TP HCM đưa ra biện pháp khắc phục sự cố cây đổ gây chết người

8/29/2016 9:46:35 PM
Liên quan đến vụ cây cổ thụ đổ khiến người tử vong, UBND TP Hồ Chí Minh yêu cầu các đơn vị liên quan nhanh chóng rà soát tất cả cây xanh già yếu và có phương án xử lý.  

 

Liên quan đến vụ cây cổ thụ đổ khiến người tử vong, UBND TP Hồ Chí Minh yêu cầu các đơn vị liên quan nhanh chóng rà soát tất cả cây xanh già yếu và có phương án xử lý.

Vào chiều 28/8, trong lúc mưa to gió lớn, cây xanh cổ thụ trên đường An Dương Vương, đường kính thân khoảng 1 m, cao gần 30 m bất ngổ đổ sập, chắn ngang đường. Lúc này, anh Từ Minh Khải đang làm việc trong ngôi nhà đối diện bên đường bị nhánh cây đập trúng. Mặc dù được các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy tích cực cứu chữa nhưng nam thanh niên đã tử vong.

Nhận được thông tin, chánh văn phòng UBND TP HCM đã yêu cầu công ty công viên cây xanh thành phố, các Khu quản lý giao thông đô thị và Sở GTVT phải nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân vụ ngã cây gây chết người là do cây già yếu hay do hạ tầng giao thông cắt xén khiến cây không chịu lực được nữa. Từ đó đưa ra phương án kiểm tra tất cả cây xanh lớn tuổi trên địa bàn và đưa ra cách giải quyết thích hợp.

Đây không phải trường hợp đầu tiên cây đổ gây thiệt hại về người xảy ra ở TP HCM. Trước đó, từng có trường hợp cây xanh gãy đổ trong thời tiết mưa to gió lớn gây thiệt hại về người và tài sản. Điển hình vào giữa tháng 8,chị Nguyễn Thị Nhung (36 tuổi, ngụ đường Cách Mạng tháng 8, quận 10) đang chở 2 con nhỏ lưu thông trên đường thì bất ngờ bị một cây lim xẹt ngã đè cả người lẫn xe. Mặc dù chị Nhung  và các con được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn cấp cứu nhưng đến chiều tối cùng ngày chị đã tử vong do đa chấn thương.

Lý giải về tình trạng cây đổ gây chết nguời ông Võ Văn Hoan – Chánh văn phòng UBND TP HCM trong buổi họp báo thường kỳ UBND cho biết hiện nay cây xanh trên 100 năm tuổi ở TP HCM có nhiều lý do đổ sập vì lâu năm già yếu. Ngoài ra ông cũng cho rằng tình trạng bê tông hóa khiến phần rễ cây không phát triển bình thường, "Nguyên nhân quan trọng nữa là quá trình đô thị hóa hạ tầng, các đơn vị thi công cứ đào qua đào lại, cắt xén tới lui ảnh hưởng đến bộ rễ khiến nó chịu lực kém, dẫn tới gãy đổ khi mưa to gió lớn" ông phân tích. Đồng thời ông cũng chia sẻ và thấu về nỗi hoang mang lo lắng lúc ra đường khi mưa gió của người dân.

"Hiện nay các đô thị phát triển dày đặc như TP HCM có rất ít cây xanh lớn lâu năm và chủ yếu tập trung ở công viên. TP cố gắng giữ càng nhiều càng tốt cây xanh lớn càng tốt nhưng cũng phải có phương án ứng phó chứ không sẽ gây hậu quả” ông nhắc nhở:

Hy vọng các cơ quan chức năng sẽ sớm đưa ra biện pháp giải quyết triệt để vấn đề này tránh để tình trạng cứ mỗi mùa mưa bão đến lại có thiệt hại về người và của do cây đổ gây ra.

Tổng hợp

Các tin khác