để dọa. Khoảng 10 phút sau, bà H tiếp tục lắc ghế và lấy dép đánh T. Bà ta còn dùng T để đánh vào đầu một bé trai khác khi cho bé ăn.
Đánh vào đầu là hành động thường xuyên để ép các bé ăn
Ngày 4/3 bà T ngồi đút thức ăn cho các bé, liên tục lớn tiếng, tay chỉ trỏ, nhéo, đánh nhiều cái vô đầu các bé đang tự múc ăn. Bà quay sang T và đưa bé lên ghế, khó khăn lắm mới lấy thăng bằng thì bà này mau chóng chạy đến xách tay T mang lên ghế... T đứng trên ghế và khóc.
Ngày 5/3, bà T một tay giữ đầu cho bé T ngẩng mặt lên,một tay rót sữa vào miệng em không ngừng. Tiếp đến, bà này chồm người vả một cái vào mặt một bé trai khác rồi tiếp tục vả ngược lại bằng mu bàn tay làm bé này khóc thét.
Khi đang đút sữa cho T, một bé trai khác không có biểu hiện gì phá phách, bà bước tới nắm tay kéo đứng dậy, xoay cổ tay nhéo tai. Đứa trẻ nước mắt ròng ròng liền bị bảo mẫu này xé miếng bánh bao nhét vào miệng, chỉ tay vào mặt, kéo đi. Đứa trẻ vừa khóc vừa nhai thì bị bà tiếp tục nhéo tai. Những đứa trẻ xung quanh ngồi đưa mắt nhìn bạn, cúi mặt ăn bánh.
Đứa trẻ bị bảo mẫu nhéo tai không thương tiếc
Sự việc đang gây bức xúc trong dư luận. Theo bác sĩ - Phó giám đốc Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân cho biết, trung tâm hiện có 120 trẻ, trong đó khoa măng non có 22 trẻ với 15 bảo mẫu. Bà thừa nhận việc bạo hành trẻ HIV đang diễn ra ở trung tâm và cho biết: “Ban giám đốc trung tâm sẽ xem xét, kiểm tra và xử lý theo quy định”.
An Đào - Skcs.vn (theo VTC)
Các tin khác
-
Bảng Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU theo luật lao động mới từ 2025
Từ 7/1 năm 2025, người lao động trong điều kiện lao động bình thường sẽ có độ tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam và lao động nữ sẽ như thế nào theo luật lao động mới áp dụng. -
Tối ưu nguồn năng lượng để bảo vệ môi trường
Với tốc độ phát triển chung trên thế giới hiện nay, nhu cầu về năng lượng là rất lớn, rất quan trọng. Nhưng việc khai thác, sử dụng và biến đổi năng lượng cũng là một yêu tố tác động xấu đến môi trường. -
Điều kiện, giấy tờ cần có để lên máy bay từ ngày 10/10
Sau khi bàn bạc thống nhất các phương án, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 1776/QĐ-BGTVT về quy định tạm thời triển khai các đường bay nội địa chở hành khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 hạn chế lây lan. -
Hà Nội cho phép thể dục ngoài trời, mở cửa trung tâm thương mại, thời trang, hóa mỹ phẩm
Từ ngày 28/9, UBND Hà Nội cho phép người dân thể dục, thể thao ngoài trời nhưng không được tập trung quá 10 người. Trung tâm thương mại (các cửa hàng ăn uống chỉ được phép bán mang về) và cửa hàng may mặc, thời trang, hóa mỹ phẩm cũng được mở cửa. -
Quy trình cấp giấy đi đường tại Hà Nội từ ngày 6/9 theo hướng dẫn của Công An Tp Hà Nội
Từ ngày 6/9 tại Hà Nội, có 6 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường tại "vùng đỏ", là nơi tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng. -
Danh sách số điện thoại hỗ trợ nhu yếu phẩm tại TP.HCM
Những người lao động có hoàn cản khó khăn cần hỗ trợ về các nhu yếu phẩm thiết yếu có thể liên hệ tới các số điện thoại các Trung tâm an sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh -
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Chỉ thị 10 của TP Hồ Chí Minh trong dịch COVID-19
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 như thế nào? -
Khủng khiếp: Đồ chơi LEGO có thể tồn tại 1.300 năm dưới đại dương
Nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Ô nhiễm môi trường vào ngày 29/2/2020, tập trung vào những viên nhựa của bộ đồ chơi LEGO trôi dạt vào bờ biển phía Tây Nam nước Anh. -
Quản lý và xử lý chất thải rắn
Xử lý rác thải phổ biến ở Việt Nam hiện nay có một số mô hình: đốt rác phát điện, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân vi sinh, chôn lấp, điện khí hóa và đốt rác thông thường.