Nguyên tắc sử dụng mỹ phẩm

7/3/2019 8:54:00 AM
Cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe trong khi làm đẹp để tránh bị dị ứng do mỹ phẩm gây ra, người sử dụng mỹ phẩm cần nhớ những nguyên tắc sau đây.

 

Mỹ phẩm là gì?

Mỹ phẩm là những sản phẩm được dùng để trang điểm với mục đích làm thay đổi diện mạo hoặc mùi hương cơ thể người. Chúng thường là hỗn hợp các hợp chất hóa học; một số có từ nguồn gốc tự nhiên (dầu dừa, tinh dầu,...); một số được tổng hợp hóa học.

Tại Mỹ, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) định nghĩa, mỹ phẩm là "chất dùng để bôi thoa vào cơ thể người nhằm tẩy sạch, tô điểm, tăng cường độ thu hút hoặc thay đổi diện mạo mà không ảnh hưởng đến cấu trúc hoặc chức năng của cơ thể”.

Đặc tính của mỹ phẩm là tạo nên các ảnh hưởng và hiệu quả không vĩnh viễn và cần phải sử dụng thường xuyên để duy trì hiệu quả. Các sản phẩm điều chỉnh vĩnh viễn, phục hồi hoặc làm thay đổi chức năng cơ thể bằng cơ chế miễn dịch, trao đổi chất hoặc cơ chế dược lý, các sản phẩm có đường dùng uống, tiêm hoặc tiếp xúc với những phần khác của cơ thể không được gọi là mỹ phẩm.

Ngày nay, trên thế giới ngày càng có nhiều loại mỹ phẩm ra đời nhằm phục vụ nhu cầu làm đẹp của con người. Khách hàng dễ dàng hơn trong việc chọn lựa và sử dụng mỹ phẩm. Tuy nhiên, sử dụng mỹ phẩm không chỉ làm đẹp mà còn bảo đảm an toàn cần tuân thủ một số qui tắc cơ bản.

Phân loại mỹ phẩm

Các loại mỹ phẩm phổ biến gồm có son môi, mascara (một loại mỹ phẩm thường được sử dụng để làm nổi bật đôi mắt), phấn mắt, phấn má hồng, phấn phủ, sữa rửa mặt, sữa dưỡng thể, dầu gội, sản phẩm tạo kiểu tóc (gel vuốt tóc, gôm xịt tóc,...), nước hoa, kem nền, kem dưỡng da, kem chống nắng... Mỹ phẩm thường được thoa lên mặt để làm nổi bật diện mạo nên còn được gọi là đồ trang điểm hay đồ hóa trang.

Tiêu chí để phân loại sản phẩm mỹ phẩm dựa vào tính năng, mục đích sử dụng, thành phần công thức, đường dùng của sản phẩm và định nghĩa về mỹ phẩm quy định tại Khoản 1 Điều 2-Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế Quy định về quản lý mỹ phẩm.Theo đó,mỹ phẩm được phân loại thành 20 nhóm sản phẩm khác nhau được quy định cụ thể tại Mục 2 (dạng sản phẩm) Phụ lục số 01-MP của Thông tư này.

Công bố sản phẩm và kiểm nghiệm mỹ phẩm

Quy định về việc công bố sản phẩm mỹ phẩmtại Thông tư 06/2011-TT- BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế (Khoản 1, Điều 3, Chương II) như sau:

“Các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường chỉ được phép đưa mỹ phẩm ra lưu thông khi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả và chất lượng sản phẩm. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hậu mại khi sản phẩm lưu thông trên thị trường”.

Việc công bố chất lượng mỹ phẩm trước khi lưu hành là góp phần đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng, là cơ sở pháp lý quan trọng để xác định trách nhiệm của đơn vị sản xuất, kinh doanh khi có rủi ro đối với sức khỏe người tiêu dùng đồng thời cũng để bảo vệ người tiêu dùng trước các sản phẩm mỹ phẩm.

Công bố mỹ phẩm là việc làm bắt buộc đối với các doanh nghiêp, tổ chức, cá nhân trước khi muốn đưa một sản phẩm mỹ phẩm bất kỳ ra thị trường. Việc xin cấp phép công bố mỹ phẩm được thực hiện tại Cục quản lý Dược thuộc Bộ Y tế.

