Muốn chim khướu khỏe mạnh hãy làm theo quy trình nuôi này

8/30/2018 8:59:42 AM
Để có một con chim khướu khỏe mạnh, giọng hót hay không chỉ  biết cách chọn mà còn phụ thuộc vào cách chăm sóc, chế độ dinh dưỡng, chuồng nuôi chim khướu nữa. Vậy cách chăm sóc chim khướu như thế nào chim mới có giọng hót hat, vang.

 

Bản năng siêng hót, rạn người, khả năng hót được nhiều giọng, giọng hót vang nên chim khướu được nhiều người chọn nuôi. Để có một con chim khướu khỏe mạnh, giọng hót hay không chỉ  biết cách chọn mà còn phụ thuộc vào cách chăm sóc, chế độ dinh dưỡng, chuồng nuôi chim khướu nữa. Vậy cách chăm sóc chim khướu như thế nào chim mới có giọng hót hat, vang.

Nguồn gốc chim khướu

Chim khướu thuộc bộ sẻ có kích thước trung binh. Bộ lông khướu mềm, dày, xốp, thường có màu xỉn, cánh tròn, chân khỏe và cao, thích nghi với việc di chuyển trên mặt đất và trên các cành cây, có tiếng hót vang và hay. Trên thế giới, chim khướu sống tập trung thành từng nhóm nhỏ tại các đám tre, bụi cây rậm rạp. Phân  bố chủ yếu ở miền nam Trung Quốc, phía tây tỉnh Vân Nam và khắp Đông Dương. Tại Việt Nam chim khướu sống chủ yếu tại các tỉnh miền Bắc hoặc các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình.  Khướu có giọng hót rất lớn, rền và vang xa, đồng thời cũng có thể bắt chước được một số giọng hót đa dạng khác nên chúng cũng được gọi là khướu bách thanh.

Lồng nuôi chim khướu

Nên chọn lồng nuôi chim khướu được làm từ tre hoặc mây. Chọn lồng có na khít, các mối nối chắc chắn, rộng rãi, không bị nấm mốc, các cạnh của thanh nan được vót nhẵn bề mặt tránh khướu bị thương. Trong lồng nuôi nên để cầu cỡ bằng ngón tay cái để chim khướu đứng vững vàng trên cầu. Dưới đáy lồng nên trang bị khay hứng chất thải và thức ăn thừa tránh để sát với sàn lồng.

Dụng cụ nuôi chim khướu

Ngoài lồng nuôi người nuôi cần trang bị thêm hũ đựng thức ăn được làm bằng nhựa hoặc mây tre đan, bình đựng nước uống, cầu cho chim đứng, miếng vải che xung quanh lồng.

Nước uống chim khướu

Nước cho chim uống phải là nước sạch, nếu người nuôi dùng nước máy cho chim uống thì đừng che đậy và chờ cho chất clo bốc hơi hết mới được dùng. Thay nước mỗi ngày đảm bảo nước sạch để chim khướu không bị nhiễm bệnh hoặc các bệnh về đường tiêu hóa

Nhiệt độ nuôi chim khướu

Chim khướu ở ngoài tự nhiên thường sinh sống tại các tỉnh miền bắc và miền trung khi mang về chăm sóc nuôi dưỡng người nuôi cần chú ý đến nhiệt độ phòng. Do miền Bắc thường có mùa đông lạnh giá nhiệt độ thấp nên người nuôi hãy để lồng nuôi tại nơi có ít gió lùa, nếu trời quá lạnh không nên cho chim ra ngoài lúc sáng sớm bởi lúc này nhiệt độ vẫn còn sương lạnh chim sẽ dễ dàng mắc các bệnh về đường hô hấp, cảm cúm,...Ban đêm tránh sương giá, gió lùa hãy che lồng chim bằng vải xung quanh lồng để chim được ấm áp, khỏe mạnh.

 Khi mặt trời lên thì có thể mang chim ra tắm nắng. Chim rất thích tắm nắng vào buổi sáng sớm, khoảng 3 – 5 phút là có thể mang vào, treo lồng ở trên cao.

Thức ăn chim khướu

Khướu là loài chim ăn tạp nên khá dễ nuôi, thức ăn không cần phải quá cầu kỳ, tốn nhiều kinh phí. Thức ăn chủ yếu của khướu bao gồm: cào cào, thằn lằn nhỏ, gián đất, dế mèn, trái cây chín. Người nuôi cũng có thể cho khướu ăn thêm gạo rang xay thành bột trộn cùng với trứng. Hãy nhớ cung cấp đầy đủ thức ăn cho khướu nếu được cung cấp đầy đủ thức ăn khướu sẽ hót nhiều, hay vận động, sung nếu như thức ăn không đủ chim sẽ suy, hót ít, suy kiệt sức. Nên cung cấp đủ nước hàng ngày cho chim khướu nhất là vào mùa nóng.

