Thời điểm nào cho chó giao phối là tốt nhất
Cần phải quan sát và theo dõi bộ phận sinh dục của chó, ghi sổ tính ngày giao phối để có giống tốt nhất. Các khâu chọn giống và chăm sóc chó cái trước khi giao phối cũng rất quan trọng. Hãy cùng suckhoecuocsong.com.vn tìm hiểu thêm về cách nhận biết giống chó cái tốt và cách chăm sóc chúng.
- Chọn giống: Chọn lọc theo phương pháp nghiên cứu hệ phả, chọn những con do bố, mẹ là giống tốt sinh ra. Những chó cái được chọn lọc theo tiêu chuẩn giống nghiệp vụ hoặc chó cảnh, chó bảo vệ, có tầm vóc ngoại hình cân đối, khoẻ mạnh, mông nở, chậu rộng, khoe sau rắn chắc có nhiều vú, các vú đối nhau qua trục bụng, các vú phải đều đôi với chó cái có từ 10 - 12 vú là tốt, nhưng chó cái giống thường được chọn từ lứa thứ 3 trở đi (vì lứa đầu con so chưa tốt, nếu ở lứa thứ 10 trở đi chó cũng đã già, con chất lượng kém).
- Chăm sóc chó cái sinh sản: Chó con sinh ra được một tuần, ta chọn làm giống, để tập trung chăm sóc nuôi dưỡng tốt hơn ngay từ đầu, phải cho chó này bú lâu hơn chó thường, nhưng tránh nuôi con cái quá béo hoặc quá gầy. Chú ý cho ăn đầy đủ chất đạm, chất khoáng và các Vitamin ngay từ đầu để khung xương phát triển đầy đủ, con to dễ đẻ.
Thường xuyên cho chó cái dạo chơi vận động thoải mái trong bầu không khí trong lành, tắm nắng hợp lý.
Khả năng sinh sắn của chó cái xuất hiện vào khoảng 10 - 12 tháng tuổi, cá biệt có con sớm hơn (nếu nuôi tốt) nhưng cũng có con muộn hơn. Lúc này các tế bào sinh dục cái đã phân chia, tế bào trứng đã trưởng thành, mặc dù ở con cái đã xuất hiện khả năng sinh dục, nhưng tầm vóc và sự phát triển cơ thể còn đang tiếp tục phát triển.
Vì vậy, cho giao phối ở tuổi này là không hợp lý, vì những chó này sinh ra con khả năng sống và phát triển rất thấp. Tuổi giao phối thích hợp cho chó cái vào lúc 18-20 tháng tuổi, nghĩa là phải bỏ qua 2 lần động dục đầu, mà đến lần 3 mới cho phối giống, thời gian này sự phát triển cơ thể của con cái đã hoàn thiện hơn.
Cũng như chó đực, khi chó cái chuẩn bị cho phối giống cần bồi dưỡng trước kỳ là 15 ngày, cho ăn đủ chất đạm, và các loại sinh tố, các chất giàu khoáng đa và vi lượng, cần thiết cho sự phát triển của bào thai. Chuồng nuôi phải khô ráo, sạch, thoáng mát, đủ nước sạch cho chó uống thường xuyên.
Khi nuôi dưỡng chăm sóc chó, phát hiện chó cái động dục cần phải mở sổ ghi chép ngày giờ bắt đầu động dục (tính từ ngày chảy máu ở âm hộ đầu tiên).
Và cũng từ đây theo dõi chặt chẽ sự thay đổi màu sắc ở âm hộ chó cái. Chú ý cả chất nhầy thải ra, xác định ngày và cho đực phối đúng ngày, về mặt sinh lý chó, thường từ ngày thứ 9 trở đi đã có khả năng chịu đực. Các chủ nuôi chó đực giống có nhiều kinh nghiệm định ngày phối giống cho chó cái tương đối chính xác.
Tính ngày, kết hợp theo dõi màu sắc, chất thải ở cơ quan sinh dục cái. Nếu quyết định cho nhảy chính xác, khả năng thụ thai cao và sô con đẻ ra sẽ nhiều.
Thời điểm nào cho chó giao phối là tốt nhất
Suckhoecuocsong.com.vn
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.