Phát hiện nhiều sai phạm trong dự án Đường sắt Cát Linh Hà Đông
Mặc dù tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông vẫn chưa hoàn thiện nhưng hệ lụy từ công trình này khiến người dân Hà Nội cảm thấy thất vọng… vì sự tắc trách, cẩu thả trong thi công, bảo đảm an toàn VSLĐ…Theo thông tin từ Bộ LĐ-TB&XH vừa cho biết, đã phát hiện hàng loạt vi phạm trong hợp đồng lao động, an toàn lao động của Tổng thầu Trung Quốc tại Công trình thi công đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội)…
Doanh nghiệp chưa thực hiện đúng quy định pháp luật lao động
Qua kiểm tra, thanh tra Bộ LĐ-TB&XH phát hiện doanh nghiệp chưa thực hiện đúng nhiều quy định của pháp luật lao động. Các vi phạm được phát hiện như: Chưa báo cáo định kỳ về tình hình sử dụng và nhu cầu tuyển dụng lao động 6 tháng, hàng năm với cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương.
Trong hợp đồng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động chưa thỏa thuận cụ thể, như: Không thỏa thuận nội dung bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; mục công việc phải làm ghi “người sử dụng lao động căn cứ yêu cầu công việc kinh doanh sản xuất và năng lực thế hiện của người lao động đế sắp xếp công việc và nơi làm việc hợp lý”.
Các sai phạm trong dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông
Theo Kết luận thanh tra, Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc (gọi tắt là doanh nghiệp) nhận thi Công trình đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội). Tổng số lao động đang làm việc tại Công trình là 168 người, trong đó có 86 người Trung Quốc, 82 người Việt Nam. Tổng chiều dài thi công là 13,012 km với 12 nhà ga.
Hợp đồng lao động đã ký kết với người lao động có nội dung chưa phù hợp với quy định của pháp luật lao động, cụ thể: Quy định người sử dụng lao động có thể hủy hợp đồng lao động trong trường hợp: “Người lao động vi phạm pháp luật hoặc gây rối làm mất trật tự trị an xã hội, nơi công cộng, các hoạt động tập thể...” và “người lao động sinh con ngoài kế hoạch”.
Cũng tại khoản 1 Điều 6 hợp đồng lao động quy định điều khoản thi hành “khi người lao động và người sử dụng lao động ký hợp đồng lao động thì người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động đối với đơn vị khác, nếu không người sử dụng lao động có quyền chấm dứt hợp đồng lao động…”
Về tiền lương, doanh nghiệp áp dụng mức lương tối thiểu thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định. Qua kiểm tra 20 hợp đồng lao động, doanh nghiệp đang áp dụng mức lương chính và tiền công là 3.000.000 đồng/tháng (trong khi mức lương tối thiểu vùng quy định tại Hà Nội là 3.100.000 đồng/tháng)…
"Doanh nghiệp chưa xây dựng và gửi hệ thống thang lương, bảng lương, định mức lao động về cơ quan quản lý Nhà nước về lao động địa phương; chưa trả tiền lương những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm hoặc nghỉ chưa hết số ngày nghỉ hàng năm theo quy định; chưa tham gia BHXH, BHTN cho 28/82 người lao động thuộc đối tượng phải tham gia theo quy định" - Kết luận thanh tra.
Doanh nghiệp chưa đảm bảo các quy định về an toàn lao động
Nhà thầu hưa thực hiện đúng các quy định về an toàn lao động cũng không ít. Cụ thể: Doanh nghiệp chưa thống kê đầy đủ số lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; chưa báo cáo định kỳ về tình hình tai nạn lao động 6 tháng, hàng năm với cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương; chưa khai báo với Sở LĐ-TB&XH TP Hà Nội khi sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo quy định.
Tại công trường, doanh nghiệp đang sử dụng một số máy móc thiết vị chuyên dụng. Tuy nhiên, đoàn thanh tra phát hiện doanh nghiệp chưa kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với 8 máy, thiết bị thuộc danh mục máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo quy định.
Bên cạnh đó, nhiều vi phạm được phát hiện, như: Chưa thống kê số lao động làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; chưa tổ chức huấn luyện định kỳ về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho đối tượng là người sử dụng lao động và người lao động làm công việc bình thường theo quy định.
Theo ông Phan Công Thọ, Doanh nghiệp chưa lập phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp và tổ chức diễn tập các phương án xử lý khi xảy ra sự cố đối với máy, thiết bị trong hồ sơ kỹ thuật, biện pháp thi công theo quy định; chưa có sơ đồ mạng điện, cầu dao chung và các cầu dao phân đoạn để có thể cắt điện toàn bộ hay từng khu vực công trình khi cần thiết trên công trường…
Đề nghị doanh nghiệp khắc phục thiếu sót
Để ngăn ngừa, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đảm bảo quyền lợi của người lao động, Thanh tra Bộ đã kiến nghị với Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu Giám đốc doanh nghiệp khắc phục các thiếu sót.
