Tiêu chí chọn giống chó, cho giao phối như thế nào để có thế hệ nhiều gen trội
Không nên xem nhẹ tiêu chí nào khi chọn giống, đặc biệt đối với con đực. Cần theo các tiêu chuẩn để lựa chọn được giống tốt trước khi con đực và con cái giao phối. Muốn có giống chó nghiệp vụ tốt chắc chắn chó con phải được sinh ra từ giống chó nghiệp vụ.
Tiêu chí chọn lọc giống chó tốt
Trước khi chọn phải đặt mục đích để tạo giống hay nhân giống nhằm cho tạo giống nghiệp vụ, săn thú hay làm cảnh.
Thực chất muốn có một con chó nghiệp vụ tốt, phải được sinh ra từ một giống chó nghiệp vụ.
Trong việc chọn giống không được coi nhẹ một tiêu chuẩn nào cả. Đặc biệt đối với con đực phải chọn theo một tiêu chuẩn rất khắt khe, phương pháp đánh giá là: Khi đã đạt tiêu chuẩn ngoại hình, thể chất, phải đánh giá thêm về hệ phả, phải theo dõi qua đời sau (con, cháu).
Tính di truyền của con đực rất mạnh, con đực quan trọng hơn con cái vì “con đực tốt là tốt cả đàn”, “con cái tốt chỉ tốt một ổ”. Lẽ đĩ nhiên cần phải xác định phẩm chất con cái qua đời sau (con, cháu của nó). Khi đánh giá đời sau (con, cháu) phải đánh giá toàn diện theo tiêu chuẩn quy định. Đặc biệt chọn giống chó nghiệp vụ phải chọn qua quá trình huấn luyện, chỉ chọn những con chó có ngoại hình thể chất tốt, và “tốt nghiệp xuất sắc” mới đưa vào đội hình giống. Những con chó ngoại hình đẹp song không đạt qua huấn luyện kiên quyết loại ra khỏi đàn giống.
Chọn những cặp con giống tốt cho giao phối
Nguyên tắc không được giao phối cận huyết (nghĩa là con đực phối con mẹ của nó hoặc con bố giao phối với chính con của nó). Nếu giao phối cận huyết đồng thời nuôi dưỡng và chăm sóc kém sẽ hạ thấp phẩm chất con giống, làm suy yếu cơ thể và sức đề kháng của cơ thể, con cái sinh ra chậm lớn, có khi quái thai; bộc lộ nhiều khuyết tật ở thế hệ sau:
Khi chọn đôi giao phối cần tính toán tới kết quả sau đây:
Con giống tốt X Con giống tốt = Con tốt nhất
Con giống tốt X Con giống xấu = Con tốt hoặc trung bình
Con giống xấu X Con giống xấu = Con xấu
Con giống xấu giao phối với con xấu, cho thế hệ sau những tật xấu. Nếu con giống tốt giao phối với con giống xấu nhờ chọn lọc thế hệ sau sinh ra cũng có thể tốt hơn.
Một số phương pháp nhân giống và tạo giống chó
- Phương pháp chăn nuôi thuần chủng là nhiệm vụ cơ bản của ngành nuôi chó nghiệp vụ.
Phương pháp này chỉ dùng những con đực, con cái cùng một giống để tạo nên những thế hệ con cùng giống bố mẹ
Mục đích của phương pháp thuần chủng là:
Củng cố những đặc tính tốt của giống nhất là giống chó nghiệp vụ, để nâng cao và phổ biến những đặc tính.
Nếu những thế hệ con sinh ra được nuôi dưỡng chu đáo, và chọn lọc kỹ càng thì các đặc tính tốt được giữ vững và nâng cao.
Trong trường hợp có những giống địa phương tuy tầm vóc có bé nhỏ, khả năng làm việc có kém hơn, nhưng vì sinh sống lâu ở địa phương đã thích nghi với điều kiện sống của địa phương đó (quen chịu nóng, lạnh, ẩm, ăn uống kham khổ có sức chống bệnh cao). Trong thực tế, ở Việt Nam có một số con chó lai (bố chăn cừu Nga, mẹ là giống chó săn Việt Nam) sau khi huấn luyện đã tạo ra những con chó trinh sát, bảo vệ rất tốt.
Phương pháp nhân giống thuần chủng, điều cần thiết là phải chọn được “hạt nhân” trong số “hạt nhân”, trước hết phải chọn con đầu giống, và những con của nó sinh ra sau này sẽ là đầu giống phụ. Những con đầu giống và đầu giống phụ, phải chú ý chăm sóc nuôi dưỡng tốt, kiểm tra ngoại hình, thể chất và khả năng sinh sản, khả năng tiếp nhận các bài huấn luyện (đối với chó nghiệp vụ và chó săn).
Trong quá trình chăn nuôi thuần chủng, nếu gặp một biến dị, cần phân biệt biến dị nào có lợi để phát huy, biến dị nào bất lợi để loại bỏ, nhằm nâng cao đặc tính tốt, đào thải tính xấu.
Chăn nuôi thuần chủng có nhiều con đường, con đường không cùng huyết thống, cùng huyết thống ở mức độ họ hàng và chăn nuôi theo dòng họ.
Chăn nuôi không cùng huyết thống: Trong thực tế chăn nuôi không cùng huyết thống là phương pháp tốt nhất và được thực hiện rộng rãi ở các nước. Người ta chọn chó cái và chó đực cùng một giống không cùng huyết thống cho giao phối với nhau sẽ cho ra thế hệ con cái có sức sống cao khoẻ mạnh và thông minh.
Phương pháp này có nhiều ưa điểm về mặt di truyền học: 2 loại nhiễm sắc thể (giao tử đực, giao tử cái) có mâu thuẫn cao, gặp nhau đồng hoá lẫn nhau mãnh liệt, quá trình này là sự tranh giành nhau truyền cho đời con những đặc tính tốt nhất của bố mẹ, nghĩa là nhiều “gen trội” được truyền lại cho con.
Chăn nuôi cùng huyết thống: cho phép ta thu được thế hệ con cháu gống tổ tiên một cách nhanh nhất, vì tổ tiên có thể truyền cho con cháu nó nhiều đặc tính di truyền của mình. Song việc cho giao phối cùng huyết thống xảy ra những nhược điểm như: bộ xương yếu, sức phát ưiển kém, thể tạng yếu, hệ thông thần kinh hoạt động yếu, răng yếu, khả năng làm việc hạn chế rõ rệt, sức chống bệnh giảm sút.
Chăn nuôi theo dòng họ: chỉ thực hiện được ở các nước châu Âu, Bắc Mỹ (số lượng chó chuyên dùng với các hướng khác nhau nhiều, nuôi phổ biến trong nhân dân).
Khi chăn nuôi thuần chủng phải đặc biệt bồi dưỡng giống bằng thức ăn tốt.
Tiêu chí chọn giống chó, cho giao phối như thế nào để có thế hệ nhiều gen trội
Suckhoecuocsong.com.vn
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.