Trẻ mắc tay chân miệng khi nào cần nhập viện?
Trẻ mắc tay chân miệng khi nào cần nhập viện?
Tay chân miệng là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, khi đó trẻ xuất hiện dấu hiệu sốt, đau họng, nổi bọng nước tập trung ở tay, chân, miệng. Nhưng nếu trẻ có những dấu hiệu dưới đây cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để thăm khám điều trị tránh nguy hại cho sức khỏe của trẻ.
Bệnh tay chân miệng ở trẻ là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người do virus đường ruột gây ra. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Nhất là khi trẻ nhỏ học tại nhà trẻ, mẫu giáo, nơi trẻ chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, dễ phát thành các ổ dịch
Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ do nhiều nguyên nhân khác gây nên nhưng chủ yếu yếu do virus đường ruột gây ra, trong đó có 2 virus nguy hiểm gồm Enterovirus 71 (EV71) và Coxsackie A16.
Bệnh do virus gây ra nên trong quá trình điều trị, chăm sóc là chủ yếu, dùng kháng sinh không có tác dụng. Khi trẻ có vết loét ở miệng, phụ huynh có thể dùng các sản phẩm giảm đau tại chỗ để trẻ ăn uống bình thường. Chỉ sau vài ngày điều trị các vết loét sẽ biến mất.
Triệu chứng lâm sàng:
+ Khởi phát trong vòng 1 đến 2 ngày trẻ xuất hiện các triệu chứng sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy
+ Giai đoạn toàn phát: Kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh như: Xuất hiện các vết loét đỏ hay phỏng nước ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, đau miệng dẫn đến trẻ bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt, trẻ quấy khóc.
Vị trí xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông tồn tại khoảng 1 tuần, sau đó sẽ để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm. Sốt nhẹ, nôn, nếu sốt cao cần chú ý các biến chứng dễ xảy ra.
+ Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.
Tuy nhiên, những vết ban đỏ, phỏng nước xuất hiện trên da trẻ, cha mẹ không nên chọc vỡ, chỉ cần vệ sinh hàng ngày, tắm rửa sạch sẽ cho con. Sau vài ngày, các nốt ban trên da sẽ se lại.
Điều đáng lo ngại nhất với bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ chính là chuyển độ nhanh. Khi sốt trên 2 ngày hoặc sốt cao trên 39 độ C, giật mình, trẻ chuyển sang độ 2. Lúc này các cha mẹ hãy lập tức đưa trẻ đến các cơ sở y tế để bác sĩ xem xét, đánh giá. Với độ 3 và 4, bé ở tình trạng nặng, cần nhập khoa cấp cứu hoặc ICU để điều trị tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Các biến chứng nguy hiểm nhất của tay chân miệng là viêm não, phù phổi, viêm cơ tim, sốc.
Khi trẻ mắc tay chân miệng sẽ tự khỏi sau 7 ngày, một số ít trẻ có biến chứng nặng cần nhập viện theo dõi điều trị tránh biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, khi trẻ mắc tay chân miệng không nên cho con uống thuốc nam, không rõ nguồn gốc hoặc chích vào những ban phỏng nước trên da trẻ, tránh những tổn thương không đáng có.
Để chủ động phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ, gia đình cần thực hiện các biện pháp sau:
+ Rửa tay, vệ sinh sạch sẽ, rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn
+ Cách ly khi trẻ mắc bệnh để tránh lây lan cho trẻ khác
+ Sau 10 ngày trẻ hết lây bệnh, mới được cho trẻ đi học, không nên cho trẻ đi học trong khi trẻ vẫn đang bị bệnh tay chân miệng
+ Vệ sinh đồ đạc, khử khuẩn đồ đạc, đồ chơi cho trẻ bằng xà phòng hoặc cồn sát khuẩn
+ Không được chọc vỡ các mụn nước bọng nước trên da bệnh nhân tránh bội nhiễm.
