Mắc bệnh tay chân miệng nên ăn thực phẩm gì giúp nhanh hồi phục

6/14/2022 4:32:00 PM
Trẻ mắc bệnh tay chân miệng thường cảm thấy mệt mỏi, trẻ chán ăn hay lười ăn khiến nhiều cha mẹ lo lắng sợ trẻ bị sút cân, sức khỏe lâu hồi phục.

 

Mắc bệnh tay chân miệng nên ăn thực phẩm gì giúp nhanh hồi phục

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng thường cảm thấy mệt mỏi, trẻ chán ăn hay lười ăn khiến nhiều cha mẹ lo lắng sợ trẻ bị sút cân, sức khỏe lâu hồi phục. Khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng các bậc cha mẹ hãy bổ sung những loại thực phẩm cực tốt dưới đây giúp trẻ nhanh chóng hồi phục, tăng sức đề kháng.

Tay chân miệng là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, khi đó trẻ xuất hiện dấu hiệu sốt, đau họng, nổi bọng nước tập trung ở tay, chân, miệng. Khi trẻ mắc tay chân miệng trẻ xuất hiện các triệu chứng khác như mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy. Nhưng nếu trẻ có những dấu hiệu dưới đây cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để thăm khám điều trị tránh nguy hại cho sức khỏe của trẻ.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người do virus đường ruột gây ra. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Nhất là khi trẻ nhỏ học tại nhà trẻ, mẫu giáo, nơi trẻ chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, dễ phát thành các ổ dịch. Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ do nhiều nguyên nhân khác gây nên nhưng chủ yếu yếu do virus đường ruột gây ra, trong đó có 2 virus nguy hiểm gồm Enterovirus 71 (EV71) và Coxsackie A16.

Bên cạnh đó, trẻ bị mắc tay chân miệng họng trẻ bị đau nên khiến trẻ gặp khó khăn khi nuốt thức ăn do đó dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn.

Khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng cha mẹ bên cạnh việc chăm sóc vệ sinh cho trẻ cẩn thận cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng để bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho trẻ, giúp trẻ nhanh hồi phục, tăng sức đề kháng, tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn. Thời điểm này, nên chuẩn bị thức ăn mềm, thức ăn dễ nuốt, dễ tiêu hóa giúp trẻ ăn được nhiều hơn.

Những thực phẩm nên cho trẻ ăn khi trẻ bị bệnh tay chân miệng

Nước dừa tươi

Có thể bổ sung cho trẻ mắc tay chân miệng nước dừa tươi. Nước dừa tươi không chỉ sở hữu hương vị thơm ngon mà còn chứa chất điện giải, giàu vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác giúp trẻ đủ nước. Bên cạnh đó, nước dừa tươi có acidlauric, chloride, và sắt, kali, magiê, canxi, natri, phospho giúp trẻ nhanh chóng hồi phục, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Nước, sữa và nước trái cây pha loãng

Trong giai đoạn đầu mắc bệnh trẻ thường bị sốt kèm theo các triệu chứng điển hình khác như viêm họng, loét miệng điều đó khiến trẻ khó chịu khi ăn uống, nuốt thức ăn nhất là các thức ăn cứng, thức ăn khô. Từ đó dẫn đến trẻ không được hấp thụ các chất dinh dưỡng, trẻ dễ bị mất nước, cơ thể mệt mỏi do đó các cha mẹ nên khuyến khích trẻn uống nước nhiều để bù nước cho trẻ

Có thể sử dụng các loại đồ uống từ sữa, nước ép trái cây, đã được pha loãng (một phần nước trái cây đến 10 phần nước. Không cho trẻ uống các đồ uống có gas nước ngọt, nước hoa quả chưa được pha loãng. Bên cạnh đó, để bổ sung nước cho trẻ nhỏ nên cho trẻ ăn các thức ăn mềm, dễ ăn và có nhiều nước như các món súp, kem, thạch và trái cây như dưa gang.

Trứng

Mắc bệnh tay chân miệng nên ăn thực phẩm gì giúp nhanh hồi phục

Trẻ bị bệnh tay chân miệng cần cung cấp đủ năng lượng, các chất dinh dưỡng có lợi giúp trẻ khỏe hơn. Do đó các bậc cha mẹ nên bổ sung thực phẩm bổ dưỡng như trứng là loại thực phẩm chứa nhiều protein, sắt, vitamin và khoáng chất trong thực đơn hằng ngày của trẻ.

