Tịch thu xe khi say: Nộp phạt tương đương giá trị xe nếu đi mượn
Ông cũng đồng thời nhấn mạnh việc tịch thu xe của người vi phạm là giải pháp có thể giảm ngay vấn nạn lái xe say xỉn gây tai nạn giao thông. Theo đó, việc tịch thu xe vi phạm này là hướng trực tiếp đến những người điều khiển xe, chứ không phải những người sở hữu xe vi phạm.
Say rượu lái xe đi mượn? Nộp phạt bằng giá trị xe
Cụ thể, với những người điều khiển xe chính chủ phạm luật thì sẽ bị tịch thu, những người mượn xe hoặc thuê xe nếu vi phạm thì phải chịu nộp phạt số tiền tương đương với giá trị của xe. Khi nộp phạt xong, chiếc xe sẽ được trao trả về cho chủ sở hữu. Do đó, những lo ngại của chủ xe khi cho mượn hoặc cho thuê sẽ bị mất trắng là không đúng, việc này sẽ hoàn toàn do người điều khiển xe chịu trách nhiệm.
Thực tế trong điểm 1 điều 126 Luật xử lý vi phạm hành chính cũng có quy định rõ: Đối với tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu thì trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp.
Ông Khuất Việt Hùng: tịch thu xe nhắm vào người điều khiển xe, không phải chủ phương tiện
Trong trường hợp này, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm vào ngân sách nhà nước. Trường hợp chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp có lỗi cố ý trong việc để người vi phạm sử dụng tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 của Luật này thì tang vật, phương tiện đó bị tịch thu sung vào ngân sách nhà nước.
Trước câu hỏi rất nhiều gia đình có chung một xe để đi lại hoặc mưu sinh, việc tịch thu phương tiện sẽ gây khó khăn cho không chỉ một người vi phạm, điều này có hợp lý? Ông Khuất Việt Hùng cho rằng, người điều khiển phương tiện phải ý thức được giá trị của chiếc xe và càng phải có trách nhiệm, không vi phạm các quy định để bảo vệ lợi ích gia đình. Bảo vệ tính mạng, sức khỏe của mình cũng là bảo vệ cuộc sống gia đình mình.
Trả lời câu hỏi trong trường hợp người mượn xe không có khả năng nộp phạt để lấy xe ra cho chủ sở hữu thì xử lý thế nào?
TS Khuất Việt Hùng cho biết, trong trường hợp người vi phạm dùng xe đi mượn không có đủ tiền nộp phạt để lấy lại xe trả cho chủ sở hữu thì Nhà nước sẽ có phương án giải quyết cụ thể.
TS Khuất Việt Hùng nhận định, qua thông tin báo chí, Ủy ban ATGT Quốc gia nhận thấy phần lớn mọi người đồng tình song cũng có ý kiến thắc mắc về mức phạt. Mục đích của chúng ta đưa ra chế tài đó không phải chỉ để xử phạt người dân mà là biện pháp giáo dục, răn đe cao. Việc đề xuất tịch thu xe của những lái xe có "hơi men" là một thông điệp mạnh.
Ý kiến trái chiều
Trước đây chúng ta mới chỉ đưa những thông điệp như "Uống bia rượu thì không lái xe", "lái xe uống rượu bia là phạm luật... nhưng hiệu quả không thấy rõ.
Việc đưa ra thông điệp mạnh như vậy tác động trực tiếp đến từng người dân và qua đó họ sẽ điều chỉnh hành vi của mình, ông Hùng bày tỏ mong muốn.
Trước đó, sau khi đề xuất tịch thu phương tiện của người lái xe khi say được công bố đã có không ít ý kiến dư luận phản đối việc áp dụng phương án giải quyết này. Theo đó, pháp luật là cái đúng đắn để áp dụng vào thực tiễn chứ không phải là “ngáo ộp” để hù dọa.
Pháp luật phải công bằng, đúng đắn, nghiêm minh.