Các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường phải đảm bảo các sản phẩm của mình không có hại đối với sức khoẻ con người khi được dùng trong những điều kiện bình thường hoặc những điều kiện thích hợp được hướng dẫn, phù hợp với dạng bào chế, thông tin ghi trên nhãn, hướng dẫn sử dụng, thận trọng đặc biệt, cũng như các thông tin khác cung cấp bởi nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm.

Nhà sản xuất, chủ sở hữu sản phẩm phải đánh giá tính an toàn trên mỗi sản phẩm mỹ phẩm theo Hướng dẫn đánh giá tính an toàn mỹ phẩm của Asean. Giới hạn kim loại nặng và vi sinh vật trong mỹ phẩm phải đáp ứng yêu cầu của Asean.Do đó, việc kiểm nghiệm mỹ phẩm là bắt buộc đối với các tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh mặt hàng này. Ngoài ra,kiểm nghiệm mỹ phẩm giúp phát hiện sản phẩm mỹ phẩm có bổ sung hóa chất, chất nguy hại gây tác dụng không mong muốn. (Thông tư 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm).

Bảng: Quy định của Asian về giới hạn kim loại nặng và vi sinh vật trong sản phẩm mỹ phẩm

STT

Chỉ tiêu

Giới hạn

1

Thuỷ ngân

Nồng độ tối đa cho phép có trong sản phẩm mỹ phẩm là 1 là phần triệu (1 ppm)

    2

Asen

Nồng độ tối đa cho phép có trong sản phẩm mỹ phẩm là 5 phần triệu (5 ppm)

    3

Chì

Nồng độ tối đa cho phép có trong sản phẩm mỹ phẩm là 20 phần triệu (20 ppm)

 

STT

Chỉ tiêu

Giới hạn

1

Tổng số vi sinh

vật đếm được

Sản phẩm dành cho trẻ em dưới 03 tuổi

Sản phẩm tiếp xúc với vùng mắt hoặc niêm mạc

Sản phẩm khác

2

P.aeruginosa

≤ 500 cfu/g

≤1000 cfu/g

3

S.aureus

Không được có trong 0,1g hoặc 0,1 ml mẫu thử

Không được có trong 0,1g hoặc 0,1ml mẫu thử

4

C.albicans

Không được có trong 0,1g hoặc 0,1 ml mẫu thử

Không được có trong 0,1g hoặc 0,1ml mẫu thử

 

Bảo quản mỹ phẩm

Các loại mỹ phẩm (kể cả mỹ phẩm cao cấp có chứa trân châu, nhân sâm, mộc nhĩ trắng, albumin, sữa ong chúa…) là những nguyên liệu rất dễ bị vi sinh vật xâm nhập. Chính vì vậy, trong quá trình sản xuất và sử dụng nếu không được bảo quản đúng cách sẽ là môi trường tốt cho các loại vi sinh vậtgây hại sinh sôivà phát triển.

Sử dụng mỹ phẩm bị nhiễm vi sinh vật sẽ mang lại những hậu quả khôn lường. Sử dụng phấn rôm nhiễm khuẩn dễ gây thương vong cho trẻ sơ sinh. Dùng son, phấn trang điểm bị nhiễm khuẩn sẽ bị dị ứng, xung huyết…

Vậy, bảo quản mỹ phẩm thế nào?Nên hay không nên bảo quản lạnh mỹ phẩm?

Một số người luôn bảo quản kem dưỡng da đang dùng dở trong tủ lạnh. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia về mỹ phẩm cảnh báo, việc giữ lạnh các sản phẩm có thành phần dầu và sáp sẽ gây ra hiện tượng kết tinh. Vì vậy, người dùng nên kiểm tra thành phần cấu tạo của mỹ phẩm để biết trong công thức có chứa dầu hay khôngmà quyết định có nên bảo quản mỹ phẩm đó trong tủ lạnh hay không? Tốt nhất nên giữ các mỹ phẩm có thành phần dầu và sáp ở nhiệt độ phòng để chúng quánh đặc và ấm, như vậy làn da dễ hấp thụ hơn. Các chuyên gia cũng khuyến cáo người dùng nên đọc kỹ và làm theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, vì họ đã dày công nghiên cứu để tìm ra cách tốt nhất để bảo quản và sử dụng hiệu quả sản phẩm của mình.

