Những điều cần biết về dinh dưỡng cho mèo qua từng giai đoạn phát triển
Nhiều người nuôi mèo thắc mắc nên cho mèo dùng thức ăn gì, các giai đoạn phát triển của mèo nên cho ăn những gì để đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất. Mèo ở mọi lứa tuổi có nhu cầu protein trong chế độ ăn uống như nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn thông tin đầy đủ nhất về chế độ dinh dưỡng cho mèo.
Mèo cần một số axit amin như taurine và arginine, axit béo, axit arachidonic, acid linoleic và tiền tố Vitamin A chỉ hiện diện trong thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Chất này có thể được tìm thấy trong một số loại thức ăn dành riêng cho mèo như retinyl palmitate hoặc acetate. Tùy vào từng giai đoạn sống (mèo con, trưởng thành hay già) mà mèo của bạn sẽ có nhu cầu về dinh dưỡng rất khác nhau.
Dinh dưỡng cho mèo sơ sinh đến 12 tháng tuổi
Một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và hợp lý khi mèo con sẽ tạo nên một nền tảng tốt cho sức khỏe trong suốt cuộc đời. Để theo kịp với sự phát triển nhanh chóng, mèo con cần một chế độ dinh dưỡng nhiều năng lượng, chất đạm, chất béo và khoáng chất so với những chú mèo lớn tuổi hơn. Canxi và phốt pho cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp răng của mèo thêm khỏe mạnh và giúp xương vững chắc trong suốt giai đoạn còn nhỏ và khi đã trưởng thành.
Mèo từ 1-6 tuổi cần chế độ dinh dưỡng như nào?
Mèo trưởng thành cần một chế độ ăn uống bổ dưỡng và cân bằng để giúp duy trì sức khỏe và cân nặng. Một chế độ ăn giàu protein thực sự quan trọng để đảm bảo cho sức khỏe, sự phát triển cân đối và sức bền cho mèo. Bạn nên cho mèo ăn một chế độ ăn uống giàu chất chống oxi hóa có nguồn gốc từ thiên nhiên mà ta có thể tìm thấy dễ dàng trong trái cây và rau quả. Nhờ đó sẽ thúc đẩy việc xây dựng một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Khi mèo có một cơ thể khỏe mạnh và cân đối, bạn có thể dễ dàng thấy được khi quan sát lồng ngực của mèo chỉ có một lượng rất ít chất béo bao quanh các xương sườn.
Mèo từ 7 tuổi trở lên
Mặc dù ít hoạt động hơn, nhưng mèo già vẫn cần lượng calories tương đương như khi chúng còn trẻ. Mèo già thường khó hấp thụ vitamin, khoáng chất, và chất béo nên điều quan trọng là thức ăn phải chứa các thành phần dễ tiêu hóa. Giống như với mèo con và mèo trưởng thành, mèo già cần một chế độ ăn uống giàu đạm chất lượng cao, cùng với các vitamin và chất chống oxy hóa tự nhiên lấy từ trái cây và rau quả để bồi bổ cho sức khỏe.
Khi bạn muốn mua một loại thực phẩm lành mạnh cho mèo của bạn, thông tin về thành phần dinh dưỡng trên mặt sau của bao bì sẽ giúp bạn dễ dàng phân tích và xem xét loại thực phẩm nào phù hợp. Sử dụng các khuyến nghị trên nhãn như là một phần hướng dẫn để giúp bạn tránh việc cho mèo ăn quá mức, cũng như sẵn sàng điều chỉnh một cách phù hợp với tình trạng cơ thể và mức độ hoạt động của mèo. Ngoài ra, khi chọn thực phẩm cho mèo, bạn cũng nên cân nhắc đến điều kiện sức khỏe hiện tại của bé. Ví dụ, nếu bé mắc bệnh tiểu đường, dị ứng, hoặc gặp khó khăn trong tiêu hóa, chắc chắn chế độ ăn uống của bé sẽ cần phải điều chỉnh. Hãy tham khảo ý kiến bác sỹ để có thêm nhiều sự lựa chọn đúng đắn.
Những thực phẩm nào hại cho sức khỏe của mèo?
1. Các loại nước giải khát có cồn ( Alcoholic beverages): Gây trúng độc, hôn mê và tử vong.
2. Cháo nấu cho trẻ con có hành, hoặc bột hành tây: Độc cho mèo nếu ăn một số lượng nhiều, hành gây rối loạn tiêu hoá, nôn mửa.
