Người đàn ông ôm bình gas sắp nổ để cứu cả khu phố
Vào ngày 11/4, ông Dương Minh Thảo sinh năm 1963, trú tại KTT trường cấp 1-2 Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội tự mình chở bình gas đã hết đến nhà máy gas G.Đ (Khu công nghiệp Ninh Hiệp, xã Ninh Hiệp) để đổi bình gas mới.
Khi mang bình gas về nhà, trước khi lắp ông Thảo đã dùng xà phòng thử các đầu mối và không phát hiện gas bị xì. Thế nhưng 1 tiếng sau, khi ông đang luộc rau muống bỗng nghe thấy tiếng xì gas.
Ông Thảo tại bệnh viện.
Được biết, nhà ông là nhà cấp bốn, rộng chưa đầy 20m2. Trước hiên, bên phải là bếp gia đình, bên trái là lối đi ra ngõ chung khu tập thể. Phía gần bếp, cách chưa đầy 2 mét là hai lớp tiểu học đang trong giờ học, mỗi lớp gần 40 học sinh. Bên trái bếp, cách khoảng 6 mét là chợ Ninh Hiệp đông người.
“Gas phụt mạnh lên trần nhà từ vết hở, tôi thò tay khóa van nhưng không có tác dụng vì cổ bình bị đứt. Trong khoảnh khắc, tôi ôm bình gas lôi ra ngoài bếp, đến chỗ an toàn. Trong lúc di chuyển, lửa cháy bùng bùng, tôi nhắm mắt, mặt ngoảnh đi chỗ khác nhằm hạn chế thương tích.” – ông Thảo nói.
Bình gas của nhà máy gas G.Đ.
Sau khi đặt được bình gas ở vị trí an toàn, không còn gây nguy hiểm cho mọi người ông Thảo đã bị bỏng nặng, thời điểm đó trong nhà còn có vợ ông đang soạn bài nhưng vợ ông lại rất yếu, may có hàng xóm giúp sức phá cửa sổ thoát ra sau nếu không giờ này ông không biết còn có thể ở đây kể lại không nữa.
“Như nhiều người thấy bình gas rò rỉ, cháy đã chạy thoát thân rồi, nhưng do anh ấy sống có tâm có đức nên mới dũng cảm như vậy”, một hàng xóm nhận xét. Nhắc đến ông Thảo, hàng xóm ai cũng tự hào, khen ông trước nay sống tốt, hiền lành, nhiệt tình với hàng xóm láng giềng.
Hiện ông Thảo đang nằm điều trị tại bệnh viện Xanh pôn mức độ bỏng là 30%, ông không có ý định kiện cáo đòi bồi thường từ nhà máy gas G.Đ do cung cấp bình gas kém chất lượng mà chỉ có nguyện vọng mong muốn công ty gas có trách nhiệm trong vụ xì gas trên, hỗ trợ ông kinh phí điều trị tại bệnh viện.
Skcs.vn (tổng hợp)
Các tin khác
-
Bảng Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU theo luật lao động mới từ 2025
Từ 7/1 năm 2025, người lao động trong điều kiện lao động bình thường sẽ có độ tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam và lao động nữ sẽ như thế nào theo luật lao động mới áp dụng. -
Tối ưu nguồn năng lượng để bảo vệ môi trường
Với tốc độ phát triển chung trên thế giới hiện nay, nhu cầu về năng lượng là rất lớn, rất quan trọng. Nhưng việc khai thác, sử dụng và biến đổi năng lượng cũng là một yêu tố tác động xấu đến môi trường. -
Điều kiện, giấy tờ cần có để lên máy bay từ ngày 10/10
Sau khi bàn bạc thống nhất các phương án, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 1776/QĐ-BGTVT về quy định tạm thời triển khai các đường bay nội địa chở hành khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 hạn chế lây lan. -
Hà Nội cho phép thể dục ngoài trời, mở cửa trung tâm thương mại, thời trang, hóa mỹ phẩm
Từ ngày 28/9, UBND Hà Nội cho phép người dân thể dục, thể thao ngoài trời nhưng không được tập trung quá 10 người. Trung tâm thương mại (các cửa hàng ăn uống chỉ được phép bán mang về) và cửa hàng may mặc, thời trang, hóa mỹ phẩm cũng được mở cửa. -
Quy trình cấp giấy đi đường tại Hà Nội từ ngày 6/9 theo hướng dẫn của Công An Tp Hà Nội
Từ ngày 6/9 tại Hà Nội, có 6 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường tại "vùng đỏ", là nơi tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng. -
Danh sách số điện thoại hỗ trợ nhu yếu phẩm tại TP.HCM
Những người lao động có hoàn cản khó khăn cần hỗ trợ về các nhu yếu phẩm thiết yếu có thể liên hệ tới các số điện thoại các Trung tâm an sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh -
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Chỉ thị 10 của TP Hồ Chí Minh trong dịch COVID-19
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 như thế nào? -
Khủng khiếp: Đồ chơi LEGO có thể tồn tại 1.300 năm dưới đại dương
Nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Ô nhiễm môi trường vào ngày 29/2/2020, tập trung vào những viên nhựa của bộ đồ chơi LEGO trôi dạt vào bờ biển phía Tây Nam nước Anh. -
Quản lý và xử lý chất thải rắn
Xử lý rác thải phổ biến ở Việt Nam hiện nay có một số mô hình: đốt rác phát điện, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân vi sinh, chôn lấp, điện khí hóa và đốt rác thông thường.