Đối với các mỹ phẩm dưỡng da,lợi ích chính của việc trữ lạnh là hiệu ứng làm mát với da. Cách bảo quản này sẽ rất hiệu quả với các loại kem, gel, nước dưỡng ẩm hay mặt nạ dưỡng da có nước trong thành phần. Việc bảo quản lạnh mỹ phẩm sẽ tạo ra hiệu ứng làm mát và se da mặt. Khi nước bốc hơi khỏi bề mặt da sẽ mang theo nhiệt, do đó làm mát da. Thêm nữa, khi dùng đồ mát lạnh lên da ấm sẽ gây hiện tượng co mạch, thành mạch máu tạm thời thu hẹp lại, do đó giảm bớt sự kích ứng cho da".

Một khuyến cáo khác trong việc bảo quản son là không nên trữ son môi trong tủ lạnh, vì tất cả các loại son môi tốt đều rất ổn định và sử dụng tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ phòng.Trong thành phần của hầu hết cácloại son môi đều có sáp hoặc dầu.Việc để chúng lâu trong nhiệt độ lạnh có thể gây ra hiện tượng kết tinh sản phẩm.

Đối với những mỹ phẩm có chứa nước, thời hạn sử dụng ngắn hơn do vi khuẩn sinh sôi nhanh hơn. Do đó, việc bảo quản lạnh có thể kéo dài thời gian sử dụng,vì nhiệt độ lạnh làm chậm lại quá trình sinh sôi, nảy nở của vi khuẩn có hại. Tuy nhiên,đây không phải giải pháp lâu dài để kéo dài thời gian sử dụng các mỹ phẩm chăm sóc da.

Với các loại dung dịch làm bóng móng tay, móng chân nên bảo nơi mát, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Tốt nhất nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để duy trì chất lượng.

Một số chuyên gia chăm sóc sắc đẹp lại cho rằng,gần như mọi sản phẩm đều chứa một chất bảo quản nào đó để đảm bảo thời gian sử dụng phù hợp nên không cần chú ý quá mức đến việc bảo quản mỹ phẩm. Ngay cả các sản phẩm 100% tự nhiên cũng đã sử dụng các chất bảo quản tự nhiên.Vì vậy, không nhất thiết phải bảo quản mỹ phẩm dùng dang dở trong tủ lạnh. Điều cần thiết hơn là ghi nhớ thời điểm bắt đầu dùng mỹ phẩm (nhất làđối với các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên) và chỉ nên sử dụng trong thời hạn được khuyến nghị, dù có bảo quản trong tủ lạnh hay không.

 Căn cứ vào đâu để nhận biết mỹ phẩm kém phẩm chất lượng?

Về màu sắc:Quan sát bằng mắt thường nếu thấy màu sắc của mỹ phẩm bị biến đổi, đó là do quá trình hoạt động vi khuẩn sinh ra sắc tố và làm thay đổi màu sắc ban đầu của mỹ phẩm.

Xuất hiện bọt khí và mùi lạ: Do hoạt động của các vi khuẩn lên menlàm phân giải các chất hữu cơ trong mỹ phẩm sinh ra các axit, các loại khí làm mất hẳn mùi thơm ban đầu và biến mùi thơm của mỹ phẩm thành mùi lạ.

Mỹ phẩm chảy nước hoặc nhũn ra: Hoạt động của vi khuẩn phân hủy albumin và mỡ làm biến chất các thành phần có trong mỹ phẩm.

Xuất hiện những đám mốc màu đen, vàng hoặc trắng: Do nhiễm nấm men, nấm mốc.

Tóm lại:Tác nhân gây suy giảm, mất phẩm chất của mỹ phẩm phần lớnlà do hoạt động của các vi sinh vật xâm nhập vào từ quá trình sản xuất và bảo quản. Khi đã thấy một trong các dấu hiệu trên xuất hiện thì dù cho loại mỹ phẩm đó có đắt tiền thế nào cũng cần phải loại bỏ nếu không muốn “tiền mất, mất luôn cả nhan sắc”.

 Sử dụng mỹ phẩm

 Nguyên tắc

Cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe trong khi làm đẹp để tránh bị dị ứng do mỹ phẩm gây ra, người sử dụng mỹ phẩm cần:

- Lựa chọn loại mỹ phẩm phù hợp với làn da: Trước khi sử dụng bất cứ loại mỹ phẩm nào cần tìm hiểu kĩ về thành phần, nguồn gốc, hạn sử dụng,... nên lựa chọn các loại mỹ phẩm không màu, không mùi  và càng ít hóa chất càng tốt.

