Quá trình hình thành nên mật ong diễn ra như thế nào?

4/13/2019 10:11:00 AM
Mật ong được tạo thành từ chất ngọt do ong thu thập được trong các bông hoa. Cấu tạo của mật ong bao gồm đường Fructoza và Glucoza, nước, dầu và một loại enzim đặc biệt. Vậy quá tình hình thành nên mật ong được diễn ra như thế nào?

 

Mật ong được tạo thành từ chất ngọt do ong thu thập được trong các bông hoa. Cấu tạo của mật ong bao gồm đường Fructoza và Glucoza, nước, dầu và một loại enzim đặc biệt. Vậy quá tình hình thành nên mật ong được diễn ra như thế nào?

Một đàn ong mật sẽ bao gồm ong chúa, ong đực và hàng ngàn con ong thợ duy trì sự phát triển của đàn ong. Những con ong thợ có nhiệm vụ xây dựng tổ, tìm kiếm mật hoa và phấn hoa chúng sử dụng những chiếc vòi của mình để hút mật hoa và cất giữ mật hoa trong cái túi dạ dày đặc biệt của mình. Dạ dày của những con ong thợ có thể  chứa tới gần 70mg mật hoa và khi đầy, nó sẽ nặng gần bằng trọng lượng của một chú ong.

Để chứa đầy mật hoa các chú ong thợ phải cần khoảng 100-1500 bông hoa. Sau khi đầy mật chúng sẽ chuyển lượng mật hoa dự trữ ấy cho những con ong thợ khác ở tổ.

Lúc này một con ong thợ khách tiếp nhận mật hoa của con ong thợ A, giọt mật rơi vào vòi con ong thợ B và nó nuốt vào diều, dùng vòi đưa giọt mật từ trong diều ra ngoài rồi đưa ngược vào trong từ 120 - 240 lần như vậy. Giọt mật lúc này đã luyện trong diều con ong thợ này được con ong kia tìm một lỗ tổ ong còn trống phía trên cầu nhỏ giọt mật vào. Loại mật ong này mới luyện còn chứa nhiều nước 40 - 80% nên chưa phải là mật ong hoàn chỉnh. Muốn cho mật ong hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn thì con ong còn phải có một quá trình làm đặc sánh lại cho đến khi trong mật ong chỉ còn 18 - 20% nước.

Quá trình cô đặc mật ong

Bước 1: Quá trình hút nước của diều khi giọt mật đang ở trong diều (các tế bào của thành diều hút nước chuyển thành hồng bạch huyết, qua ống Marnphighi vào ruột để bài tiết ra ngoài).

Bước 2: Quá trình di chuyển treo các giọt mật trên miệng lỗ tổ ong từ lỗ này sang lỗ khác để quá trình bốc hơi được nhanh chóng. Mật ong non sẽ trở thành mật ong sánh.

Bước 3: Một số con ong thợ làm nhiệm vụ vỗ cánh tạo ra gió trong thùng ong để tăng sự bốc hơi trong mật non. Mỗi con ong cụ thể vỗ cánh 26.400 lần trong một phút để góp phần tăng nhanh bốc hơi nước trong mật.

Ngay khi mật đủ đặc, những chú ong sẽ đóng nắp những cái ngăn đó lại bằng một cái nút sáp ong. Mật ong được dự trữ và ăn dần. Trong một vòng một năm thì một con ong sẽ tạo ra được khoảng 55-91kg mật.

Suckhoecuocsong.vn/Theo Thư viện Bộ NN&PTNT

Các tin khác