Nhức nhối nạn đun than tổ ong, xếp hàng chờ thang máy ở các khu cao tầng
Theo định hướng chiến lược xây dựng nhà ở và nhu cầu nhà ở của người dân, thời gian vừa qua các khu đô thị đã đồng loạt ra đời. Tuy nhiên sau một thời gian đi vào sử dụng đã lộ ra những bất cập về môi trường sống cư dân không được đảm bảo. Nguyên nhân một phần do ý thức của người dân, phần khác do chủ đầu tư chưa chú trọng đến môi trường, đặc biệt là sự buông lỏng quản lý của cơ quan chức năng...
Tại hội thảo “Bước đột phá về tiêu chuẩn sống”, ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam chia sẻ về thực trạng và những vấn đề bất cập của đô thị Việt Namtại các khu chung cư, trong đó nhà giàu Keangnam đốt than tổ ong, nhà nghèo Linh Đàm lũ lượt xếp hàng chờ thang máy.
Điều đáng nói là những dự án ở vị trí đắc địa 100 triệu/m2, nhưng tọa ở khu giao thông chưa tốt, xây dựng chưa tốt. Lấy dẫn chứng khu đô thị mới Linh Đàm dù được công nhận là kiểu mẫu, nhưng mật độ xây dựng quá lớn, quy hoạch giao thông chưa được đảm bảo. Bởi vậy, “Vấn đề bây giờ không chỉ là chỗ ở mà cần quan tâm tới những dịch vụ xung quanh. Hiện các khu đô thị xây dựng cho 50 năm và trên 50 năm nữa, chúng ta phải xây dựng một cách tốt nhất” chứ không phải “Quan điểm các doanh nghiệp BĐS là cứ xây lên, đóng góp cho xã hội bao nhiêu là của những năm trước rồi, giờ đi vào chất lượng đô thị xem nhà ở đó có đảm bảo đúng tiêu chí hay không?”.
Tăng trưởng đô thị hóa nhanh đồng thời với đảm bảo các tiện ích
Theo báo cáo thống kê của Bộ Xây dựng, diện tích nhà ở trung bình hiện nay là 20m2/người, trong tương lai sẽ quy hoạch là 30m2/người. Trong đó, chiến lược phát triển các khu đô thị tăng lên 35,5% diện tích, đến 2020-2025 sẽ đạt tới 45% bởi vậy, ngân hàng thế giới đã đánh giá Việt Nam là nước tăng trưởng đô thị hóa nhanh nhất. Tuy nhiên phải đảm bảo các tiện ích đi kèm.
Ý kiến của các chuyên gia
Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Cục Phó Cục phát triển nhà và thị trường BĐS phát biểu, đến năm 2020, việc đầu tư nhà chung cư là hoạt động chủ yếu ở các dự án phát triển nhà ở, là xu hướng tất yếu nhưng cần làm thế nào để xây dựng được một khu đô thị sống tốt.
Do đó, ông Khởi nêu quan điểm sẽ phân loại căn hộ chung cư như chung cư cao cấp, bình dân theo đúng tiêu chuẩn, tránh việc các doanh nghiệp tự phong như trước đây. Không chỉ vậy, trong tương lai, việc phát triển đô thị, nhà cao tầng phải hướng đến đô thị xanh, thông minh, nhà ở thông minh, thành phố thông minh.
Tranh luận về chủ đề này, ông ChínhChủ tịch Hội quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam chia sẻ: “Chúng ta không chỉ xây dựng những ngôi nhà để ở. Ngày này, chúng ta đều hướng đến những khu nhà ở có dịch vụ tốt. Thời mua nhà chỉ để ở đã qua rồi. Mà người dùng quan tâm tới việc khu ở có chỗ vui chơi giải trí, có trường học hay không...?”
Tương tự, ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch HH BĐS Việt Nam, cho rằng xây dựng khu đô thị cần tới vấn đề đô thị xanh, cây xanh hoa lá và sử dụng các vật liệu xây dựng sạch, trong quá trình vận hành tiết kiệm. Hoặc tổng điện năng tiêu tốn năng lượng chiếm gần 40% trong các tòa nhà cao tầng trong đô thị : chiếu sáng, sưởi ấm, làm mát... Nếu không, người tiêu dùng sẽ rất khổ và tiêu tốn chung cho xã hội. Xanh là vật liệu thân thiện, sử dụng năng lượng mặt trời, tận dụng không khí gió tự nhiên.
