Nghịch lý quốc gia đông dân nhất thế giới phải sử dụng robot làm lao động
Trung Quốc nổi tiếng là một quốc gia đông dân nhất thế giới với tổng số dân là 1,4 tỷ người. Tuy nhiên một số khu vực của Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng. Để giải bài toán khó, những người quản lý lao động đã nảy ra sáng kiến sử dụng robot để thay thế con người...
Lực lượng lao động của Trung Quốc ngày một giảm sút
Nhờ lực lượng lao động dồi dào với giá nhân công rẻ, Trung Quốc đã thu hút lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài và trở thành “công xưởng của thế giới”.Tuy nhiên, câu chuyện này đã đổi chiều khi lượng lao động ngày một giảm sút.
Lực lượng lao động Trung Quốc ngày một giảm sút
Theo Cơ quan thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS), số người trong độ tuổi lao động từ 15-59 tại nước này lần đầu tiên giảm 3,45 triệu người vào cuối năm 2012 và giảm thêm 2,27 triệu người vào năm 2013 và xu hướng giảm lực lượng lao động sẽ còn tiếp diễn cho đến năm 2030.
Một giám đốc nhân sự của một nhà máy ở thị trấn Houjie , thành phố Dongguan (thuộc tỉnh Quảng Đông) cho biết số lượng công nhân nhập cư tìm việc đã giảm ít nhất là 20% trong năm nay.Trong khi đó, chi phí lao động tại thành phố này tăng 20% mỗi năm. Vì vậy, khi không còn lợi thế như lực lượng lao động dồi dào với chi phí thấp, các công ty quyết định chuyển sang sử dụng robot để giảm chi phí sản xuất.
Thực trạng tại thành phố Dongguan,Trung Quốc
Là một trong những trung tâm chế tạo lớn nhất của tỉnh Quảng Đông, thành phố Dongguan đang đối mặt với tình trạng "khát" lao động, khi thiếu tới 100.000 nhân công.
Trước tình hình trên, “nhà máy robot” đầu tiên tại Đông Quảng thuộc sở hữu của công ty công nghệ Evenwin Precision Technology Company (EPTC) đã ra đời. Theo kế hoạch sẽ có 1.000 cánh tay robot thay thế gần 2.000 công nhân. Trong đó, 100 cánh tay robot đã được đưa vào sử dụng, còn 900 cánh tay robot khác sẽ được lắp đặt trong thời gian sớm nhất.
Trong tương lai, Trung Quốc sẽ trở thành thị trường robot lớn nhất thế giới
Giám đốc điều hành EPTC, Ren Xiangsheng chia sẻ, với chưa tới 200 công nhân để vận hành và bảo dưỡng các cánh tay robot, công ty này vẫn có thể đạt được sản lượng vốn đòi hỏi hơn 2.000 lao động.
Trước những kết quả đã đạt được trong việc sử dụng máy móc công nghệ cao, chính quyền tỉnh Quảng Đông đã quyết định đầu tư 943 tỷ nhân dân tệ (152 tỷ USD) để thay thế sức người bằng robot trong vòng ba năm.
Robot hoạt động trong những lĩnh vực nào?
Theo kế hoạch công bốtháng 3/2015, robot sẽ được sử dụng tại 1.950 doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau như sản xuất ôtô, đồ gia dụng, dệt may, đồ điện tử và vật liệu xây dựng vào năm 2017.
Ngoài ra, chính quyền thành phố Dongguan đã thành lập quỹ 600 triệu nhân dân tệ để khuyến khích các công ty địa phương lắp đặp robot trong vòng ba năm tới, với mức trợ cấp lên tới 15%. Tương tự, một chương trình lắp đặt robot trị giá 4,2 tỷ nhân dân tệ sẽ giúp các doanh nghiệp địa phương tiết kiệm hơn 30.000 nhân lực.
Chính quyềnthành phố Dongguan khẳng định chi phí cho việc thay đổi sức người bằng robot sẽ được bù đắp lại trong vòng hai năm.
Trung Quốc sẽ trở thành thị trường robot lớn nhất thế giới
Hiện, Trung Quốc là một quốc gia tiêu thụ robot lớn trên thế giới, song nước này vẫn tụt hậu so với các nước khác trong công nghệ robot và phải nhập khẩu các linh kiện quan trọng.
Theo thông tin từ Liên đoàn Robot Quốc tế tiết lộ, Trung Quốc sẽ nhập thêm 1,55 đến 3,44 triệu robot công nghiệp trong vài năm tới.Điều này có nghĩa là quốc gia này sẽ trở thành thị trường robot lớn nhất thế giới.
Li Yuewei, Giám đốc phụ trách tiếp thị của một công ty công nghệ robot có trụ sở tại Thâm Quyến nhận định nhu cầu sử dụng robot gia tăng sẽ thu hút nhiều vốn đầu tư vào ngành này, đồng thời khuyến khích những đổi mới sáng tạo trong nước.
Hải Yến
Các tin khác
-
Bảng Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU theo luật lao động mới từ 2025
Từ 7/1 năm 2025, người lao động trong điều kiện lao động bình thường sẽ có độ tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam và lao động nữ sẽ như thế nào theo luật lao động mới áp dụng. -
Tối ưu nguồn năng lượng để bảo vệ môi trường
Với tốc độ phát triển chung trên thế giới hiện nay, nhu cầu về năng lượng là rất lớn, rất quan trọng. Nhưng việc khai thác, sử dụng và biến đổi năng lượng cũng là một yêu tố tác động xấu đến môi trường. -
Điều kiện, giấy tờ cần có để lên máy bay từ ngày 10/10
Sau khi bàn bạc thống nhất các phương án, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 1776/QĐ-BGTVT về quy định tạm thời triển khai các đường bay nội địa chở hành khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 hạn chế lây lan. -
Hà Nội cho phép thể dục ngoài trời, mở cửa trung tâm thương mại, thời trang, hóa mỹ phẩm
Từ ngày 28/9, UBND Hà Nội cho phép người dân thể dục, thể thao ngoài trời nhưng không được tập trung quá 10 người. Trung tâm thương mại (các cửa hàng ăn uống chỉ được phép bán mang về) và cửa hàng may mặc, thời trang, hóa mỹ phẩm cũng được mở cửa. -
Quy trình cấp giấy đi đường tại Hà Nội từ ngày 6/9 theo hướng dẫn của Công An Tp Hà Nội
Từ ngày 6/9 tại Hà Nội, có 6 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường tại "vùng đỏ", là nơi tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng. -
Danh sách số điện thoại hỗ trợ nhu yếu phẩm tại TP.HCM
Những người lao động có hoàn cản khó khăn cần hỗ trợ về các nhu yếu phẩm thiết yếu có thể liên hệ tới các số điện thoại các Trung tâm an sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh -
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Chỉ thị 10 của TP Hồ Chí Minh trong dịch COVID-19
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 như thế nào? -
Khủng khiếp: Đồ chơi LEGO có thể tồn tại 1.300 năm dưới đại dương
Nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Ô nhiễm môi trường vào ngày 29/2/2020, tập trung vào những viên nhựa của bộ đồ chơi LEGO trôi dạt vào bờ biển phía Tây Nam nước Anh. -
Quản lý và xử lý chất thải rắn
Xử lý rác thải phổ biến ở Việt Nam hiện nay có một số mô hình: đốt rác phát điện, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân vi sinh, chôn lấp, điện khí hóa và đốt rác thông thường.