Thuần dưỡng chim khướu

Do chim khướu sống quen với cuộc sống ngoài thiên nhiên hoang dã rất nhát người nên người nuôi khi mới bắt về nuôi và chăm sóc cần phải chú ý. Những ngày đầu khi mới mang về nuôi nên cho khướu ăn trứng kiến. Nếu không có trứng kiến thì cho ăn sâu tươi và ăn dặm thêm cào cào để cho chim quen dần với cuộc sống mới. Treo lồng vào những nơi yên tĩnh, phủ áo lồng cần thận tránh có sự xuất hiện nhiều người vì chim sẽ bị hoảng loạn làm tróc trán gãy đuôi. Những ngày sau bắt đầu trộn chuối chín với gạo trộn trứng hoặc cám để chim quen dần với thức ăn mới. Hé bớt lồng để chim khướu làm quen với quang cảnh chung quanh để dạn dĩ dần.

Thêm vào đó hãy tập cho chim dậy sớm bằng cách nhẹ nhàng đưa lồng chim treo ở ngoài vườn hay treo trước nhà. Ban đâu chim sẽ hơi sợ nhưng hãy kiên trì làm từ 3-5 lần và hé áo lồng cho chim nhìn thấy cảnh vật xung quanh là chim sẽ quen dần. Khướu thích dậy sớm để hít thở không khí trong lành, sau đó nó sẽ hót do bản năng, bạn có thể lắng nghe và tập hót nhái lại giọng của nó. Làm như vậy thường xuyên dần dần khướu sẽ quen dần sự xuất hiện của bạn mà cất tiếng hót.

Hướng dẫn cách tắm đúng cách khi nuôi chim khướu

Do chim khướu rất thích tắm nên chúng thường sinh sống tại nơi mát mẻ có nhiều nước như khe suối, dòng sông. Khi người nuôi mang về nuôi và chăm sóc sau khi chim đã dạn người hãy bắt đầu tập tắm cho chim khướu.

Bước 1: Di chuyển chim khướu sang lồng tắm bằng cách nhẹ hàng  mở cửa lồng nuôi và lồng tắm, đứng lùi ra phía xa không tiến sát lại gần. Chim khướu sẽ tìm đường nhảy sang lồng tắm.

Bước 2: Khi chim sang lồng tắm nhẹ nhàng khóa cửa lồng tắm lại.

Bước 3: Dùng nước vẩy nhẹ cho ướt lông hoặc sử dụng bình xịt nước cho cây làm ướt lông. Phía dưới lồng tắm đặt chậu nước nhỏ, ban đầu chim sẽ không dám nhảy xuống nước tắm nhưg ánh sáng nhẹ từ nước phản chiếu lên sẽ khích thích chim khướu sẽ khiến chúng tò mò, khó chịu mà sẽ nhảy xuống tắm. Khi chim tắm không nên đứng lại gần chim mà hãy để nơi góc khuất, yên tĩnh cho chim khướu được tự do thoải mái tắm.

Bước 4: Sau khi tắm xong nhẹ nhàng mang lồng nuôi đến và sang chim qua lồng nuôi như cách sang chim qua lồng tắm. Mang chim ra phơi nắng nhẹ để chim rũ lông, rỉa cánh nhằm bỏ hết bụi bẩn bám ở lông.

Chim khướu vào thời gian nào sẽ thay lông, chăm sóc chim khi thay lông như thế nào mới đúng?

Mỗi một năm chim khướu cũng giống như các loài chim khác đều thay lông. Thời gian thay lông của chim khướu khoảng từ 2 đến 3 tháng tùy thuộc vào thể trạng, sức khỏe của chim thường chim sẽ thay lông khoảng từ tháng 6-7 âm lịch trở đi.

Do trong thời gian thay lông chim khướu sẽ sống trong tình trạng suy yếu sức khỏe, đình trệ tất cả sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, ca hót. 

Trong thời gian thay lông, khướu phải sống trong tình trạng suy yếu sức khỏe, coi như đó là một cơn bệnh nặng mà năm nào chim cũng phải trải qua một lần, đến nỗi đình trệ tất cả mọì sinh hoạt hằng ngày, kể cả ăn uổng, ca hót. Lớp lông cũ khô khốc bắt đầu rụng từ từ bắt đầu từ phần đầu xuống tới phần chân và đuôi và cánh. Lớp lông cũ rụng lớp ông mới được bung ra, nên dù thay lông nhưng trông bộ lông chim không đến nỗi xơ xác. 

Để chăm sóc chim khướu mùa thay lông người nuôi phủ lớp áo lồng  treo lồng chim tại những nơi yên tĩnh, tránh gió lùa. Cung cấp thức ăn như kiến, sâu, cào cào, thức ăn tươi, bột cám trộn trứng để bồi bổ cho chim. Vẫn cho chim tắm nắng và tắm bằng nước ấm nhưng thời gian sẽ ít hơn so với lúc bình thường. Khi thấy toàn bộ lớp lông mới mướt mát, bóng bẩy thì lúc này chim khướu đã hoàn toàn thay lông xong và bắt đầu ca hót.

Suckhoecuocsong.com.vn (TH)

Các tin khác