-  Chỉ nên sử dụng mỹ phẩm khi da ở trong tình trạng khỏe mạnh, không bị viêm nhiễm để hạn chế những tác dụng phụ có thể xảy ra.

-  Khi sử dụng các loại mỹ phẩm để trang điểm cần rửa mặt thật sạch đồng thời tẩy trang thật kĩ để tránh gây bít lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn có cơ hội trú ngụ gây dị ứng cho da.

- Không được lạm dụng các loại mỹ phẩm, chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết.

- Tuyệt đối không dùng các mỹ phẩm đã hết hạn sử dụng.

- Trước khi sử dụng bất kỳ một loại mỹ phẩm nào nên xem kỹ thành phần và nguồn gốc xuất xứ. Không nên trực tiếp thoa lên da mặt ngay. Hãy thử trên lòng cổ tay để xem các phản ứng không mong muốn có xảy ra hay không.

Giải pháp an toàn nhất là nên lựa chọn các không chứa chất bảo quản và sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc thiên nhiên. Cách nhận biết những sản phẩm này là chúng có thời hạn sử dụng ngắn nên không thể lưu giữ được lâu, hạn tối đa chỉ khoảng 1 năm.

Nam, nữ có nên dùng chung mỹ phẩm hay không?

Câu trả lời là không vì các lý do sau đây:

(i) Cấu tạo da mặt của nam giới và nữ giới khác nhau.Do đặc điểm cấu tạo da mặt,nam giới cần một quy trình chăm sóc da và cần các sản phẩm dưỡng da hoàn toàn khác biệt so với nữ giới.Mặt khácdo sự khác biệt về hormone nên làn da của nam giới thường dày hơn khoảng 25% so với làn da của nữ giới. Cùng với độ dày thì kết cấu da của nam giới cũng trở nên khô ráp, sần sùi, nhiều lớp sừng hơn. Tuy nhiên, dù ở giới tính nào thì dưới tác động của môi trường và ô nhiễm, lớp biểu bì và hạ bì của làn da cũng sẽ mỏng đi theo thời gian.

(ii)  Mật độ collagen: Chúng ta biết rằng,collagen là một loại protein cực kỳ quan trọng trong cấu trúc làn da.Collagen giúp liên kết các mô tế bào chặt chẽ hơn và duy trì sự đàn hồi của làn da. Tương ứng với độ dày của làn da, mật độ collagen ở nam giới và nữ giới cũng khác nhau.Theo đó, mật độ collagen trên da của nam giới dày đặc hơn nữ giới.

(iii)  Lỗ chân lông và độ tăng tiết chất nhờn: Lỗ chân lông ở làn da nam giới thường to hơn nữ giới khá nhiều. Do lỗ chân lông to, nước và mồ hôi thoát ra nhanh nên da nam giới dễ khô. Hoạt động của hormone androgen tăng tiết làm tuyến dầu tăng mạnh nên lượng bã nhờn (dầu) tiết ra ở nam giới cũng nhiều hơn so với nữ giới. Đây cũng là lý do khiến mụn trứng cá ở nam giới xuất hiện nhiều và chậm "xẹp" hơn nữ giới.

(iv) Tốc độ lão hóa da: Theo thời gian, lượng collagen và độ đàn hồi của da bắt đầu giảm dần. Phái mạnh sẽ mất đi khoảng 1% collagen mỗi năm sau tuổi 30, trong khi đó ở phụ nữ 25 tuổi, mỗi năm họ có nguy cơ mất đi 1 - 1,5% lượng collagen. Mật độ collagen giảm trong da là dấu hiệu của sự lão hóa. Điều này giải thích tại sao nữ giới thường già nhanh hơn nam giới ở cùng độ tuổi.

Do làn da của nam giới dày, nhiều dầu và ấm hơn (nhiều mạch máu dưới da hơn) da của phụ nữ nên phái mạnh cần những sản phẩm không quá nhiều dầu nhưng lại dễ dàng hấp thụ vào da. Nam giới thường bị bít lỗ chân lông và nổi mụn đầu đen trên da nhiều hơn, khiến cho da của nam giới bị dầu, dễ nổi mụn hơn.  Do đó, cần thường xuyên làm sạch tế bào da chết và loại bỏ bã nhờn tích tụ sâu bên trong lỗ chân lông.Trong khi đó, nữ giới thiên về các sản phẩm chống lão hóa, chăm sóc da với độ ẩm cao.