Ở một góc độ khác, ông Trần Bá Dương, Tổng Giám đốc Đại Quang Minh cho biết chủ đầu tư cần quan tâm, xác định làm từ cái gì, làm như thế nào, và làm với tâm thế như thế nào, nhằm để tạo ra giá trị thật, do đó, việc phát triển theo hướng tạo ra giá trị thực được đặt lên hàng đầu “Sản phẩm bất động sản phải đảm bảo giá trị theo thời gian, văn hóa, kiến trúc, tạo ra giá trị sớm. Chúng ta phải có đóng góp tuân thủ quy hoạch của Nhà nước. Chủ đầu tư cần song hành và chịu trách nhiệm chính, tránh sai, thiếu, cùng với nhà thầu tạo ra sản phẩm có chất lượng.”.
Cuối cùng, ông Lê Khắc Hiệp, đại diện Vingroup, nhận định nếu không đủ tâm huyết và tầm nhìn, ngay cả khi đáp ứng được về năng lực, cũng không nhiều chủ đầu tư chọn phương án phát triển một KĐT theo mô hình phức hợp, đồng bộ, hoặc phát triển 'tới nơi tới chốn' đúng tiêu chuẩn bởi dưới góc độ kinh doanh, việc xây dựng các khu đô thị phức hợp đòi hỏi đầu tư rất lớn về tài chính, thời gian, công sức nhưng lợi ích kinh tế là không cao,không quay vòng nhanh như những dự án nhỏ lẻ, không có hạ tầng đồng bộ đi kèm. Do đó khi xây dựng các KĐT phức hợp cần phải xem xét thật kỹ các yếu tố cần và đủ để tránh những vấn đềbất cập như hiện nay.
Tổng hợp
Các tin khác
-
Bảng Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU theo luật lao động mới từ 2025
Từ 7/1 năm 2025, người lao động trong điều kiện lao động bình thường sẽ có độ tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam và lao động nữ sẽ như thế nào theo luật lao động mới áp dụng. -
Tối ưu nguồn năng lượng để bảo vệ môi trường
Với tốc độ phát triển chung trên thế giới hiện nay, nhu cầu về năng lượng là rất lớn, rất quan trọng. Nhưng việc khai thác, sử dụng và biến đổi năng lượng cũng là một yêu tố tác động xấu đến môi trường. -
Điều kiện, giấy tờ cần có để lên máy bay từ ngày 10/10
Sau khi bàn bạc thống nhất các phương án, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 1776/QĐ-BGTVT về quy định tạm thời triển khai các đường bay nội địa chở hành khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 hạn chế lây lan. -
Hà Nội cho phép thể dục ngoài trời, mở cửa trung tâm thương mại, thời trang, hóa mỹ phẩm
Từ ngày 28/9, UBND Hà Nội cho phép người dân thể dục, thể thao ngoài trời nhưng không được tập trung quá 10 người. Trung tâm thương mại (các cửa hàng ăn uống chỉ được phép bán mang về) và cửa hàng may mặc, thời trang, hóa mỹ phẩm cũng được mở cửa. -
Quy trình cấp giấy đi đường tại Hà Nội từ ngày 6/9 theo hướng dẫn của Công An Tp Hà Nội
Từ ngày 6/9 tại Hà Nội, có 6 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường tại "vùng đỏ", là nơi tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng. -
Danh sách số điện thoại hỗ trợ nhu yếu phẩm tại TP.HCM
Những người lao động có hoàn cản khó khăn cần hỗ trợ về các nhu yếu phẩm thiết yếu có thể liên hệ tới các số điện thoại các Trung tâm an sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh -
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Chỉ thị 10 của TP Hồ Chí Minh trong dịch COVID-19
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 như thế nào? -
Khủng khiếp: Đồ chơi LEGO có thể tồn tại 1.300 năm dưới đại dương
Nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Ô nhiễm môi trường vào ngày 29/2/2020, tập trung vào những viên nhựa của bộ đồ chơi LEGO trôi dạt vào bờ biển phía Tây Nam nước Anh. -
Quản lý và xử lý chất thải rắn
Xử lý rác thải phổ biến ở Việt Nam hiện nay có một số mô hình: đốt rác phát điện, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân vi sinh, chôn lấp, điện khí hóa và đốt rác thông thường.