Đu đủ

Đu đu chín không chỉ chứa nhiều vitamin A, vitamin C, vitamin B mà còn ngọt, mềm giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa và thậm chí giảm căng thẳng.

Dưa hấu

Dưa hấu là một trong những thực phẩm bổ dưỡng nhất nên ăn khi bị bệnh tay chân miệng. Theo Tiến sĩ Andrew Weil, Giám đốc Trung tâm Y học Tích hợp Arizona tại Đại học Arizona, nên ăn các loại qu

Sữa chua, mật ong

Mật ong không chỉ là một chất ngọt ngon mà nó còn được biết đến là có đặc tính kháng khuẩn có thể giúp chữa lành những vết loét miệng và các tổn thương khác trong miệng giúp trẻ giảm cảm giác khó chịu ở họng.

Mật ong khi được kết hợp với một số loại sữa chua mát lạnh chứa đầy các chất dinh dưỡng như protein, canxi, kali, folate và các loại vitamin khác nhau trong bữa ăn nhẹ lành mạnh vào buổi chiều giúp trẻ hấp thu nhiều chất dinh dưỡng

Đậu phụ

Đậu phụ mềm cũng là một lựa chọn thay đổi trong chế biến món ăn cho trẻ bị tay chân miệng giúp trẻ dễ ăn hơn. Bên cạnh đó, đậu phụ còn một nguồn cung cấp protein và carbohydrate tốt có lợi cho sức khỏe của trẻ. Cha mẹ có thể chế biến đậu phụ cho trẻ ăn bằng cách hấp đậu phụ với trứng và rau, salad đậu phụ lạnh, trong nước dùng hoặc cháo, om

mọng và dưa như dưa đỏ hoặc dưa hấu giúp bổ sung các vitamin, khoáng chất, bổ sung nước cho cơ thể

Khoai tây nghiền

Một ít khoai tây nghiền là nguồn cung cấp vitamin C, vitamin B6, mangan, phốt pho, niacin và axit pantothenic giúp trẻ dễ ăn hơn, tăng sức đề kháng cho trẻ từ đó giúp trẻ nhanh chóng hồi phục

Các bậc cha mẹ cần lưu ý, trong giai đoạn trẻ mắc bệnh cần tránh cho trẻ các đồ uống nóng, sô-đa và thức ăn có tính axit tự nhiên như nước cam quýt, kiwi hoặc nước sốt cà chua…Bởi những thực phẩm này

Ngoài ra một số thực phẩm lạnh như kem, sinh tố và kem que cũng giúp làm giảm khó chịu. Lưu ý, tránh đồ uống nóng, nước ngọt có gas và thức ăn có tính axit tự nhiên như nước cam quýt, kiwi hoặc nước sốt cà chua… vì có thể làm cơn đau khó chịu hơn mặc dù thực phẩm chứa nhiều vitamin C sẽ giúp ngăn ngừa loét miệng

Khi trẻ mắc tay chân miệng sẽ tự khỏi sau 7 ngày, một số ít trẻ có biến chứng nặng cần nhập viện theo dõi điều trị tránh biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, khi trẻ mắc tay chân miệng không nên cho con uống thuốc nam, không rõ nguồn gốc hoặc chích vào những ban phỏng nước trên da trẻ, tránh những tổn thương không đáng có.

Để chủ động phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ, gia đình cần thực hiện các biện pháp sau:

+ Rửa tay, vệ sinh sạch sẽ, rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn

+  Cách ly khi trẻ mắc bệnh để tránh lây lan cho trẻ khác

+  Sau 10 ngày trẻ hết lây bệnh, mới được cho trẻ đi học, không nên cho trẻ đi học trong khi trẻ vẫn đang bị bệnh tay chân miệng

+ Vệ sinh đồ đạc, khử khuẩn đồ đạc, đồ chơi cho trẻ bằng xà phòng hoặc cồn sát khuẩn

+ Không được chọc vỡ các mụn nước bọng nước trên da bệnh nhân tránh bội nhiễm.

+ Bổ sung món ăn để trẻ dễ dung nạp, có thể cho ăn lỏng hoặc ăn cơm như bình thường.

+ Cha mẹ hay người thân trong gia đình nên rửa tay bằng xà phòng sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt, sau thăm khám.... tiếp xúc với trẻ.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng tránh những sai lầm khiến bệnh trở nặng hơn

Trẻ mắc tay chân miệng khi nào cần nhập viện?

Biện pháp phòng bệnh đậu mùa khỉ hiệu quả

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bệnh tay – chân – miệng

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác