Nâng cao ý thức cho trẻ trong việc học mùa dịch Covid-19

7/15/2021 4:40:00 PM
Rất nhiều cha mẹ phụ huynh cảm thấy lo lắng cho việc học của con cái trong thời điểm dịch bệnh Covid-19. Việc nâng cao ý thức cho trẻ trong việc học tại nhà là điều nhiều bậc cha mẹ quan tâm nhiều nhất lúc này.

 

Nâng cao ý thức cho trẻ trong việc học mùa dịch Covid-19

Rất nhiều cha mẹ phụ huynh cảm thấy lo lắng cho việc học của con cái trong thời điểm dịch bệnh Covid-19. Việc nâng cao ý thức cho trẻ trong việc học tại nhà là điều nhiều bậc cha mẹ quan tâm nhiều nhất lúc này.

Khá nhiều phụ huynh than phiền, cảm thấy lo lắng cho kết quả học tập của con trẻ trong thời điểm dịch bệnh bùng phát, việc học của con ở trên lớp phải dừng lại, học trực tuyến tại nhà. Khi học tại nhà, một số trẻ không có sự giám sát của bố mẹ chúng thường xao nhãng việc học, khiến cho con không chú tâm vào học thay vào đó là các trò chơi điện tử, sách, báo, truyện tranh, phim ảnh,…

Việc nâng cao ý thức tự học không những giúp trẻ không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập cũng như kết quả học tập cuối kỳ. Việc nâng cao ý thức giúp trẻ được trang bị thêm năng lực, hứng thú, thói quen, có phương pháp tự học thường xuyên và suốt đời từ đó giúp con đạt được nhiều thành công hơn trong cuộc sống sau này.

Trước tiên, các bậc cha mẹ hãy cùng con sắp xếp thời khóa biểu, thời gian học cho con hợp lý, phù hợp với điều kiện của mỗi gia đình. Vào thời gian đầu, cha mẹ có thể cùng chơi, cùng học, cùng đọc sách, khuyến khích con khám phá, trải nghiệm những điều mới. Điều này giúp cha mẹ xác định những điểm mạnh, điểm yếu của con để giúp con học tốt hơn.

Rèn tính tự giác cho trẻ

Khi dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát, con trẻ vẫn phải học online tại nhà, cha mẹ nên quán triệt tư tưởng “việc học là của con”, nhưng không có nghĩa là cha mẹ bỏ lơ, không ngó ngàng hay nhắc nhở con trẻ trong vấn đề học tại nhà. Bởi một số trẻ sẽ xao nhãng việc học của mình mà dành thời gian trong ngày cho các công việc khác như: chơi game, đọc truyện, ngủ, chơi, xem tivi,…

Nâng cao ý thức cho trẻ trong việc học chính là rèn cho trẻ tính tự giác. Bởi hiện nay, xã hội phát triển có quá nhiều thức cám dỗ, hấp dẫn trẻ khiến tâm trí của con bị phân tán, khó tập trung. Do đó, để con không bị phụ thuộc vào các thiết bị điện tử, trò chơi, game cha mẹ hãy trò chuyện để con hiểu và ý thức được việc học là nhiệm vụ của con, tất cả mọi người trong gia đình phải hoàn thành tốt nhiệm vụ của mỗi người.

Nâng cao ý thức cho trẻ trong việc học mùa dịch Covid-19

Hãy coi việc học thật nhẹ nhàng

Nhiều bậc cha mẹ tự gây áp lực cho mình và cho con trẻ. Kiến thức là việc cả đời chứ không phải ngày một ngày hai là có thể học được hết được. Khi trẻ ở độ tuổi này bên cạnh việc học trẻ cần được học các kỹ năng xã hội, kỹ năng giao tiếp.

Khi đã biết điểm mạnh, điểm yếu của trẻ, cha mẹ nên khoét sâu, chì chiết và không đặt quá nhiều kỳ vọng vào con trẻ mà hãy giúp con khắc phục điểm yếu, phát huy những điểm mạnh. Từ đó, giúp con hứng thú với việc học, hứng thú khám phá cái mới, nâng cao ý thức việc học ở nhà hơn, hạn chế các trò chơi như: game, đọc truyện,… Nhưng cha mẹ cũng cần phải nhớ, không nên so sánh con với bạn bè từ lâu biết nâng cao tinh thần tự học. Hãy khuyến khích khi con em mình tự giải một bài tập hoặc đọc một quyển sách hay, gợi ý cho con cái tìm hiểu việc tự học tại nhà.

Chính cái nhìn tích cực của bố mẹ trong cách dạy con học sẽ ảnh hưởng tốt đến trẻ, giúp trẻ tự tin hơn. Khi ấy, trẻ không coi việc học là việc bắt buộc, dần dần sẽ sớm coi việc học như một sở thích, thú vui, khơi gợi cảm hứng học hành, nâng cao ý thức tự học tại nhà.

Giúp con chủ động trong tư duy

 Cha mẹ hãy hướng trẻ vào sự chủ động trong tư duy, suy luận, đào sâu suy nghĩ, động não trước các bài tập khó,… đây mới là cách dạy con học đúng đắn, đạt được kết quả học tập tốt. Nên khơi mở và gợi ý dựa trên những phát hiện hoặc những suy nghĩ tìm tòi của con chứ không nên làm bài hộ con.

Hướng dẫn trẻ cách tìm các tài liệu phục vụ việc học, tham khảo mở mang kiến thức, kích thích ham mê tìm hiểu qua máy tính, điện thoại, sách,…Đây là phương pháp dạy con học được nhiều chuyên gia giáo dục khuyến khích

Khi trẻ đã nắm được các phương pháp tự học hiệu quả, chúng sẽ hoàn toàn tự giác và chủ động với việc học chứ không coi việc học và các vấn đề trong cuộc sống là điều quá khó khăn, trở ngại nữa.

Có thể thỉnh thoảng học cùng con, nhưng hãy biến đó thành giờ chơi

Các bậc cha mẹ hãy nhớ đừng nên la hét, đừng quát mắng, đừng biến giờ học cùng con thành ký ức kinh hoàng. Chúng ta vẫn có thể sắp xếp thời gian trong ngày để học cùng con nhưng trước đó hãy chuẩn bị thật kỹ. Các bậc cha mẹ có thể thử áp dụng các phương pháp giảng dạy bằng hình ảnh, dễ tiếp cận với trẻ và tăng hứng thú trong học tập. Nguyên tắc “học mà chơi, chơi mà học” là nguyên tắc cha mẹ tuyệt đối không được quên trong cách dạy con tự học. Bởi trẻ em có thể dễ dàng tiếp thu mọi thứ, mọi kiến thức khi chúng được vui vẻ, thoải mái.

Cho con quyền lựa chọn

Cha mẹ hãy cho con quyền lựa chọn, nếu không trẻ sẽ không thấy mình có trách nhiệm với việc học và dễ dàng buông bỏ việc học của mình. Khi trẻ trẻ được quyền lựa chọn chúng sẽ cảm thấy mình có trách nhiệm hơn, phải hoàn thành nó và kết quả học tập được tốt hơn.

Đừng ngày nào cũng kiểm tra bài vở của con

Khá nhiều các bậc cha mắc phải tình trạng ngày nào cũng kiểm tra bài vở của con. Bởi hãy thử đặt mình vào vị trí của trẻ, nếu như ngày nào cũng bị sếp kiểm tra tiến độ công việc, chỉ chờ bạn có sai sót là chỉnh đốn và đánh giá ngay, thì cảm giác của bạn sẽ tồi tệ thế nào? Liệu bạn có còn hứng thú với công việc đang làm hay không hay chỉ đang làm việc theo kiểu đối phó. Do đó, trẻ em cũng vậy đừng ngày nào cũng kiểm tra bài vở của con trẻ. Việc không kiểm tra bài vở không có nghĩa là bạn lơ đi hoàn toàn. Mà hãy cho con cảm nhận được sự tin tưởng từ cha mẹ và tìm thấy niềm vui trong học tập từ đó nâng cao ý thức tự học.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Bí quyết rèn nề nếp học tập cho con mỗi tối

+ 5 hoạt động hữu ích giúp con cải thiện thể chất và phát triển kỹ năng

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

  • Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

    Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

    Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da.
  • Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

    Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

    Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng.
  • Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

    Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

    SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây.
  • Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

    Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

    Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn.
  • Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

    Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

    Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau.
  • Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

    Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

    Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau
  • Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

    Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

    Trật mắt cá chân hay lật sơ mi gây tổn thương hoặc đứt dây chằng khiến cho việc đi lại, vận động hàng ngày bị ảnh hưởng. Để tránh chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn khi bị trật mắt cá chân nên sơ cứu như nào?
  • Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

    Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

    Giập ngón tay nếu sơ cứu không đúng cách có thể khiến cho chấn thương lâu lành hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi bị giập ngón tay hãy thực hiện các bước sơ cứu dưới đây giúp chấn thương mau lành, tránh ảnh hưởng đến xương.
  • Bí quyết giúp uống rượu bia không say

    Bí quyết giúp uống rượu bia không say

    Đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi uống rượu hãy áp dụng những mẹo hay dưới đây giúp tránh say rượu bia sau những cuộc họp, gặp mặt, liên hoan.
  • Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ

    Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ

    Trong những ngày mưa lũ việc phải bơi trong nước ngập nếu không cẩn thận rất dễ bị chuột rút gây nguy hiểm cho sức khỏe, tăng nguy cơ đuối nước. Để phòng ngừa chuột rút khi ở dưới nước nên làm gì?