Quá trình phát dục, thụ thai và sinh con của chó
Sinh lý sinh dục đực:
Dịch hoàn sản sinh ra tinh trùng nhờ các chất dinh dưỡng và các chất khoáng, vitamin nhất là vitamin A và vitamin E. Nhiệt độ của dịch hoàn phải luôn luôn gần bằng thân nhiệt, nếu nhiệt độ cao cản trồ sự sinh tinh. Dịch hoàn phát triển liên quan mật thiết tới tuyến giáp.
Nhiệp vụ chính của dịch hoàn là sinh ra tinh trùng để duy trì nòi giông, nó còn tiết ra kích tố sinh dục nam (Testosterol) có tác dụng duy trì sự phát triển của giới tính và tính hăng của con vật.
Sinh lý sinh dục cái:
Khi đã thành thục, buồng trứng bắt đầu hoạt động, trứng chín và rụng vào ống dẫn trứng rồi chuyển xuống tử cung, gặp tinh trùng thụ thai, con vật mang thai khoảng 60 ngày (có thể cộng trừ 2 ngày) rồi đẻ. Sự hoạt động rụng trứng có chu kỳ (chu kỳ khoảng 180 ngày, một năm 2 kỳ động dục).
Biểu hiện chu kỳ động dục được chia làm 4 giai đoạn:
Giai đoạn trước động đực: Noãn bào nở to ra, thành noãn bào mỏng dần, ống dẫn trứng to thêm, niêm mạc tử cung dày lên.
Giai đoạn động đực: Có rối loạn về sinh lý (triệu chứng động dục), thượng bì âm đạo dày lên, chung quanh âm hộ có máu chảy ra, từ 7 - 12 ngày máu thôi không chảy, thay vào đó là chất nhày màu sáng chảy ra, kéo dài thêm vài ngày nữa, trong thời kỳ động đực trung bình từ 9-12 ngày có thể cho phôi, cá biệt có con kéo dài thời kỳ này hơn nữa, nên việc theo dõi chọn phôi vào ngày chịu đực là rất cần thiết.
Trong thời kỳ động đực, chó bỏ ăn, hoặc ăn ít, đôi khi mất khả năng khứu giác các phản xạ có điều kiện qua luyện tập bị rối loạn.
Ở con cái trong thời kỳ động đực phát ra một thứ mùi đặc biệt rất hấp dẫn con đực, làm tăng tính dục của con đực, hấp dẫn cho con đực, vì vậy không nên nuôi chó đực và chó cái gần nhau.
Giai đoạn sau động dục: Sau khi trứng rụng, bao noãn biến thành hoàng thể, và có chức năng như một tuyến nội tiết. Nếu trứng được thụ tinh, con vật mang thai hoàng thể sẽ tồn tại, phát triển và tiết ra hormon gọi là Progesterol làm cho tử cung dày thêm, giúp cho thai phát triển, con vật không động dục nữa.
Nếu trứng không thụ tinh, hoàng thể teo đi tử cung trở lại bình thường.
Giai đoạn giữa hai chu kỳ động đực:
Nếu trứng rụng mà không được thụ tinh con vật cũng không động đực trở lại ngay mà phải đến chu kỳ sau. Nếu con vật có thai thì chu kỳ động đực ngừng lại cho đến khi sinh con, cai sữa chu kỳ mới có khả năng trở lại.
Rụng trứng và thụ thai:
Thuỳ trước tuyến yên tiết ra kích noãn tố (folliculin stimulin) có tác dụng thúc đẩy noãn bào lớn lên và chín, tiết ra noãn tố. Kích sinh hoàng thể tố (Luteinno - Stimulin) làm vỡ noãn bào, trứng rụng noãn bào và tạo ra hoàng thể. Trứng rụng vào loa kèn xuống ống dẫn trứng, di chuyển đến tử cung, lượng trứng rụng trong mỗi chu kỳ nhiều hay ít tuỳ từng cá thể.
Trứng và tinh trùng đồng hoá lẫn nhau tạo thành hợp tử; hợp tử vừa phân chia vừa chuyển dần đến tử cung, đến tử cung hợp tử đã thành thai, tiết men làm niêm mạc tử cung giữ chặt thai lại, nhau bắt đầu hình thành làm nhiệm vụ nuôi dưỡng thai và tiết ra prolan B (Gonado - Stimulin) để kích thích hoàng thể phát triển; nhau thai còn tiết nhiều progesterol, đưa vào máu, ức chế tuyến yên không tiết ra kích noãn tố do đó noãn bào không phát triển, trứng không chín, không rụng, trứng, con vật không động dục nữa.
Vú và sự tiết sữa:
Vào giữa thời kỳ mang thai vú bắt đầu tiết ra ít sữa non. Sau khi đẻ con vật tiết sữa đầu khoảng 3 - 5 ngày, sau đó con vật tiết sữa bình thường để nuôi con, và lượng sữa cạn dần từ ngày thứ 35 - 40.
Sữa đầu đặc biệt quan trọng đối với chó con vì trong sữa đầu có chứa kháng thể chữa bệnh cho chó con trong khoảng 45 - 60 ngày tuổi (kể từ khi sinh) do đó khi chó con mới sinh cần tổ chức cho tất cả cho con được bú sữa đầu.
Quá trình phát dục, thụ thai và sinh con của chó
Suckhoecuocsong.com.vn
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.