Tóm lại:Cấu tạo da của nam và nữ giới khác nhau nên sản phẩm dưỡng da dành cho nam và nữ cũng khác nhau. Vì thế nam giới không nên dùng chung sản phẩm với phái nữ.

Có nên dùng mỹ phẩm của người lớn cho trẻ em hay không?

Các loại mỹ phẩm chỉ nên dùng cho trẻ em trong những trường hợp cần thiết. Sữa dưỡng ẩm được phép dùng cho những trẻ bị chàm hoặc da quá khô, nứt nẻ do thời tiết.Tránh lạm dụng các loại kem dưỡng da vì nó có thể gây kích ứng hoặc gây bít tắc lỗ chân lông dẫn đến viêm tuyến mồ hôi, viêm da.

Không nên dùng son dưỡng môi cho trẻ.Trường hợp môi trẻ bị khô, nứt chỉ cần dùng vaseline là đủ hiệu quả và an toàn.

Chọn sữa tắm cho trẻ, bên cạnh tiêu chí làm sạch làn da, dưỡng da thì tiêu chí giảm các kích ứng trên da hay gặp ở trẻ như rôm sảy, hăm tã… cũng cần được chú ý khi lựa chọn loại sản phẩm này.

Đa số phấn rôm trên thị trường hiện nay đều được kiểm duyệt an toàn. Tuy nhiên, vẫn nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng cho trẻ. Không nên sử dụng cùng lúc một lượng lớn phấn rôm trên da của trẻ em, vì có thể làm tăng nguy cơ dị ứng da, thậm chí phồng rộp da do bị dị ứng với hóa chất có trong phấn rôm.

Hơn nữa, nguy cơ trẻ em hít phải phấn rôm cũng rấtnguy hiểm. Theo thời gian, lượng phấn rôm hít phải sẽ tồn đọng trong phổi và gây tổn thương phổi.  Bột talc (có trong phấn rôm) là một loại khoáng chất có chứa chất amiăng.Tuy các tổ chức y tế trên thế giới hiện vẫn chưa đưa ra kết luận chắc chắn về khả năng bột talc gây hại cho người tiêu dùng, nhưng vẫn khuyến cáo, sử dụng loại bột này sẽ gây rủi ro nhất định cho sức khỏe. Cơ quan Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) lưu ý, người dùng cần tránh hít phải bột talc để không gây hại cho hệ hô hấp, dẫn đến tình trạng ho bụi phổi.

Không nên dùng nước hoa cho trẻ em vì trong thành phần mồ hôi của trẻ em chủ yếu là nước, không có chất bã nhờn như người lớn. Vì thế, dù đổ mồ hôi rất nhiều nhưng cơ thể trẻ em không bị hôi như người lớn. Thế nên, chỉ cần tắm rửa sạch sẽ, dùng dầu gội, sữa tắm để vệ sinh da, tóc và làm sạch cơ thể, cho bé mặc trang phục thoáng mát, lau mồ hôi cho trẻ chứ không nên lạm dụng nước hoa.

 Đối với trẻ em, không nên thoa phấn quá dày trên mặt vì làn da của trẻ em thường sáng bóng và rất xốp. Nếu trên má bị phủ lớp phấn dầy sẽ trở ngại cho việc hấp thu bình thường tia tử ngoại của lớp da. Điều này ảnh hưởng đến sự tổng hợp vitamin D. Bởi vì,tiền chất vitamin D trong cơ thể trẻ em, tồn tại ở trong lớp biểu bì.Do tác dụng của tia tử ngoại chiếu vào mà chuyển hoá thành vitamin D. Nếu trên da mặt thường xuyên phủ phấn dầu sẽ làm giảm bớt việc hình thành vitamin D ở trong cơ thể,hạn chế việc hấp thu phốt-pho, can-xi của xương, dẫn đến còi xương, ảnh hưởng đến sự trưởng thành của trẻ. Ngoài ra, trên mặt bôi nhiều phấn dầu sẽ làm tắc việc thoát mồ hôi và bã nhờn, dễ phát sinh rôm sảy.