3. Các loại thịt có xương: xương gà, vịt, ngan ngỗng, xương cá… gây hóc , rách thủng ống tiêu hoá.
4. Cá ngừ đóng hộp của người: Gây suy dinh dưỡng nếu dùng lâu dài vì thiếu vitamin và khoáng chất.
5. Chocolate, trà, cà-phê hoặc các loại khác có chứa caffeine: Chứa các hoạt chất caffeine, theobromine, theophylline gây ngộ độc, ảnh hường tới hoạt động của tim mạch và hệ thần kinh của mèo.
6. Thức ăn, đồ uống có tinh dầu cam, chanh: Rất nhạy cảm với mèo, gây nôn mửa.
7. Thức ăn hạt chế riêng cho chó: Mất cân bằng dinh dưỡng, suy dinh dưỡng nếu cho ăn lâu dài.
8. Các loại rau thơm, gia vị thức ăn của người: Gây thiểu năng tuyến Tuỵ, rối loạn tiêu hoá, hấp thu.
9. Nho quả tươi hoặc nho khô: Chưa rõ có chứa chất gì, nhưng gây độc tiết niệu, tổn thương thận của mèo.
10. Các loại thuốc bổ sung khoáng chất và vitamin của người có chứa săt ( Fe ): gây độc, rối loạn chức năng gan, thận của mèo.
11. Ăn nhiều gan động vật: Gây trúng độc hệ cơ, xương vì hàm lượng vitamin A quá cao trong gan.
12. Quả hạnh nhân, chất cần-sa, ma tuý: Gây nôn, rối loạn nhịp tim và hệ thần kinh trung ương.
13. Sữa và các sản phẩm của sữa: Rất dễ gây tiêu chảy, đặc biệt với mèo trưởng thành, mèo già vì men chuyển hoá đường Lactose ( Lataza ) không đử để tiêu hoá. Các loại sữa và sản phẩm sữa không có đường Lactose – Lactose-free milk product sử dụng tốt cho mèo.
14. Thức ăn ôi thiu, lòng ruột, phủ tạng động vật.. Có chưa nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm như: Escherichia coli, Staphylococcus, Streptococcus, Salmonella spp., Bacillus spp., Clostridium perfringens, Clostridium botulinum, hoặc Penitrem-A gây nôn, tiêu chảy, trúng độc thần kinh (a neurotoxin).
15. Nấm ăn có chứa độc tố: gây độc, sốc, ảnh hường tới toàn thân, cơ và hệ thần kinh. Nặng có thể tử vong.
16. Hành, tỏi tươi hoặc đã chế biến: Có chứa sulfoxides và disulfides có thể phá huỷ hồng cầu gây chứng thiếu máu- anemia. Mèo dễ bị độc hành tỏi hơn chó. Hành gây độc nặng hơn tỏi.( Garlic is less toxic than onions.)
17. Hạt quả hồng vàng Persimmons seeds: Hạt có thể gây nôn mửa, viêm ruột.
18. Củ khoai tây, cây khoai tây gồm toàn bộ: cuống lá, lá, thân có chứa chất oxalates làm rối loạn tiêu hoá, ảnh hưởng hệ thần kinh và tiết niệu. Các loại vật nuôi khác cũng dễ bị ngộ độc.
19. Trứng sống : Chứa một loại me gọi là avidin làm giảm tổng hợp biotin ( một loại vitamin nhóm B) gây rụng lông, loéat sùi. Ngoài ra, trứng sống còn chứa vi khuẩn Salmonella gây trúng độc tiêu hoá.
20. Cá tươi sống: Gây thiếu hụt vitamine B làm giảm tính thèm ăn, nếu cho ăn thường xuyên dễ gây liệt tiêu hoá và tử von
21. Muối ăn: Nếu ăn quá mặn sẽ gây rối loạn các chất điện giải, viêm thận, tiết niệu, bí đái và chết.
22. Sợi cơ, gân bò, lợn, gà: Trở thành dị vật, khó tiêu gây tắc nghẽn ống tiêu hoá.
23. Thức ăn quá ngọt: gây chứng béo phù, hỏng răng, lâu ngày chuyển sang bệnh Đái tháo đường diabetes.
24. Sợi thuốc lá: Chứa chất nicotine gây trúng độc tiêu hoá, hệ thần kinh, tăng nhịp tim, suy sụp, hôn mê, nặng có thể tử vong.
25. Bột mỳ đã trộn men: Gây chứng đầy hơi, khó tiêu, đau đớn trong dạ dày, ruột.
Suckhoecuocsong.com.vn (Nguồn Nanapet)
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.