Có những ý kiến cho rằng hình phạt cần phải thật nghiêm khắc để dân “sợ” mà không dám vi phạm. Điều này cũng không đúng vì theo lý thuyết, hình phạt không phải càng nghiêm khắc càng tốt mà yêu cầu đúng đắn là: hình phạt cần chính đáng, nghiêm minh nhưng không được hà khắc. Người dân chỉ tuân thủ pháp luật một cách thành tâm nếu họ cảm thấy pháp luật thể hiện sự công bằng và những giá trị đúng đắn.
Trên thế giới, chỉ có Scotland áp dụng biện pháp tịch thu phương tiện đối với người uống rượu lái xe nhưng có một số ngoại lệ (chẳng hạn xe không chính chủ) nhưng Liên hiệp Anh cũng rất lo ngại về tính chính đáng và hợp pháp việc tịch thu xe ở Scotland.
Các giải pháp thay thế
Như kinh nghiệm của Anh và Australia, bên cạnh phạt tiền, tước giấy phép nghiêm khắc, phạt tù (một vài tháng) có thể được áp dụng. Rõ ràng phạt tù có tính răn đe rất cao, còn hơn cả tịch thu phương tiện. Sở dĩ Việt Nam chưa thể áp dụng hình phạt tù cho uống rượu lái xe vì hành vi này chỉ được coi là vi phạm hành chính mà không phải là tội phạm, theo đó không áp dụng phạt tù. Vậy nên, thay vì đề xuất tịch thu phương tiện, ta hoàn toàn có thể thực hiện một giải pháp căn cơ hơn bằng cách coi hành vi uống rượu lái xe là tội phạm và đưa nó vào Bộ luật Hình sự. Khi đó, thay vì các cơ quan hành chính (cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông), thẩm quyền xét xử và áp dụng hình phạt thuộc về tòa án.
Quang Phong - Skcs.vn (tổng hợp)
Các tin khác
-
Bảng Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU theo luật lao động mới từ 2025
Từ 7/1 năm 2025, người lao động trong điều kiện lao động bình thường sẽ có độ tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam và lao động nữ sẽ như thế nào theo luật lao động mới áp dụng. -
Tối ưu nguồn năng lượng để bảo vệ môi trường
Với tốc độ phát triển chung trên thế giới hiện nay, nhu cầu về năng lượng là rất lớn, rất quan trọng. Nhưng việc khai thác, sử dụng và biến đổi năng lượng cũng là một yêu tố tác động xấu đến môi trường. -
Điều kiện, giấy tờ cần có để lên máy bay từ ngày 10/10
Sau khi bàn bạc thống nhất các phương án, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 1776/QĐ-BGTVT về quy định tạm thời triển khai các đường bay nội địa chở hành khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 hạn chế lây lan. -
Hà Nội cho phép thể dục ngoài trời, mở cửa trung tâm thương mại, thời trang, hóa mỹ phẩm
Từ ngày 28/9, UBND Hà Nội cho phép người dân thể dục, thể thao ngoài trời nhưng không được tập trung quá 10 người. Trung tâm thương mại (các cửa hàng ăn uống chỉ được phép bán mang về) và cửa hàng may mặc, thời trang, hóa mỹ phẩm cũng được mở cửa. -
Quy trình cấp giấy đi đường tại Hà Nội từ ngày 6/9 theo hướng dẫn của Công An Tp Hà Nội
Từ ngày 6/9 tại Hà Nội, có 6 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường tại "vùng đỏ", là nơi tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng. -
Danh sách số điện thoại hỗ trợ nhu yếu phẩm tại TP.HCM
Những người lao động có hoàn cản khó khăn cần hỗ trợ về các nhu yếu phẩm thiết yếu có thể liên hệ tới các số điện thoại các Trung tâm an sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh -
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Chỉ thị 10 của TP Hồ Chí Minh trong dịch COVID-19
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 như thế nào? -
Khủng khiếp: Đồ chơi LEGO có thể tồn tại 1.300 năm dưới đại dương
Nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Ô nhiễm môi trường vào ngày 29/2/2020, tập trung vào những viên nhựa của bộ đồ chơi LEGO trôi dạt vào bờ biển phía Tây Nam nước Anh. -
Quản lý và xử lý chất thải rắn
Xử lý rác thải phổ biến ở Việt Nam hiện nay có một số mô hình: đốt rác phát điện, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân vi sinh, chôn lấp, điện khí hóa và đốt rác thông thường.