Trẻ em không nên thường xuyên đánh phấn, tô son.Bởi vì, sử dụng mỹ phẩm hoá trang sẽ ảnh hưởng đến sự chuyển hoá bình thường của làn da. Đồng thời các chất hoá học ở trong mỹ phẩm, các sắc tố, hương liệu vv…có thể dẫn đến kích ứng da,viêm da. Nếu sử dụng mỹ phẩm dài ngày có thể làm tắc các lỗ chân lông dẫn đến viêm lỗ chân lông.

Kem chống nắng chỉ dùng được cho trẻ trên sáu tháng tuổi và chỉ dùng khi trẻ hoạt động ngoài trời nắng gắt (như đi tắm biển, dã ngoại).Nên chọn những thương hiệu kem chống nắng uy tín dành cho trẻ em, không được tự ý mua những loại kem chống nắng khôngrõ nguồn gốc.Khi bôi kem chống nắng cho trẻ, cần thử trên da người lớn trước, bởi da trẻ rất nhạy cảm dễ bị kích ứng, dị ứng. Tuyệt đối không để kem chống nắng dính vào mắt trẻ em.Trong thành phần kem chống nắng dùng cho trẻ em tuyệt đối không được chứa thành phần oxybenzone và retinyl palmitate. Bởi chúng rất hại cho làn da của trẻ, do có thể gây nóng rát, đỏ da, khô da. Dùng kem chống nắng chỉ có thể phòng tránh ung thư da, cho nên cần hạn chế cho da trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.

Có nên dùng mỹ phẩm của người lớn cho trẻ em hay không? Câu trả lời là không.

Nhiều bà mẹ đã tùy tiện làm đẹp cho con trẻ bằng một số loại mỹ phẩm của người lớn, từ nước hoa đến kem dưỡng da, sữa tắm, son môi …. Việc làm này gây ảnh hưởng đến làn da và sức khỏe của trẻ em, vì trong các loại mỹ phẩm luôn có các chất bảo quản. Các chất này có khả năng gây kích ứng da trong khi làn da của trẻ em rất mỏng và nhạy cảm.

 Không dùng son môi của người lớn cho trẻ em, vì trong son môi có chứa chì (với vai trò là chất tạo màu). Nồng độ chì tối đa cho phép có trong sản phẩm mỹ phẩm là 20 phần triệu (20 ppm),

Ngoài ra, chất tạo mùi hương thường có trong nước hoa, son môi, kem dưỡng ẩm đều là các tác nhân gây dị ứng mỹ phẩm. Như đã biết, các loại nước hoa gồm ba thành phần chính là: mùi hương, dung môi để hòa tan sản phẩm tạo mùi hương (thường dùng hóa chất gốc cồn hoặc rượu) và chất định hương (giữ cho hương thơm lưu giữ lâu hơn). Điều cần chú ý là, tất cả các thành phần này đều có thể gây kích ứng tùy vào cơ địa mỗi người. Nhiều kim loại nặng hoặc phthalate là những tạp chất thường có trong thành phần chất định hương. Chất phthalate có thể gây ức chế hormone sinh dục, gây rối loạn nội tiết khiến trẻ bị dậy thì sớm hoặc vô sinh về sau.

Kem chống nắng có tác dụng bảo vệ làn da khỏi tia cực tím, tránh cho da bị sạm đen và ung thư. Tuy nhiên, cần phải hết sức cẩn trọng khi sử dụng kem chống nắng cho trẻ em để tránh da bị kích ứng. Kem chống nắng của người lớn và trẻ em thường có thành phần tương tự nhau giúp bảo vệ da. Tuy nhiên, không nên sử dụng kem chống nắng của người lớn cho trẻ em vì kem chống nắng dành cho người lớn có thể được bổ sung thêm nhiều thành phần khác như các chất có tác dụng chống lão hóa, dưỡng ẩm và các chất bảo quản có thể khiến trẻ em bị dị ứng.

Trẻ em không nên dùng kem dưỡng da của người lớn, vì không những không có tác dụng bảo vệ làn da mà còn có thể làm cho lớp da của các em trở nên thô ráp, sần sùi, xuất hiện những chấm đỏ hoặc những nốt sần nhỏ. Làn da của trẻ em mềm mại, lỗ chân lông rất nhỏ, dễ bị mỹ phẩm của người lớn làm tắc nghẽn, trở ngại cho việc thoát mồ hôi của da. Những sắc tố do các chất hoá học hợp thành, hàm lượng hương liệu trong mỹ phẩm của người lớn rất cao, gây kích thích khá mạnh đối với làn da của trẻ em.

