Muôn kiểu đón năm mới của người dân Châu Á

2/11/2016 11:24:04 PM
Theo phong tục truyền thống, mỗi quốc gia có một đặc điểm đón năm mới riêng biệt. Tuy nhiên, một điểm chung dễ nhận thấy trong ngày tết của người dân châu Á là trang trí nhà cửa, đoàn tụ với gia đình và cầu mong một năm mới tốt lành...

 

Theo phong tục truyền thống, mỗi quốc gia có một đặc điểm đón năm mới riêng biệt. Tuy nhiên, một điểm chung dễ nhận thấy trong ngày tết của người dân châu Á là trang trí nhà cửa, đoàn tụ với gia đình và cầu mong một năm mới tốt lành...

Tết ở Campuchia còn là lễ tắm tượng phật

Tết ở Campuchia được gọi là Chaul Chnam Thmey theo tiếng Khmer, thường rơi vào ngày 13-14/4, cuối vụ thu hoạch. Lễ này kéo dài 3 ngày với các hoạt động gồm tặng quà cho gia đình và bạn bè, lễ tắm tượng Phật được gọi là Pithi Srang Preah. Ảnh: Vagabondage II.

Lào tết còn là ngày dọn lại đền chùa

Tết của Lào được gọi là Pi Mai Lao, diễn ra vào ngày 14/4. Ngày trước đó được coi là ngày cuối cùng của năm cũ, người ta cọ rửa các hình ảnh liên quan đến Phật, sơn lại đền chùa và dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Ảnh: yarra64.

Tết ở Thái Lan là lễ hội té nước

Têt của người Thái diễn ra vào 13-15/4 hàng năm, lễ hội Songkran ở Thái Lan nổi tiếng với màn té nước và các bữa tiệc đường phố tưng bừng kéo dài cả tuần. Song hành cùng các hoat động trên là quây quần bên gia đình, đi chùa và dọn dẹp nhà cửa. Ảnh: Pattaya Unlimited.

Tết ở Myanmar người dân đứng trên sân khấu tre rồi té nước vào người đi đường

Lễ Thingyan của Myanmar cũng giống như các lễ hội khác ở các nước theo đạo Phật tại Đông Nam Á. Trong lễ hội, người dân đứng trên các sân khấu được dựng bằng tre trên các dường phố và té nước vào người qua đường. Ảnh: jeamwong.

Bangladesh: Pohela Boishakh là lễ hội đón năm mới của Bangladesh vào ngày 14/4. Nhà cửa được dọn dẹp sạch sẽ để đón khách là họ hàng, bạn bè và hàng xóm. Ở các hội chợ, người ta bán đồ ăn và các sản phẩm thủ công. Ảnh: Kikis & Yosita.

Sri Lanka: Năm mới ở Sri Lanka được gọi là Aluth Avurudda, diễn ra vào tháng tư theo lịch Gregory. Người dân dọn dẹp, trang trí nhà cửa và tắm thảo mộc để tẩy trần. Mọi người thường nghỉ ngơi để dành thời gian cho gia đình. Ảnh: Felix Krohn.

Nhật Bản: Năm mới ở Nhật Bản diễn ra trong 3 ngày đầu của tháng giêng và được coi là ngày lễ quan trọng nhất trong năm, gọi là Shogatsu. Vào dịp này, người Nhật thường về quây quần với gia đình. Các cơ quan, trường học đóng cửa từ 1-2 tuần.

Trong khi đó, các cửa hàng có truyền thống fukubukuro bán những túi may mắn với mức giá rất hấp dẫn. Ảnh: kazujapan.

Trung Quốc: ngày tết còn được gọi là “lễ hội mùa xuân”. Năm mới ở Trung Quốc bắt đầu từ ngày đầu tiên theo lịch âm với các hoạt động như múa rồng, múa sư tử và đốt pháo.

Hàn Quốc: Tết Seollal của Hàn Quốc rơi vào ngày đầu tiên của năm mới theo lịch âm. Người dân có 3 ngày nghỉ lễ để về quê với gia đình. Người ta thường đến các cung điện hoàng gia và các làng nghề truyền thống vào dịp này. Ảnh: Korea.net.

Mông Cổ: Lễ mừng năm mới ở Mông Cổ được gọi là Tsagaan, kéo dài 15 ngày. Người dân về nhà bên gia đình, tổ chức ăn uống với các món thịt cừu, bánh kẹo, há cảo và airag (sữa ngựa lên men). Ảnh: enkhbayar0330.

Việt Nam: Tết Nguyên đán hay Tết là ngày lễ lớn nhất trong năm của người Việt Nam. Tết kéo dài chủ yếu trong 3 ngày, là thời điểm dành cho gia đình và bạn bè quây quần, sắm sửa đồ mới, trang hoàng đường phố, nhà cửa và ăn uống tưng bừng.

Nepal, Bhutan, Tây Tạng: Năm mới Tây Tạng được gọi là Losar, diễn ra vào ngày đầu tiên của năm theo lịch Tây Tạng. Đây là dịp để loại bỏ những điều xấu của năm cũ để mọi thứ hanh thông tốt lành cho năm mới. Ảnh: J.M. Jackson.

Các nước đạo Hồi: Năm mới của đạo Hồi được gọi là al-Hijra theo lịch Hồi giáo, rơi vào ngày khác nhau theo từng năm. Các hoạt động trong năm mới gồm nhịn ăn, đi thánh đường cùng họ hàng. Ảnh: kufaroof.

Nepal: Sambat là lễ hội năm mới của người Nepal theo lịch của nước này. Người dân thường tham dự Mha Puja, một nghi lễ thanh lọc và cầu siêu cho năm mới. Các hoạt động ngoài trời bao gồm diễu hành và thi sắc đẹp. Ảnh: bimalfotos.

Tổng hợp

Các tin khác