Nuôi ong mật cần chuẩn bị những gì?
Những năm trở lại đây nhiều địa phương trên cả nước tiến hành nuôi ong lấy mật đem lại hiệu quả kinh tế cao góp phần xóa đói giảm nghèo có người nông dân. Nuôi ong lấy mật không tốn đất, không mất nhiều công chăm sóc, thức ăn chủ yếu là từ tự nhiên nên người nuôi ong không tốn nhiều chi phí trong việc mua thức ăn cho ong. Những người mới bắt đầu nuôi ong cần chú ý những điều gì trước khi bắt đầu tiến hành nuôi dưỡng và chăm sóc ong lấy mật.
Cách lựa chọn đàn ong mật giống khỏe mạnh, không mắc bệnh tật
Người mới bắt đầu nuôi nên chọn những đàn ong giống có nguồn gốc rõ ràng, ong chúa dưới 6 tháng tuổi, không nhiễm các bệnh ấu trùng, ong thợ đậu kín 2 mặt cầu nuôi ong, bánh tổ mới, màu vàng và có đủ trứng, ấu trùng, nhộng, mật phấn dự trữ. Để chọn đàn ong giống khỏe mạnh nên chọn những cơ sở nuôi bán giống ong uy tín, có thương hiệu.
Địa điểm đặt thùng nuôi ong mật
Để thuận tiện cho việc lấy phấn cho đàn ong nên đặt thùng nuôi ong tại các vườn hoa có nhiều phấn hoa, khoảng cách kiếm ăn hiệu quả từ tổ ong đến nguồn thức ăn khoảng 500 – 700 m là hợp lý nhất.
Nên đặt thùng ong tại nơi bằng phẳng, khô ráo và mát mẻ về mùa hè, ấm áp vào mùa đông, nơi không bị ngập lụt vào mùa mưa, đặt nơi yên tĩnh tránh đặt nơi nhiều người đi lại, gần nhà máy hóa chất, khu vực hay phun thuốc trừ sâu.
Đối với các đàn ông nên đặt đàn ong với mật độ 40 đàn/ha, khoảng cách giữa các đàn tối thiểu 2 km đối với những đàn có quy mô tối đa 100 thùng.
Thùng nuôi ong lấy mật
Nguyên liệu làm thùng nên chọn loại làm bằng gỗ khô hoặc nguyên liệu phù hợp, kích thước bên trong là 46,5 cm (dài) x 38 cm (rộng) x 24,5 cm (cao), có cửa sổ để thuận tiện khi di chuyển đàn ong. Theo các chuyên gia về ong các thùng nuôi ong lấy mật nên sơn các màu xanh, vàng hay trắng ở bên ngoài vừa để chống ẩm, vừa để ong dễ nhận biết tổ.
Khung cầu có kích thước: xà trên là một cây 2 x 3 x 49 cm và một khung bên dưới có hai cây 1 x 3 x 23 cm, một cây 1 x 1 x 41 cm.
Bánh tổ: người ta thường dùng hai tấm sáp có kích thước 20 x 40 cm đã được dập thành đáy của lỗ tổ ong. Gắn tấm nền sáu vào khung cầu bằng 3 đường dây ràng bằng thép không rỉ. Ong sẽ từ đây xây thành bánh tổ ong.
Đặt thùng ong ở chỗ cao ráo có bóng mát, cửa tổ của thùng quay về hướng nam để tránh ánh nắng, tránh rét. Thùng đặt cách mặt đất 30cm, các thùng cách nhau 3-4m. Mỗi thùng đặt 7 -10 cầu ong là vừa.
Thức ăn chính của ong
Thức ăn chính của ong mật là mật và phấn hoa tự nhiên do đó nên đặt thùng ong gần những nguồn hoa tự nhiên như vườn hoa nhãn, hoa vải, vườn hoa cải, hoa tam giác mạch, rừng keo,....ong sẽ cho mật thơm mùi hương tự nhiên của các loại hoa.
Mùa đông những ngày mưa gió rét, mùa không hoa không nở nhiều óng khó kiếm mật lúc này người nuôi nên cho ăn nước đường và các loại vitamin, phấn hoa để ong bị đói.
Pha trộn thức ăn cho ong: Phấn hoa tự nhiên: 10kg; bột đậu nành (đậu tương): 25kg; đường: 40kg; bột vi lượng ( các vitamin và khoáng chất): gói 50gr; sữa chua: 1kg; nước: 20 lít.
Thay bánh tổ ong mới
Đàn ong mật qua thời gian sản sinh nhiều thế hệ ấu trùng nên các bánh tổ cũ bị đen bẩn do tích chứa phân, ong chúa không thích đẻ vào tổ cũ như vậy, ta cần thay bánh tổ mới. Hiện tại trên thị trường có các cầu ong in sẵn chân nền bằng sáp khử trùng đúng tiêu chuẩn để đặt vào thùng cho đàn ong xây tổ mới nhanh chóng. Ong chúa rất thích đẻ trứng vào bánh tổ ong mới này làm hệ số nhân của đàn tăng nhanh hơn.
Dụng cụ người nuôi cần trang bị khi chăm sóc ong lấy mật
Mũ lưới, bộ tạo chúa, bộ gắn tầng chân, găng tay nhựa, giầy, tất, lưới lọc mật, dao cắt mật, thùng quay mật làm bằng thép không gỉ, bên trong thiết kế bộ phận đặt cầu bánh tổ ong, bộ phận quay ly tâm. Khi quay, mật ong từ các cầu văng ra ngoài, bắn lên thành thùng và được thu lại ở dưới đáy thùng.
Suckhoecuocsong.vn/Theo nhanongxanh
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.