Nghịch lý của việc tăng lương tối thiểu
Theo quan điểm của các doanh nghiệp, việc tăng lương tối thiểu vùng trong những năm tiếp theo sẽ gây ra những tác động tiêu cực như làm tăng tổng chi phí, tăng chi phí lao động, giảm lợi nhuận, không mang lại lợi ích cho người lao động.
Trên thực tế, hàng tháng mỗi doanh nghiệp dành một khoản chi phí cố định cho 1 công nhân. Thu nhập thực tế của 1 công nhân gồm lương cơ bản cộng với lương năng suất trừ đi các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Khi lương tối thiểu tăng lên, do chi phí doanh nghiệp dành cho công nhân không đổi nên lương năng suất của công nhân giảm xuống. Lương tối thiểu tăng lên, các khoản phí bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội vì thế cũng tăng thêm. Thu nhập thực tế của công nhân lúc này đã giảm đi vì mọi nguồn thu thì giảm mà khoản phải đóng lại phình to.
Do đó, nếu như lương cứ tăng mà thu nhập thực tế lại giảm thì không có lý gì để Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam năm này qua năm khác đề xuất tăng lương tối thiểu vùng. Mục đích của tăng lương tối thiểu là để cải thiện đời sống công nhân, đảm bảo doanh nghiệp phát triển ổn định, không làm gia tăng lạm phát trong nền kinh tế. Tuy nhiên, mục tiêu quan trọng nhất là cải thiện đời sống người lao động thì dường như lại đang khiến công nhân trong một số lĩnh vực tỏ ra hoảng sợ trước mỗi lần tăng lương.
Luật sư Trần Tuấn Anh cho biết nghị định 122 của Chính phủ có quy định khi thực hiện tăng lương tối thiểu doanh nghiệp không được cắt giảm một số khoản như tiền làm thêm giờ, chế độ độc hại của người lao động nhưng lại cho phép doanh nghiệp thỏa thuận một số khoản phụ cấp khác, đây chính là kẽ hở để doanh nghiệp lợi dụng dồn mọi gánh nặng về phí bảo hiểm từ việc tăng lương tối thiểu lên vai người lao động
Hiện nay thu nhập của người lao động được trả cao hơn khoảng 50% so với mức tối thiểu. Giải thích việc này các chuyên gia cho rằng phải để mức lương tối thiểu gần với mức thu nhập đáp ứng nhu cầu sống tổi thiểu của người dân.
Theo ông Chu Văn An – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy Hải sản Minh Phú (MINH PHU SEAFOOD CORP), việc tăng lương tối thiểu vùng là tăng thêm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp, thậm chí còn giảm thu nhập của người lao động. Các mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và phí công đoàn càng tăng thì thu nhập của lao động càng giảm. Do đó, Chính phủ và Hội đồng tiền lương Quốc gia xem xét không tăng lương tối thiểu vùng năm 2017 vì khi tăng các vật giá thiết yếu với người lao động cũng tăng từ 20-30% trong khi lương thực nhận của người lao động lại giảm, đồng thời làm tăng chi phí đóng BHXH, phí công đoàn.
Tăng lương cơ bản rõ ràng là một chính sách tốt, một chủ trương tốt nhưng nếu đến khâu thực hiện lại không nghiêm, không có chế tài mạnh mẽ, "mũi tên" tăng lương dù có đẹp đẽ đến mấy cũng khó lòng bắn trúng hồng tâm.
Theo các chuyên gia, trước mắt bên cạnh việc tăng cường công tác thanh kiểm tra thì Chính phủ nên có những biện pháp hỗ trợ giảm một số khoản chi phí khác cho doanh nghiệp để doanh nghiệp có thêm phần tiền dành cho chi phí lương. Tính toán của Bộ thương binh và xã hội cho thấy chi phí sản xuất của doanh nghiệp trong các ngành có lực lượng lao động lớn sẽ tăng từ 1,2-2,7% nếu tăng lương tối thiểu vùng cho năm sau.
Tổng hợp
Các tin khác
-
Bảng Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU theo luật lao động mới từ 2025
Từ 7/1 năm 2025, người lao động trong điều kiện lao động bình thường sẽ có độ tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam và lao động nữ sẽ như thế nào theo luật lao động mới áp dụng. -
Tối ưu nguồn năng lượng để bảo vệ môi trường
Với tốc độ phát triển chung trên thế giới hiện nay, nhu cầu về năng lượng là rất lớn, rất quan trọng. Nhưng việc khai thác, sử dụng và biến đổi năng lượng cũng là một yêu tố tác động xấu đến môi trường. -
Điều kiện, giấy tờ cần có để lên máy bay từ ngày 10/10
Sau khi bàn bạc thống nhất các phương án, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 1776/QĐ-BGTVT về quy định tạm thời triển khai các đường bay nội địa chở hành khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 hạn chế lây lan. -
Hà Nội cho phép thể dục ngoài trời, mở cửa trung tâm thương mại, thời trang, hóa mỹ phẩm
Từ ngày 28/9, UBND Hà Nội cho phép người dân thể dục, thể thao ngoài trời nhưng không được tập trung quá 10 người. Trung tâm thương mại (các cửa hàng ăn uống chỉ được phép bán mang về) và cửa hàng may mặc, thời trang, hóa mỹ phẩm cũng được mở cửa. -
Quy trình cấp giấy đi đường tại Hà Nội từ ngày 6/9 theo hướng dẫn của Công An Tp Hà Nội
Từ ngày 6/9 tại Hà Nội, có 6 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường tại "vùng đỏ", là nơi tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng. -
Danh sách số điện thoại hỗ trợ nhu yếu phẩm tại TP.HCM
Những người lao động có hoàn cản khó khăn cần hỗ trợ về các nhu yếu phẩm thiết yếu có thể liên hệ tới các số điện thoại các Trung tâm an sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh -
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Chỉ thị 10 của TP Hồ Chí Minh trong dịch COVID-19
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 như thế nào? -
Khủng khiếp: Đồ chơi LEGO có thể tồn tại 1.300 năm dưới đại dương
Nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Ô nhiễm môi trường vào ngày 29/2/2020, tập trung vào những viên nhựa của bộ đồ chơi LEGO trôi dạt vào bờ biển phía Tây Nam nước Anh. -
Quản lý và xử lý chất thải rắn
Xử lý rác thải phổ biến ở Việt Nam hiện nay có một số mô hình: đốt rác phát điện, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân vi sinh, chôn lấp, điện khí hóa và đốt rác thông thường.