Thông xe cao tốc hiện đại nhất Việt Nam dài 55km
Đường cao tốc HLD là tuyến đường bộ cao tốc nằm trong tuyến đường bộ cao tốc phía Đông thuộc quy hoạch mạng lưới đường cao tốc Việt Nam từ TPHCM nối quốc lộ 51, sân bay quốc tế Long Thành và quốc lộ 1A.
Dự án đưa vào khai thác đã góp phần giảm ùn tắc, tai nạn giao thông, nâng cao tốc độ chạy xe, giảm thời gian, chi phí vận chuyển... đẩy mạnh giao thương giữa TPHCM và các vùng lân cận phục vụ phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh trong khu vực.
Cắt băng khánh thành tuyến đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây
Dự án xây dựng đường cao tốc HLD dài 55km đi qua địa phận thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai với diện tích giải phóng mặt bằng của dự án là hơn 437 hecta; đền bù 1.990 hộ dân bị ảnh hưởng; di dời nhiều công trình công cộng.
Dự án được chia làm 2 dự án thành phần với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 20.630 tỷ đồng từ vốn vay thương mại (OCR) của ADB (276,8 triệu USD), vốn vay ODA của JICA (640,3 triệu USD) và vốn đối ứng của Việt Nam.
Dự án thành phần I (đoạn An Phú – Vành Đai II) được thiết kế theo tiêu chuẩn đô thị, tốc độ thiết kế 80km/h, quy mô giai đoạn 1 có 4 làn xe, mặt đường rộng 2 x 7,5m và 2 làn dừng khẩn cấp 2 x 3m.
Dựa án thành phần II (đoạn Vành Đai II – Long Thành – Dầu Giây) được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 120km/h, riêng cầu Long Thành tốc độ thiết kế 100km/h. Quy 4 làn xe, phần mặt đường rộng 2 x 7,5m và 2 làn dừng xe khẩn cấp 2 x 3m.
Cao tốc hiện đại nhất Việt Nam trước giờ thông xe
Do điều kiện địa chất, thủy văn khu vực xây dựng dự án phức tạp với số lượng lớn gồm 32 cầu (dài 17,5km), cầu Long Thành được điều chỉnh từ kết cấu dây văng sang sử dụng kết cấu dầm hộp bê tông cốt thép dự ứng lực… giảm chi phí xây dựng của dự án so với phương án dự kiến ban đầu khoảng 2.000 tỷ đồng. Đặc biệt cầu Long Thành vượt sông Đồng Nai dài 2,35km có kết cấu dầm hộp đúc hẫng cân bằng, tĩnh không thông thuyền cao 30,5m thuộc loại lớn nhất Việt Nam. Dự án xây dựng có 4 nút giao thông 1 trung tâm điều hành với hệ thông ITS, 3 trạm thu phí, 1 trạm dừng nghỉ.
Ngày 02/01/2014 đoạn từ Vành đai II đến Quốc Lộ 51 dài 20Km đã thông xe đưa vào khai thác; ngày 10/01/2015 đưa vào khai thác thành phần I của Dự án dài 4 Km từ Nút giao An Phú (quận 2) đến nút giao Vành đai II (quận 9) vượt tiến độ thi công 6 tháng. Sau 1 năm đưa vào khai thác, đoạn tuyến đã đảm bảo phục vụ cho hơn 5 triệu lượt phương tiện lưu thông an toàn và thông suốt.
Cao tốc nhìn từ trên cao
Việc đưa vào khai thác toàn tuyến cao tốc sẽ rút ngắn khoảng cách và thời gian đi các vùng lân cận TPHCM. Từ TPHCM đi Ngã ba Dầu Giây (quốc lộ 1A) theo lộ trình cũ hiện nay dài 70km, mất 3 giờ đồng hồ do thường xuyên ùn tắc giao thông. Trong khi đó, với đường cao tốc, lộ trình rút ngắn được 20km và thời gian lưu thông chỉ còn 1 giờ.
Đi huyện Long Thành (Đồng Nai) dài 45km, mất khoảng 1 tiếng đồng hồ; nay chỉ còn khoảng 22km, với thời gian lưu thông chỉ khoảng 20 phút.
Cao tốc phục vụ phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh trong khu vực
Đi Vũng Tàu dài khoảng 120km, thời gian lưu thông mất khoảng 2,5 giờ; trong khi đó đi đường cao tốc chỉ còn khoảng 95km với thời gian lưu thông chỉ còn 1 giờ 20 phút do rút ngắn được quãng đường và chất lượng lưu thông được đảm bảo không ùn tắc, đồng thời giảm 20 – 30% chi phí vận tải.
Trong năm 2015, Bộ Giao thông Vận Tải tiếp tục chỉ đạo nâng cấp quốc lộ 1A từ Lạng Sơn vào mũi Cà Mau. Hoàn thành giai đoạn 2, nối một số đoạn quan trọng của đường Hồ Chí Minh, đặc biệt là nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Huy động mọi nguồn lực để phát triển hệ thống đường bộ cao tốc Việt Nam, phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành 2.500km đường cao tốc Bắc Nam.
Skcs.vn (Tổng hợp)
Các tin khác
-
Bảng Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU theo luật lao động mới từ 2025
Từ 7/1 năm 2025, người lao động trong điều kiện lao động bình thường sẽ có độ tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam và lao động nữ sẽ như thế nào theo luật lao động mới áp dụng. -
Tối ưu nguồn năng lượng để bảo vệ môi trường
Với tốc độ phát triển chung trên thế giới hiện nay, nhu cầu về năng lượng là rất lớn, rất quan trọng. Nhưng việc khai thác, sử dụng và biến đổi năng lượng cũng là một yêu tố tác động xấu đến môi trường. -
Điều kiện, giấy tờ cần có để lên máy bay từ ngày 10/10
Sau khi bàn bạc thống nhất các phương án, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 1776/QĐ-BGTVT về quy định tạm thời triển khai các đường bay nội địa chở hành khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 hạn chế lây lan. -
Hà Nội cho phép thể dục ngoài trời, mở cửa trung tâm thương mại, thời trang, hóa mỹ phẩm
Từ ngày 28/9, UBND Hà Nội cho phép người dân thể dục, thể thao ngoài trời nhưng không được tập trung quá 10 người. Trung tâm thương mại (các cửa hàng ăn uống chỉ được phép bán mang về) và cửa hàng may mặc, thời trang, hóa mỹ phẩm cũng được mở cửa. -
Quy trình cấp giấy đi đường tại Hà Nội từ ngày 6/9 theo hướng dẫn của Công An Tp Hà Nội
Từ ngày 6/9 tại Hà Nội, có 6 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường tại "vùng đỏ", là nơi tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng. -
Danh sách số điện thoại hỗ trợ nhu yếu phẩm tại TP.HCM
Những người lao động có hoàn cản khó khăn cần hỗ trợ về các nhu yếu phẩm thiết yếu có thể liên hệ tới các số điện thoại các Trung tâm an sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh -
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Chỉ thị 10 của TP Hồ Chí Minh trong dịch COVID-19
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 như thế nào? -
Khủng khiếp: Đồ chơi LEGO có thể tồn tại 1.300 năm dưới đại dương
Nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Ô nhiễm môi trường vào ngày 29/2/2020, tập trung vào những viên nhựa của bộ đồ chơi LEGO trôi dạt vào bờ biển phía Tây Nam nước Anh. -
Quản lý và xử lý chất thải rắn
Xử lý rác thải phổ biến ở Việt Nam hiện nay có một số mô hình: đốt rác phát điện, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân vi sinh, chôn lấp, điện khí hóa và đốt rác thông thường.