Thống kê nhanh về thiệt hại từ cơn bão số 1
Thống kê nhanh về thiệt hại từ cơn bão số 1
Theo thông tin mới nhận được thì ít nhất đã có 2 người chết và một cháu bé 4 tuổi bị lũ cuốn trôi mất tích sau khi bão số 1 đổ bộ vào Hải Phòng, Quảng Ninh. Ngoài ra, bão đã gây mưa lớn trên toàn miền Bắc làm tê liệt hệ thống giao thông...
Tại Sơn La có 2 người chết, 1 người mất tích
Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, mưa lớn khiến ít nhất 2 người chết, một người mất tích. Danh tính hai nạn nhân thiệt mạng là cụ Giàng Tao Lánh (100 tuổi, tại bản Pa Kha 1, xã Chiềng Tương, huyện Yên Châu) và chị Lê Thị Hương (25 tuổi tại bản Hốc, xã Mường Khiêng, huyện Thuận Châu). Ngoài ra cháu Hà Văn Kiên (4 tuổi, bản Cang, xã Chiềng Khừa, huyện Mộc Châu) bị lũ cuốn trôi hiện vẫn chưa tìm thấy thi thể cháu Kiên.
Lũ quét ở Sơn La khiến 2 người chết, 1 cháu bé 4 tuổi bị mất tích
Đến chiều 24/6, tại tỉnh Sơn La đã xảy ra mưa to đến rất to khiến mực nước suối dâng cao, gây ra lũ quét làm hư hỏng nhà dân, gây sạt lở đất đá trên nhiều tuyến đường và diện tích hoa màu. Ngoài ra, mưa lớn đã cuốn trôi, làm hư hỏng 23 ngôi nhà, làm ngập 68ha lúa, 11ha ngô, 20 con trâu bò; cuốn trôi và làm nhiều tuyến đường trên địa bàn bị hư hỏng nặng, gây ách tắc giao thông trong nhiều giờ liên tiếp.
Thái Bình công tác sơ tán tốt, không có thiệt hại về người
Tại Thái Bình, công tác sơ tán, di dân vào nơi trú ẩn đảm bảo an toàn cho người sinh sống cửa sông, ven biển, trên các chòi nuôi ngao, các lồng bè, khu nuôi trồng, khai thác thủy, hải sản, tại hai địa phương ven biển là Thái Thụy và Tiền Hải được tiến hành khẩn trương.
Thái Bình gây ngập úng trên diện rộng
Đặc biệt, khu vực huyện Thái Thụy, gần 270 lao động ở gần 200 chòi trông coi ngao đã di chuyển vào bờ an toàn. Hơn 1.000 lao động nuôi trồng thủy sản ngoài đê chính tại 610 nhà lều trông coi đã được thông tin và di chuyển an toàn vào trong đê chính. Số lượng dân sinh sống trong đê chính ở những nhà yếu là 1.652 hộ với gần 4. 200 người cũng được chính quyền các xã, thị trấn thông báo và có biện pháp đảm bảo an toàn.
Huyện Tiền Hải lồng bè, nuôi trồng thủy hải sản ven được sơ tán an toàn
Tại Huyện Tiền Hải, hơn 1.500 hộ với 2.100 người ở khu vực lồng bè, chòi canh, nuôi trồng thủy hải sản ven biển đã sơ tán, di dời vào nơi trú ẩn an toàn.
Ngoài ra, Địa phương này có gần 300 nhà yếu với gần 720 người cơ bản đã được di chuyển vào nơi tránh trú bão theo đúng phương án đã đề ra. Toàn huyện có gần 220 hộ với gần 700 nhân khẩu hiện đang sinh sống và tham gia các hoạt động khác ngoài đê biển cũng đã cơ bản di chuyển vào nơi tránh trú.
Hải Phòng – Quảng Ninh:1 người bị thương, 3 phương tiện bị trôi dạt, mắc cạn
Thống kê sơ bộ ban đầu, bão đã khiến 1 người bị thương và 3 phương tiện trong âu cảng Bạch Long Vỹ đứt neo, dây chằng buộc, trôi dạt và mắc cạn sát bờ âu cảng; một số diện tích hoa màu, cây cối, cột điện bị hư hỏng; nhiều căn nhà tốc mái.