Những loại kem dưỡng da của người lớn thường có chứa các chất như sữa ong chúa, ngân nhĩ, nhân sâm vv… Những loại kem này dễ bị biến chất, sinh ra những chất hoá học độc hại đối với da của trẻ em. Do vậy, trẻ em chỉ nên sử dụng những mỹ phẩm không mùi hương, không màu sắc và theo sự hướng dẫn của các bác sĩ.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, người lớn hoàn toàn có thể sử dụng các loại mỹ phẩm của trẻ em. Các thành phần trong dầu gội đầu của trẻ em không gây kích ứng, dị ứng cho da nên rất an toàn cho da đầu của người lớn. Nếu da đầu của bạn rất nhạy cảm thì dầu gội đầu trẻ em làlựa chọn thông minh. Không những vậy, mùi thơm của dầu gội đầu của trẻ em rất ngọt ngào và dễ chịu. Những bánh xà phòng trẻ em thơm mát sẽ làm cho da có cảm giác mềm mịn, dễ chịu. Đây là sản phẩm an toàn của trẻ em mà người lớn có thể sử dụng để rửa tay trước bữa ăn hàng ngày để tránh bị khô da tay.

Dị ứng mỹ phẩm

 Nguyên nhân: Theo các chuyên gia, dị ứng với mỹ phẩm có nhiều nguyên nhân, trong đó có thể là do chất bảo quản có trong mỹ phẩm. Chất bảo quản được sử dụng trong mỹ phẩm nhằm ức chế, ngăn chặn sự phát sinh, phát triển của vi khuẩn gây hại,kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm. Nhưng nếu nhà sản xuất lạm dụngchất bảo quản dẫn đến tình trạng vượt quá hàm lượng cho phép hoặc sử dụng những chất cấm sẽ gây nên các nguy cơ về sức khỏe đối với người dùng.Chất bảo quản có thể gây ra những triệu chứng dị ứng rất mạnh như: gây kích ứng da, ngứa, xưng đỏ, thậm chí cả nhiễm trùng kéo dài và còn gây ảnh hưởng tới gan, thận, dạ dày, hệ thần kinh.Rất nhiều loại mỹ phẩm ta dùng hàng ngày như: sữa rửa mặt, nước hoa hồng, kem chống nắng, kem chống nhăn, kem dưỡng ngày, kem dưỡng đêm, son môi, phấn má, dung dịch tẩy trang,… có thể chứa các chất bảo quản khác nhau tiềm ẩn những yếu tố làm kích ứng, dị ứng cho làn da.

Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến dị ứng mỹ phẩm còndo:Làn da nhạy cảm;Thay đổi liên tục các loại mỹ phẩm hiện đang sử dụng;Thói quen dùng quá nhiều sản phẩm dưỡng da cùng một lúc;Sử dụng mỹ phẩm có nguồn gốc không rõ ràng hoặc hàng kém chất lượng

Triệu chứng: Khi bị dị ứng mỹ phẩm, có thể xuất hiện những biểu hiện sau đây:

- Nổi mụn: Đây là hiện tượng phổ biến nhất của dị ứng mỹ phẩm. Hiện tượng này do việc sử dụng một số loại mỹ phẩm làm tăng tiết bã nhờn, bịt kín lỗ chân lông, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát sinh, phát triển thành mụn.

- Viêm da dị ứng: Trên da xuất hiện từng mảng ban màu hồng kèm theo mụn nhỏ, bỏng nước rất khó chịu. Khi xuất hiện triệu chứng này chứng tỏ bệnh trạng dị ứng đã khá nghiêm trọng, nếu không khám và điều trị kịp thời có thể gây nhiễm trùng da.

- Mề đay: Người bệnh có cảm giác nóng bừng, ngứa, da bị sưng nề, ban đỏ, có thể liên kết với nhau thành từng mảng, càng gãi càng tiến triển nhanh và lan rộng. Trường hợp nặng sẽ khó thở, đau bụng, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi, sốt cao.

- Lão hóa da: Việc sử dụng các loại mỹ phẩm kém chất lượng trong thời gian dài có thể gây nên những dị ứng khiến da trở nên khô ráp, tróc vảy, tê bì, dễ bắt nắng gây nên nám sạm và đặc biệt là khiến da bị nhăn, các đốm nâu xuất hiện ngày càng nhiều.

