Quy trình chăm sóc cá thần tiên sống khỏe dành cho người mới nuôi
Cá ông tiên có tên gọi khác là cá thần tiên có dáng tuyệt đẹp nên được nhiều chọn nuôi. Cá thần tiên thân mình nhỏ nên không kén hồ nuôi rộng thích hợp được với không gian nhà nhỏ.
Nhiều người chọn nuôi cá ông tiên bởi giống cá này vừa đẹp vừa sang, ung dung tự tại lượn lờ bơi trong bể lúc nào nào cũng giống như kẻ nhàn du vô lo. Do cá thần tiên có dáng tròn thân dẹp cùng với vi ngực, vi lưng, vi bụng quá dài khi di chuyển tạo sự mềm mại, thướt tha, đĩnh đạc tạo nét phúc hậu như một ônng tiên. Giúp cho người nuôi giải tỏa những cảm giác căng thẳng sau ngày làm việc vất vả, căng thẳng.
Hướng dẫn quy trình chăm sóc cá ông tiên (cá thần tiên)
Bể nuôi cá thần tiên
Nên chọn bể có kích thước rộng rãi để cá thuận lợi di chuyển nhưng không cần quá rộng chiếm nhiều diện tích ngôi nhà. Đặt bể cá tại nơi yên tĩnh, thoáng mát, không đặt bể nuôi dưới ánh nắng mặt trời. Trong bể nuôi cá đặt dụng cụ xục khí để đảm bảo lượng oxy cần thiết cho cá sinh sống. Đặt đá cảnh, hòn non bộ mini, vài cây thủy sinh, rong rêu,…Thay nước khoảng ¼ lượng nước trong bể, nước cần loại bỏ lượng clo trong nước trước khi bỏ vào bể cá ông tiên. Không nên sử dụng nước máy vừa bơm nên để cho vào bể cá bởi cá rất nhạy cảm.
Nhiệt độ bể nuôi cá thần tiên:
Nhiệt độ bể nuôi cá thần tiên dao động từ 20 – 30 độ C. Độ PH trong nước nuôi từ 6,0 – 8,0, độ cứng của nước (dH) khoảng 9 – 25 thích hợp nhất cho sự phát triển cho cá thần tiên.
Thức ăn cá thần tiên:
Cá thần tiên ăn chủ yếu bo bo, sinh vật nhỏ như lăng loăng, tép nhỏ, cá nhỏ. Nếu cá thần tiên bị đói cá ông tiên có thể rỉa cá bảy màu làm thức ăn. Cá thần tiên ăn rất ít hoặc không ăn thức ăn cho cá cảnh dạng viên.
Phân biệt giới tính cá thần tiên (cá ông tiên):
Cá thần tiên rất khó phân biệt được giới tính. Nhiều người kinh nghiệm nuôi cá thần tiên nhận biết cá ông tiên đực, cái thông qua khoảng cách giữa vi bụng và vi hậu môn. Cá thần tiên cái khoảng cách rộng hơn một chút so với cá đực.
Do quá khó để phân biệt giới tính người nuôi chỉ còn cách chờ đến mùa mưa để phân biệt đâu là cá đực đâu là cá cái để bắt nuôi riêng.
Cá mái khi trứng già bụng sẽ to, bơi chậm chạp cá đực sẽ thường xuyên nối đuôi theo cá cái để ve vãn, tán tỉnh cá cái.
Chăm sóc cá thần tiên sinh sản:
Cá thần tiên sinh sản cần có bể nuôi riêng không thả chung với những loại cá cảnh khác. Bên trong bể cá nuôi đặt cụm rong dài khoảng 20 cm để cá mái làm ổ đẻ trứng. Nếu không có thể thay thế rong bằng cục gạch ống còn mới được rửa sạc sẽ đặt dựng đứng xuống đáy bể nuôi. Cách xa mặt hồ khoảng 10 cm hoặc hơn để cá mái có thể tự do bơi lượn qua ổ đẻ trứng.
Mỗi đợt sinh sản cá thần tiên sẽ để vài trăm trứng có khi cả nghìn trứng. Lứa đầu cá cái thường đẻ ít nhưng những năm tiếp theo số lượng trứng lại càng tăng thêm.
Sau khi phát hiện ổ đẻ trong bể nuôi mỗi cặp cá bố mẹ liền kè nhau, quấn quít bên nhau một lúc. Cá đực sẽ rưới chất nhờn lên rong hoặc gạch ống tiếp đó cá cái sẽ đẻ trứng lên chất nhờn đó.
Sau khi đẻ xong cá cha mẹ sẽ quẩn quanh ổ trứng để canh trừng. Thỉnh thoảng cá bố mẹ sẽ đảo trứng nếu trứng nào rơi xuống đáy bể cá sẽ được cá bố nhặt lên đặt lại vào tổ. Hai ngày sau khi trứng nở cá con sẽ chỉ sống bám vào tổ ba bố ngày mới dám chịu rời khỏi để đi kiếm ăn.
Cá con khoảng 3-4 ngày tuổi chúng sẽ biết ăn mồi. Người nuôi cho cá con ăn bột trứng, bột gạo rang vàng trộn cùng lòng đỏ trứng phơi khô. Từ 10 ngày tuổi cá con ă được lăng loăng, sinh vật nhỏ.
Cá thần tiên là một loại cá có tuổi thọ cao. Tuy nhiên, nếu không biết rõ cách chăm sóc sẽ dẫn đến các bệnh thường gặp ở cá thần tiên và rút ngắn tuổi thọ của cá.
Điều trị một số bệnh thường gặp ở cá thần tiên
Tuyệt thực ở cá thần tiên: Cá tuyệt thực là tình trạng cá mất cảm giác ngon miệng và không muốn ăn. Việc này sẽ dẫn đến cá thần tiên bị lờ đờ, chậm chạp, để lâu sẽ bị chết. Điều trị vấn đề tuyệt thực ở cá bằng cách đặt bể cá ở một nơi không quá ồn ào, ổn định nhiệt độ nước ở 30 độ C, và thay đổi thức ăn phù hợp hơn cho cá.
Bệnh Exophthalmia ở cá thần tiên: Quan sát thấy cá nổi đốm đen, mất vây, nổi u, bên trong cơ thể cá bị xuất huyết. Nguyên nhân do không thường xuyên vệ sinh bể cá, nước nuôi cá quas bẩn, không bảo trì bể nuôi khiến cá bị nhiễm trùng bởi các loại ký sinh trùng
Điều trị bệnh Exophthalmia ở cá thần tiên bằng cách sát khuẩn bể nuôi cá, dụng cụ trong bể nuôi, vệ sinh bể cá thường xuyên, dùng một số thuốc chuyên dụng để điều trị bệnh.
Bệnh Đốm trắng ở cá thần tiên: Bệnh Đốm trắng có hiểu hiện như xuất hiện những nốt nhỏ màu trắng phủ đầy khắp mình cá, lan truyền sang cả vây. Nguyên nhân được xác định do cá nhiễm ký sinh trùng, bể cá nuôi bị bẩn, không thay nước thường xuyên.
Điều trị bệnh bằng cách dùng thuốc tím hoặc tetra muối hột ít bonsoi và những phương pháp vật lý như tăng nhiệt độ nước (32 – 35 độ C) trong vòng 4 – 6 ngày.
Suckhoecuocsong.com.vn (TH)
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.