Hà Nội mưa to vào giờ cao điểm gây ách tắc giao thông và ngập úng
17h30 ngày 24/6, khu vực nội thành Hà Nội có mưa to khiến nhiều tuyến đường rơi vào tình trạng tắc nghẽn kéo dài, các phương tiện di chuyển hết sức khó khăn.
Đặc biệt tại tuyến đường Nguyễn Xiển, nhiều xe máy bị quật ngã. Vì vậyngười dân phải dừng lại và táp vào vỉa hè để tránh mưa gió lớn.
Hiện cơn bão số 1 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Tuy nhiên, công tác khắc phục hậu quả sau bão vẫn đang được triển khai. Qua đó, Văn phòng Thường trực ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương tiếp tục có Điện gửi các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh yêu cầu: Theo dõi chặt chẽ tình hình mưa lũ trên địa bàn; cảnh báo và sẵn sàng sơ tán dân tại các điểm có nguy cơ lũ quét, sạt lở bờ sông suối, sạt lở núi, khu vực có hầm lò khai thác khoáng sản; chủ động phương án đảm bảo an toàn cho hồ đập; kiểm soát, hướng dẫn người qua lại các ngầm, đường bị ngập, bến đò; sẵn sàng phương án cứu hộ cứu nạn.
Hải Yến (tổng hợp)
Các tin khác
-
Bảng Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU theo luật lao động mới từ 2025
Từ 7/1 năm 2025, người lao động trong điều kiện lao động bình thường sẽ có độ tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam và lao động nữ sẽ như thế nào theo luật lao động mới áp dụng. -
Tối ưu nguồn năng lượng để bảo vệ môi trường
Với tốc độ phát triển chung trên thế giới hiện nay, nhu cầu về năng lượng là rất lớn, rất quan trọng. Nhưng việc khai thác, sử dụng và biến đổi năng lượng cũng là một yêu tố tác động xấu đến môi trường. -
Điều kiện, giấy tờ cần có để lên máy bay từ ngày 10/10
Sau khi bàn bạc thống nhất các phương án, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 1776/QĐ-BGTVT về quy định tạm thời triển khai các đường bay nội địa chở hành khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 hạn chế lây lan. -
Hà Nội cho phép thể dục ngoài trời, mở cửa trung tâm thương mại, thời trang, hóa mỹ phẩm
Từ ngày 28/9, UBND Hà Nội cho phép người dân thể dục, thể thao ngoài trời nhưng không được tập trung quá 10 người. Trung tâm thương mại (các cửa hàng ăn uống chỉ được phép bán mang về) và cửa hàng may mặc, thời trang, hóa mỹ phẩm cũng được mở cửa. -
Quy trình cấp giấy đi đường tại Hà Nội từ ngày 6/9 theo hướng dẫn của Công An Tp Hà Nội
Từ ngày 6/9 tại Hà Nội, có 6 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường tại "vùng đỏ", là nơi tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng. -
Danh sách số điện thoại hỗ trợ nhu yếu phẩm tại TP.HCM
Những người lao động có hoàn cản khó khăn cần hỗ trợ về các nhu yếu phẩm thiết yếu có thể liên hệ tới các số điện thoại các Trung tâm an sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh -
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Chỉ thị 10 của TP Hồ Chí Minh trong dịch COVID-19
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 như thế nào? -
Khủng khiếp: Đồ chơi LEGO có thể tồn tại 1.300 năm dưới đại dương
Nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Ô nhiễm môi trường vào ngày 29/2/2020, tập trung vào những viên nhựa của bộ đồ chơi LEGO trôi dạt vào bờ biển phía Tây Nam nước Anh. -
Quản lý và xử lý chất thải rắn
Xử lý rác thải phổ biến ở Việt Nam hiện nay có một số mô hình: đốt rác phát điện, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân vi sinh, chôn lấp, điện khí hóa và đốt rác thông thường.