Nội Bài, Tân Sơn Nhất lọt Top sân bay tệ nhất Châu Á 2014
Theo đánh giá của Sleepinginairports, tiêu chí để xếp một sân bay vào top “tệ nhất” bao gồm các yếu tố như: vệ sinh kém, bố trí không thuận tiện cho hành khách hay sự thiếu tiện nghi của các trang thiết bị… Bên cạnh đó, thủ tục giải quyết chậm dẫn đến tình trạng xếp hàng dài, nhân viên hải quan tìm cách chèo kéo để ăn hối lộ và việc bố trí quá ít điều hòa không khí với những nước vùng nhiệt đới cũng gây khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến hành khách. Lời khuyên của Sleepinginairports dành cho các du khách khi đến những địa điểm này là mang theo thuốc khử trùng, thảm ngủ, bông bịt tai và một ít đồ ăn mua từ bên ngoài để chống chọi với sự khó khăn.
Đầu bảng của danh sách các sân bay tệ nhất Châu Á năm 2014 là sân bay quốc tế Islamabad Benazir Bhutto của Pakistan. Các du khách ví đây là một nhà tù quy mô lớn với những đám đông vô kỷ luật, nạn tham nhũng tràn lan ở các nhân viên sân bay. Các hành khách cho biết họ rất khó chịu với cách xử lý lâu la của sân bay này, tình trạng đã xảy ra trong hơn 10 năm nay nhưng vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Tuy nhiên, các du khách đến và đi Pakistan đang có một niềm hy vọng mới khi một sân bay khác sẽ được hoàn thành vào giữa năm 2016.
Đứng ở vị trí thứ 5 trên tổng số 10 sân bay tồi tệ nhất Châu Á theo xếp hạng của Sleepinginairports là sân bay Nội Bài, Việt Nam.
Sân bay Nội Bài đứng ở vị trí thứ 5
Nội Bài bị đánh giá là nóng, hỗn loạn và thiếu vệ sinh. “Dù là ở vùng nhiệt đới nhưng số lượng điều hòa ở sân bay này dường như quá ít, kèm theo đó là việc chậm trễ trong thủ tục khiến đám đông càng trở nên khó chịu hơn”, trang Sleepinginairports nhận xét. Ngoài ra, một số phương tiện còn thiếu ở Nội Bài có thể kể đến là số ghế ngồi và văn phòng ngoại hối phục vụ cho du khách đổi tiền. Nhưng Sleepinginairports cũng nêu ra một số tia hy vọng trong tương lai dành cho hành khách khi các phòng ngủ mới sẽ được đưa vào sử dụng và một số điểm phát wifi miễn phí sẽ được thiết lập trong thời gian sớm nhất.
Ở phía Nam, sân bay Tân Sơn Nhất rơi vào vị trí số 8 trên bảng xếp hạng. Sleepinginairports trích lời một du khách nói về sân bay Tân Sơn Nhất: "Hệ thống điều hòa là vấn đề lớn, wifi quá yếu và không có chỗ để ngồi". Song, khá hơn so với Nội Bài, Tân Sơn Nhất được mô tả là thuận tiện và hợp lý. Bên cạnh đó các thiết bị được đánh giá là trung bình, độ vệ sinh thì dao động chứ không ổn định. Thậm chí, các du khách còn được Sleepinginairports gợi ý một số địa điểm có thể ngủ trưa khi đợi chuyến ở sân bay này.
Hình ảnh được ghi lại tại sân bay Tân Sơn Nhất
Đứng cuối cùng trong danh sách những sân bay tệ nhất Châu Á năm 2014 là Sân bay quốc tế Chennai, Ấn Độ. Sân bay này được cho là không sạch sẽ, chậm chạp và thiếu chỗ ngồi thoải mái cho hành khách chờ làm thủ tục.
Sleepinginairports xếp hạng 10 sân bay tệ nhất Châu Á năm 2014 như sau:
1. Islamabad Benazir Bhutto, Pakistan
2. Kathmandu Tribhuvan, Nepal
3. Manila Ninoy Aquino, Philippines
4. Tashkent, Uzbekistan
5. Nội Bài, Hà Nội, Việt Nam
6. Quảng Châu, Trung Quốc
7. Phnom Penh, Campuchia
8. Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
9. Dhaka Shahjalal, Bangladesh
10. Chennai, India
SKCN.VN
Theo Sleepinginairports
Các tin khác
-
Bảng Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU theo luật lao động mới từ 2025
Từ 7/1 năm 2025, người lao động trong điều kiện lao động bình thường sẽ có độ tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam và lao động nữ sẽ như thế nào theo luật lao động mới áp dụng. -
Tối ưu nguồn năng lượng để bảo vệ môi trường
Với tốc độ phát triển chung trên thế giới hiện nay, nhu cầu về năng lượng là rất lớn, rất quan trọng. Nhưng việc khai thác, sử dụng và biến đổi năng lượng cũng là một yêu tố tác động xấu đến môi trường. -
Điều kiện, giấy tờ cần có để lên máy bay từ ngày 10/10
Sau khi bàn bạc thống nhất các phương án, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 1776/QĐ-BGTVT về quy định tạm thời triển khai các đường bay nội địa chở hành khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 hạn chế lây lan. -
Hà Nội cho phép thể dục ngoài trời, mở cửa trung tâm thương mại, thời trang, hóa mỹ phẩm
Từ ngày 28/9, UBND Hà Nội cho phép người dân thể dục, thể thao ngoài trời nhưng không được tập trung quá 10 người. Trung tâm thương mại (các cửa hàng ăn uống chỉ được phép bán mang về) và cửa hàng may mặc, thời trang, hóa mỹ phẩm cũng được mở cửa. -
Quy trình cấp giấy đi đường tại Hà Nội từ ngày 6/9 theo hướng dẫn của Công An Tp Hà Nội
Từ ngày 6/9 tại Hà Nội, có 6 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường tại "vùng đỏ", là nơi tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng. -
Danh sách số điện thoại hỗ trợ nhu yếu phẩm tại TP.HCM
Những người lao động có hoàn cản khó khăn cần hỗ trợ về các nhu yếu phẩm thiết yếu có thể liên hệ tới các số điện thoại các Trung tâm an sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh -
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Chỉ thị 10 của TP Hồ Chí Minh trong dịch COVID-19
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 như thế nào? -
Khủng khiếp: Đồ chơi LEGO có thể tồn tại 1.300 năm dưới đại dương
Nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Ô nhiễm môi trường vào ngày 29/2/2020, tập trung vào những viên nhựa của bộ đồ chơi LEGO trôi dạt vào bờ biển phía Tây Nam nước Anh. -
Quản lý và xử lý chất thải rắn
Xử lý rác thải phổ biến ở Việt Nam hiện nay có một số mô hình: đốt rác phát điện, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân vi sinh, chôn lấp, điện khí hóa và đốt rác thông thường.