Cơ quan Thanh Tra đề nghị DN phải thực hiện các kiến nghị của TT trong vòng 45 ngày
Cụ thể: Doanh nghiệp phải báo cáo định kỳ về tình hình tuyển dụng và nhu cầu sử dụng lao động 6 tháng đầu năm và hàng năm với cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương theo quy định của Bộ luật Lao động, Nghị định số 03/2014/NĐ-CP, Thông tư số 23/2014/TT-BLĐTBXH.
Doanh nghiệp phải báo cáo định kỳ về tình hình tai nạn lao động 6 tháng, hàng năm với với cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương theo quy định tại Bộ luật Lao động, Nghị định số 45/2013/NĐ- CP
Hợp đồng lao động ký kết với người lao động phải thỏa thuận đầy đủ, cụ thể quyền lợi, nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động theo đúng quy định tại Điều 23 Bộ luật Lao động; hướng dẫn tại Điều 4 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.
Áp dụng mức lương tối thiểu không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố theo quy định tại Điều 91 Bộ luật Lao động; Nghị định số 103/2014/NĐ-CP; Xây dựng và gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện theo quy định tại Điều 93 Bộ luật Lao động, Nghị định số 49/2013/NĐ-CP.
Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho 100% người lao động thuộc đối tượng phải tham gia theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội.
Doanh nghiệp phải thống kê đầy đủ số lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động để thực hiện việc huấn luyện an toàn lao động, cấp chứng chỉ an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo hướng dẫn tại Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH.
Với những máy thiết bị tại công trường, doanh nghiệp phải thực hiện khai báo việc sử dụng 11 máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động với Sở Lao LĐ-TB&XH TP Hà Nội theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP.
Xây dựng phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp và tổ chức diễn tập các phương án xử lý sự cố đồng thời lập biên bản đánh giá kết quả diễn tập xử lý các tình huống giả định theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 140 Bộ luật Lao động.
Thống kê đầy đủ số lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm…
Kết luận của thanh tra
“Căn cứ vào từng kiến nghị, Doanh nghiệp phải thực hiện các kiến nghị của Thanh tra trong thời gian tối đa 45 ngày, kể từ ngày nhận được Kết luận thanh tra. Hết thời hạn thực hiện kiến nghị, doanh nghiệp phải báo cáo kết quả thực hiện và các tài liệu chứng minh việc thực hiện về Bộ LĐ-TB&XH và Sở LĐ-TB&XH Hà Nội” .
Tổng hợp (theo dân tri)
Các tin khác
-
Bảng Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU theo luật lao động mới từ 2025
Từ 7/1 năm 2025, người lao động trong điều kiện lao động bình thường sẽ có độ tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam và lao động nữ sẽ như thế nào theo luật lao động mới áp dụng. -
Tối ưu nguồn năng lượng để bảo vệ môi trường
Với tốc độ phát triển chung trên thế giới hiện nay, nhu cầu về năng lượng là rất lớn, rất quan trọng. Nhưng việc khai thác, sử dụng và biến đổi năng lượng cũng là một yêu tố tác động xấu đến môi trường. -
Điều kiện, giấy tờ cần có để lên máy bay từ ngày 10/10
Sau khi bàn bạc thống nhất các phương án, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 1776/QĐ-BGTVT về quy định tạm thời triển khai các đường bay nội địa chở hành khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 hạn chế lây lan. -
Hà Nội cho phép thể dục ngoài trời, mở cửa trung tâm thương mại, thời trang, hóa mỹ phẩm
Từ ngày 28/9, UBND Hà Nội cho phép người dân thể dục, thể thao ngoài trời nhưng không được tập trung quá 10 người. Trung tâm thương mại (các cửa hàng ăn uống chỉ được phép bán mang về) và cửa hàng may mặc, thời trang, hóa mỹ phẩm cũng được mở cửa. -
Quy trình cấp giấy đi đường tại Hà Nội từ ngày 6/9 theo hướng dẫn của Công An Tp Hà Nội
Từ ngày 6/9 tại Hà Nội, có 6 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường tại "vùng đỏ", là nơi tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng. -
Danh sách số điện thoại hỗ trợ nhu yếu phẩm tại TP.HCM
Những người lao động có hoàn cản khó khăn cần hỗ trợ về các nhu yếu phẩm thiết yếu có thể liên hệ tới các số điện thoại các Trung tâm an sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh -
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Chỉ thị 10 của TP Hồ Chí Minh trong dịch COVID-19
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 như thế nào? -
Khủng khiếp: Đồ chơi LEGO có thể tồn tại 1.300 năm dưới đại dương
Nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Ô nhiễm môi trường vào ngày 29/2/2020, tập trung vào những viên nhựa của bộ đồ chơi LEGO trôi dạt vào bờ biển phía Tây Nam nước Anh. -
Quản lý và xử lý chất thải rắn
Xử lý rác thải phổ biến ở Việt Nam hiện nay có một số mô hình: đốt rác phát điện, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân vi sinh, chôn lấp, điện khí hóa và đốt rác thông thường.