Thời tiết nóng bức, động vật chống chọi như thế nào?

5/27/2015 10:45:23 PM
Thời tiết nắng nóng chúng ta không thể rời khỏi quạt và điều hòa – nhưng công cụ làm mát hiệu quả vậy còn động vật thì sao, trời nóng thế này chúng chống chọi thế nào, bạn có bao giờ nghĩ đến vấn đề này hay không?

 

Thời tiết nắng nóng chúng ta không thể rời khỏi quạt và điều hòa – nhưng công cụ làm mát hiệu quả vậy còn động vật thì sao, trời nóng thế này chúng chống chọi thế nào, bạn có bao giờ nghĩ đến vấn đề này hay không?

Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây bạn sẽ phải bật cười và vô cùng ngạc nhiên vì các tuyệt chiêu chống nóng ‘bá đạo’ của chúng đấy.

 

Cá phổi

 

 

Cá phổi Tây Phi Protopterus annectens sinh sống trong hầu khắp các môi trường nước ngọt của Tây Phi, Trung Phi và một nửa phía Bắc của Nam Phi, chúng đồng thời cũng là một trong sáu loài cá phổi còn tồn tại trên thế giới.

Vào mùa khô, tại đầm lầy và những khu vực nước nông, nước thường bốc hơi hết, và tình trạng này sẽ kéo dài trong vài tháng trước khi có mưa.

Các loài cá khác trong điều kiện thời tiết như vậy nếu không bị ánh Mặt trời thiêu đốt thì chúng cũng sẽ chết vì mất nước và thiếu oxy tuy nhiên, cá phổi vẫn sống khỏe mạnh, tại sao vậy?

Lý do bởi cá phổi sẽ trốn sâu xuống dưới lớp bùn và tiết thật nhiều chất nhầy bao bọc cơ thể, chất nhầy này sau đó cứng lại thành một cái kén. Vỏ kén chỉ cho phép không khí lưu thông nhưng giữ nước lại khiến cá phổi không bao giờ bị khô. Dưới mặt đất nhiệt độ cũng thấp hơn bên ngoài nên chúng cứ vô tư ngủ trong điều kiện mát mẻ, đến khi mùa mưa trở lại mới chui ra kén.

 

Cò Marabou

 

 

Ở Châu Phi, điều kiện khó khăn, nguồn nước ít, ánh nắng mặt trời thường xuyên thiêu đốt, sống ở trong hoàn cảnh khắc nghiệt như vậy loại cò Marabou đã nghĩ ra cách làm mát vô cùng kỳ dị đó chính là…tiểu lên chân của chính mình.

Lý do của việc làm này là bởi lẽ đôi chân của cò là nơi tiếp xúc với mặt đất nơi có nhiệt độ cao nhất đồng thời do chân cò có màu tối nên càng dễ dàng hấp thụ nhiệt từ ánh nắng mặt trời hơn. Nước tiểu của chúng lại chứa nước và acid uric, có hai tác dụng chính, một mặt, nước sẽ bốc hơi lấy đi nhiệt từ đôi chân. Mặt khác, lượng acid uric kết tinh sẽ bám lên chân, tạo thành một lớp bảo vệ màu trắng giúp phản xạ lại ánh nắng vô cùng tốt.

 

Tắc kè hoa sa mạc

 

 

Tại sa mạc Namib – sa mạc khô hạn và nóng nhất thế giới nằm ở phía Nam Châu Phi tồn tại một loài động vật có sức sống vô cùng bền bỉ đó chính là tắc kè hoa sa mạc Chamaeleo namaquensis.

Những loài động vật có khả năng sinh tồn tại vùng đất khắc nghiệt này bao gồm tắc kè hoa sa mạc đều có những khả năng phi thường bởi nhiệt độ tại đây ban ngày có thể vượt mức 45 độ C, trong khi ban đêm ở dưới mức đóng băng.

Chúng không cần uống nước, chỉ lấy lượng nước cần thiết từ thức ăn. Ngoài ra, loài này còn sử dụng khả năng biến đổi màu “nhanh như chớp” để thích nghi với sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa ngày và đêm.

Vào sáng sớm, khi nhiệt độ xung quanh còn thấp, tắc kè hoa sẽ biến đổi lớp da thành màu đen sậm để có thể hấp thu nhiệt từ Mặt trời nhanh nhất. Khi nhiệt độ càng tăng màu da tắc kè hoa sẽ càng nhạt dần cho đến khi trở thành màu trắng vào giữa trưa nhằm phản xạ lại hầu hết nhiệt.

 

Chó

 

 

Đối với loài chó - tuyến mồ hôi không phân bố rộng khắp mà chỉ tập trung tại lòng bàn chân. Do đó, cho dù trời nóng thế nào bạn cũng không bao giờ thấy một con chó ướt đẫm mồ hôi mà chỉ đôi khi là những vệt chân ướt của chúng.

Với số lượng khá ít các tuyến mồ hôi như vậy, loài chó đã không chọn cách giải nhiệt bằng mồ hôi như chúng ta, mà bằng phương pháp “độc quyền” của giống loài, thè lưỡi và thở hổn hển.

Những hơi thở mạnh sẽ giúp lượng nước bọt trên lưỡi và chất ẩm trong phổi chó bay hơi theo cùng cách thức làm mát của mồ hôi. Đồng thời, lượng mạch máu tập trung tại lưỡi và phổi loài chó cũng rất nhiều, đẩy nhanh quá trình luân chuyển máu làm mát cơ thể.

 

Skcs.vn (theo trithuctre)

Các tin khác