Tác nhân gây dị ứng

- Mùi thơm: Theo một số thống kê, có đến hơn 5000 loại chất tạo mùi thơm được sử dụng trong các loại mỹ phẩm.Các sản phẩm chăm sóc da, kem làm trắng da, dầu gội, nước hoa… đều có mùi thơm đặc trưng. Ngoài tác dụng tạo mùi đây là những tác nhân gây ra đến những kích ứng trên da khi sử dụng mỹ phẩm.

- Chất bảo quản: Chất bảo quảnsử dụng trong thành phần các mỹ phẩm bôi trực tiếp lên da đã được nghiên cứu và đánh giá tác hại đối với người tiêu dùng. Trước đây, các chất như paraben, phenoxyethanol, methylisothiazolinone có trong thành phần hầu hết các mỹ phẩm do có tác dụng chống nấm và vi khuẩn. Tuy nhiên, từ 11/8/2015, các chất này đã bị cấm sử dụng. Các nghiên cứu chỉ rõ, paraben có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe đối với con người, đặc biệt là phụ nữ.

- Retinol: Đây là một trong những chất không thể thiếu trong công thức của các mỹ phẩm chống lão hóa. Retinol đẩy lùi các tổn thương do ảnh hưởng của tia tử ngoại và kích thích hoạt động của collagen. Cơ chế hoạt động của nhóm Retinoids là thúc đẩy tốc độ bong da chết và kiềm hóa da tiết dầu, từ đó giúp lỗ chân lông thông thoáng hơn. Bên cạnh đó, các dẫn xuất này còn có khả năng điều trị sẹo thâm, nám nhờ chức năng kháng khuẩn, kích thích tái tạo tế bào da, tăng cường sản sinh collagen và chống sưng tấy. Tuy nhiên, chất này có thể gây nên những kích ứng cho da, làm cho làn da bị đỏ và khô.

Cách xử lý: Khi bị dị ứng mỹ phẩm việc cần làmlà ngưng ngay việc sử dụng các loại mỹ phẩm trênvà rửa mặt sạch với nước nhằm tẩy trôi các chất độc hại trên da và ngăn chặn những tổn thương cho da có thể xảy đến.

Các triệu trứng sẽ giảm dần và biến mất sau khi ngưng sử dụng loại mỹ phẩm đã sử dụng. Khoảng thời gian này nên bổ sung cho cơ thể các loại rau củ quả, vitamin và uống nhiều nước,… hạn chế các loại thức ăn có chứa nhiều đường, các chất kích thích, đặc biệt tránh để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và không sờ tay lên chỗ da bị dị ứng.

Các bước để xử lý khi bị dị ứng mỹ phẩm

- Rửa mặt thật kỹ: Đây là bước quan trọng để loại bỏ loại mỹ phẩm nào đó trong vô số mỹ phẩm đang sử dụng có thể gây dị ứng. Nếu cảm thấy làn da bắt đầu có những dấu hiệu ngứa hay rát, hãy rửa mặt thật sạch với những sản phẩm rửa mặt có nguồn gốc thiên nhiên không chứa chất hóa học lành tính và không gây kích ứng da.

- Nếu da bị đỏ và dị ứng mạnh hơn nên thoa một loại kem dưỡng da dịu nhẹ (loại dùng cho trẻ em) để làm dịu da, giảm ngứa, đau và khó chịu. Nếu da bị phồng rộp, hãy sử dụng một loại kem sát trùng. Cũng có thể sử dụng một số loại kem Hydrocortison để giúp kháng viêm và trị ngứa theo chỉ định của bác sĩ.

-Dị ứng mỹ phẩm sẽ làm cho lớp da bên ngoài trở nên khô và sần sùi. Vì vậy, nên giữ ẩm cho vùng da bị dị ứng mỹ phẩm với các loại kem an toàn tuyệt đối cho làn da nhạy cảm.

-Trong trường hợp vùng kích ứng lan rộng đến các khu vực khác trên khuôn mặt hoặc khi da có hiện tượng bỏng rátphải lập tức khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, để điều trị dị ứng mỹ phẩmcó thể sử dụng kết hợp với các sản phẩm chống dị ứng chiết xuất từ thảo dược tự nhiên.

Suckhoecuocsong.vn/Theo Tạp chí Thử nghiệm Ngày nay

Các tin khác