+ Bổ sung món ăn để trẻ dễ dung nạp, có thể cho ăn lỏng hoặc ăn cơm như bình thường.
+ Cha mẹ hay người thân trong gia đình nên rửa tay bằng xà phòng sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt, sau thăm khám.... tiếp xúc với trẻ.
Cha mẹ khi thấy trẻ có dấu hiệu thần kinh như nôn, co giật, thay đổi ý thức, phụ huynh phải đưa trẻ đi viện ngay, không nên trì hoãn, tránh chuyển độ bệnh để các bác sĩ khám, điều trị kịp thời.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bệnh tay – chân – miệng
Bình tĩnh xử trí khi trẻ bị sốt
Cách nhận biết bệnh quai bị, thủy đậu để ngăn ngừa dịch bệnh
Biện pháp phòng bệnh đậu mùa khỉ hiệu quả
Cảnh báo bệnh nhân sốt xuất huyết, tay chân miệng gia tăng
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột cần phải làm gì?
Khi bị loạn khuẩn đường ruột khiến cho hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng gây ảnh hưởng tới sức khỏe, sự phát triển của trẻ. Để giúp trẻ khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh đường ruột, hệ tiêu hóa khỏe mạnh chúng ta nên áp dụng các bí quyết dưới đây. -
Bổ sung men vi sinh cho trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột như thế nào
Men vi sinh đóng vai trò quan trọng cho hệ vi sinh đường ruột của trẻ. Nhưng khi bổ sung men vi sinh cho trẻ như thế nào mới đúng, nên dùng trong bao lâu? -
Cách phòng ngừa mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu chúng ta biết cách xây dựng lối sống khoa học, bổ sung các chất dinh dưỡng đúng cách. -
Nguyên nhân gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, sự phát triển thể chất của trẻ nhỏ. Vậy nguyên nhân nào gây mất cân bằng hệ sinh đường ruột ở trẻ? -
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ có nguy hiểm không
Vi sinh vật đường ruột ở trẻ bị mất cân bằng gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ, nếu không được phát hiện sớm sẽ gây nguy hiểm gì cho sức khỏe của trẻ. -
Lợi ích từ việc chỉnh nha sớm cho trẻ
Các chuyên gia trong lĩnh vực nha khoa hiện nay đã khuyến cáo nên chỉnh nha cho trẻ ngay từ sớm. Bởi nó sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho trẻ về sau này. -
Cách bảo vệ trẻ khi đến công viên nước trong mùa hè
Công viên nước vào mùa hè là địa điểm lý tưởng của nhiều gia đình có trẻ nhỏ. Nhưng để bảo vệ sức khỏe, an toàn của trẻ nhỏ khi đến công việc các bậc cha mẹ hãy ghi nhớ những điều cực kỳ quan trọng sau đây. -
Cẩn trọng nhiễm trùng do nhọt ở trẻ mùa nắng nóng
Mùa hè nắng nóng nhiều trẻ gặp tình trạng nổi mụn nhọt trên da gây đau đớn, khó chịu. Nếu không biết cách chăm sóc sẽ dẫn đến nhiễm trùng gây nguy hiểm cho sức khở của trẻ nhỏ. -
Trị ho cho trẻ tránh những sai lầm khiến tình trạng nặng hơn
Thời tiết thay đổi thất thường khiến nhiều trẻ bị ho kéo dài. Nhằm giúp con trẻ giảm tình trạng ho nhiều các bậc cha mẹ áp dụng nhiều cách nhưng tình trạng ho vẫn không thuyên giảm thậm chí trở nên nặng hơn -
Dấu hiệu đột quỵ ở trẻ nhỏ cần đặc biệt chú ý
Đột quỵ ở trẻ nhỏ được coi là bệnh lý hiếm gặp ở trẻ nhỏ, thường chỉ xuất hiện ở một nhóm nguy cơ cao. Nhưng thời gian gần đây có một số trường bệnh nhi bị đột quy, nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng.