Người dân nghèo rơi vào cảnh trắng tay sau sự cố thuỷ điện Sông Bung 2
Nước lũ cuộn xuống khi van đập thủy điện Sông Bung 2 bị thổi bay đã "xoá sổ" nhà cửa, tài sản của nhiều dân làng Pà Ooi (Quảng Nam). Chủ đầu tư dự án cho biết sẽ đền bù thiệt hại.
Làng Pà Ooi, xã La Ê (Nam Giang, Quảng Nam) nằm dưới chân đập thủy điện Sông Bung 2, cách khoảng 5 km. Cơn lũ ập đến do mưa bão và sự cố thuỷ điện vào chiều 13/9 khiến nhiều người dân nghèo rơi vào cảnh trắng tay.
Ngôi nhà của anh A Lăng Danh chỉ còn lại bãi đất trống và rác thải lấp đầy sau sự cố thủy điện Sông Bung 2. Ảnh: Sơn Thủy.
Sau lũ, anh A Lăng Danh (24 tuổi) cùng vợ và hai người con đến "ở trọ" nhà của ba mẹ mình. Anh Danh kể đang bắt cá ở dưới ao thì nước ập đến, anh vội hô hoán vợ bồng con chạy lên chỗ cao trú tránh. Chỉ trong vòng 5 phút, ngôi nhà gỗ 4 gian, lợp tôn và tài sản với tổng giá trị khoảng 500 triệu đồng bị nước cuốn. "Nhìn thấy của cải trôi theo dòng nước nhưng bất lực", anh Danh nói trong xót xa.
Một cây gỗ lớn tấp vào nền nhà của anh A Lăng Danh. Ảnh: Sơn Thủy
Đồng cảnh ngộ, anh trai Danh là A Lăng Dang (29 tuổi) bị nước cuốn nhà, tài sản và 1 con bò, mấy con heo. Gia đình anh Dang có 4 người nay rơi vào cảnh màn trời chiếu đất. "Thiệt hại gần 200 triệu đồng, nay gạo, mắm muối không có. Tiền sạch túi, tôi trông chờ thủy điện đền bù để sinh sống. Không có khoản này, chắc chết đói cả gia đình", anh Dang bộc bạch.
Ông A Lăng Đhép, Phó chủ tịch UBND xã La Ê cho biết, nhiều dân làng Pà Ooi bị nước lũ quét sạch tài sản, bản thân ông tài sản chỉ còn căn nhà trống rỗng. "Từ bé đến lớn chưa thấy lũ to như vậy", ông Đhép nói. Ngoài tài sản mất, nền nhà ông Đhép bị xói lở, nhà bếp hư hại gần hết. "Có khoảng 4m3 gỗ và 40 tấm ván để làm nhà thì bị nước cuốn. Nay gia đình không còn gì hết, trắng tay rồi. Tiền vàng để trong tủ bị trôi, giường bàn ghế đã theo dòng nước", ông Đhép nói.
Ông A Lăng Đhép, Phó chủ tịch UBND xã La Ê mếu máo khi kể lại sự việc. Ảnh:Sơn Thủy
Ông A Viết Sơn, Bí thư xã Đảng ủy La Ê cho biết gia đình ông tích góp bao nhiêu năm để mua gỗ và vật liệu chuẩn bị dựng ngôi nhà cách bờ sông Bung 100 mét, nay đã bị nước cuốn hết. "May mắn sự việc xảy ra ban ngày, chứ ban đêm không biết bao nhiều người dân gặp họa", ông Sơn buồn rầu chia sẻ.
Theo Phó Bí thư xã Đảng ủy La Ê Đặng Đình Xuân, lũ dữ đã khiến 50 hộ dân trên địa bàn bị ảnh hưởng, ba ngôi nhà bị "xóa sổ", nhiều trâu bò, cá trong ao cuốn trôi theo dòng nước.
Ngày 15/9, ông Huỳnh Dũng, Phó giám đốc Ban quản lý dự án thủy điện Sông Bung 2 có mặt tại làng Pà Ooi để ghi nhận thực tế và cho biết "chúng tôi sẽ thỏa thuận với địa phương và người dân để đền bù thiệt hại".
Suckhoecuocsong.com.vn (Nguồn vnexpress)
Các tin khác
-
Bảng Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU theo luật lao động mới từ 2025
Từ 7/1 năm 2025, người lao động trong điều kiện lao động bình thường sẽ có độ tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam và lao động nữ sẽ như thế nào theo luật lao động mới áp dụng. -
Tối ưu nguồn năng lượng để bảo vệ môi trường
Với tốc độ phát triển chung trên thế giới hiện nay, nhu cầu về năng lượng là rất lớn, rất quan trọng. Nhưng việc khai thác, sử dụng và biến đổi năng lượng cũng là một yêu tố tác động xấu đến môi trường. -
Điều kiện, giấy tờ cần có để lên máy bay từ ngày 10/10
Sau khi bàn bạc thống nhất các phương án, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 1776/QĐ-BGTVT về quy định tạm thời triển khai các đường bay nội địa chở hành khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 hạn chế lây lan. -
Hà Nội cho phép thể dục ngoài trời, mở cửa trung tâm thương mại, thời trang, hóa mỹ phẩm
Từ ngày 28/9, UBND Hà Nội cho phép người dân thể dục, thể thao ngoài trời nhưng không được tập trung quá 10 người. Trung tâm thương mại (các cửa hàng ăn uống chỉ được phép bán mang về) và cửa hàng may mặc, thời trang, hóa mỹ phẩm cũng được mở cửa. -
Quy trình cấp giấy đi đường tại Hà Nội từ ngày 6/9 theo hướng dẫn của Công An Tp Hà Nội
Từ ngày 6/9 tại Hà Nội, có 6 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường tại "vùng đỏ", là nơi tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng. -
Danh sách số điện thoại hỗ trợ nhu yếu phẩm tại TP.HCM
Những người lao động có hoàn cản khó khăn cần hỗ trợ về các nhu yếu phẩm thiết yếu có thể liên hệ tới các số điện thoại các Trung tâm an sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh -
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Chỉ thị 10 của TP Hồ Chí Minh trong dịch COVID-19
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 như thế nào? -
Khủng khiếp: Đồ chơi LEGO có thể tồn tại 1.300 năm dưới đại dương
Nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Ô nhiễm môi trường vào ngày 29/2/2020, tập trung vào những viên nhựa của bộ đồ chơi LEGO trôi dạt vào bờ biển phía Tây Nam nước Anh. -
Quản lý và xử lý chất thải rắn
Xử lý rác thải phổ biến ở Việt Nam hiện nay có một số mô hình: đốt rác phát điện, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân vi sinh, chôn lấp, điện khí hóa và đốt rác thông thường.