Mùa hè có nên tắm cho mèo thường xuyên?

6/14/2018 11:18:30 AM
Mùa hè thời tiết oi nóng, những bộ lông dài khiến mèo cảm thấy nóng bức  ngoài ra chúng còn mắc một số bệnh về da nếu không được chăm sóc đúng cách. Vậy câu hỏi được nhiều người đặt ra có nên tắm cho mèo thường xuyên vào mùa hè và những điều cần lưu ý khi tắm cho mèo là gì?

 

Mùa hè thời tiết oi nóng, những bộ lông dài khiến mèo cảm thấy nóng bức  ngoài ra chúng còn mắc một số bệnh về da nếu không được chăm sóc đúng cách. Vậy câu hỏi được nhiều người đặt ra có nên tắm cho mèo thường xuyên vào mùa hè và những điều cần lưu ý khi tắm cho mèo là gì?

Nên tắm cho mèo mấy lần trong một tuần?

Mèo là loại động vật có đặc tính chung là sợ nước nên đối với những người chưa có kinh nghiệm thì đây sẽ là một thử khách khá khó khăn.

Để giúp mèo nhà bạn quen dần với việc tắm khi mèo nhà mới sinh hoặc mới mua về thì bạn tập dần cho mèo quen với nước và bồn tắm ngay lúc này sẽ giúp bạn thuận lợi hơn khi tắm cho chúng lúc trưởng thành.

Nhiều người nuôi mèo thường không quan tâm đến việc tắm cho chúng vì có suy nghĩ rằng mèo lầ động vật sợ nước, ưa sạch sẽ vì chúng thường  xuyên dùng lưỡi của mình để liếm láp khắp cơ thể nên sẽ không cần thiết tắm thêm cho chúng.

Nhưng hiện nay do môi trường khá ô nhiễm, nhiệt độ ngày hè tăng cao khiến cho vi khuẩn, vi rút gây bệnh ký sinh khắp nơi việc tắm cho mèo là biện pháp giúp mèo luôn được khỏe mạnh thoải mái.

Bởi vậy, tùy thuộc vào thể trạng của mèo nữa nhé. Nếu là mèo khỏe mạnh, mèo có bộ lông bết dính, thì nên tắm 1 lần mỗi tuần hay 3 lần 1 tháng là tốt nhất.

Tuy nhiên, bạn có thể tắm khi nào thấy bộ lông quá bẩn, nghe mùi hôi. Còn với những chú mèo có thể trạng yếu, hay bị bệnh thì nên tắm 1 lần 1 tháng là được.

Thời điểm nào tắm cho mèo là hợp lý?

Nên tắm cho mèo vào những ngày nắng ráo, nhiệt độ không quá nóng cũng không quá lạnh, thuận lợi hơn là lúc mèo đang buồn ngủ, mèo sẽ dễ dàng nằm im để bạn tắm dễ dàng hơn.

Chuẩn bị nước tắm cho mèo như thế nào?

Do mèo khá nhạy cảm với nước, đặc biệt là nước nóng. Thế nên chuẩn bị nước có độ ấm vừa phải, nếu để mèo tắm trong chậu thì nên để mực nước qua bụng mèo một chút là được. Nếu tắm cho mèo bằng vòi sen thì nên cho tốc độ nước chảy chậm vừa phải, tránh tình trạng quá mạnh bạo khiến mèo giật mình và kháng cự.

Chọn sữa tắm cho mèo

Mỗi giống mèo nên dùng riêng một loại sữa tắm chuyên dụng. Nhiều người có thói quen sử dụng sữa tắm, dầu gội của người cho mèo sử dụng, đây là điều không nên vì thành phần hóa học bên trong đó có thể làm tổn hại đến bộ lông và làn da của mèo.

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều các sữa tắm chuyên dụng cho thú cưng, bạn có thể dễ dàng tìm mua cho mèo sử dụng để bảo vệ chúng một cách an toàn nhất.

Một vài lời khuyên khi tắm cho mèo

Việc tắm gội quá thường xuyên có thể khiến da mèo bị khô. Như một nguyên tắc “móng vuốt”, bạn chỉ nên tắm cho những chú mèo lông ngắn mỗi 6 tuần một lần; hai đến ba lần một năm trong đợt thay lông là đủ, trừ khi mèo của bạn trở nên quá bẩn, hoặc bạn mang mèo ra ngoài dạo chơi với bạn bè. Những con mèo lông dài sẽ cần tắm thường xuyên hơn. Cũng như những con mèo xuất hiện trên show truyền hình sẽ học cách tắm rửa như những chú mèo con!

Mèo con sẽ dễ dàng chấp nhận việc tắm rửa nhất là khi bạn tập tắm cho chúng từ lúc mới nhận nuôi chúng về nhà. Tuy nhiên, bạn không nên tắm cho những chú mèo sơ sinh cho đến khi chúng được ít nhất khoảng bốn tuần tuổi. Những con mèo già hay bị bệnh nặng có thể sẽ cảm thấy căng thẳng khi tắm rửa. Vì vậy,hãy làm theo đầy đủ những chỉ dẫn của bác sĩ thú y trong trường hợp này.

Trước khi tắm rửa

Nếu bạn định là người cho mèo xuống nước, bạn nên chải chuốt cho mèo cưng thật kỹ lưỡng trước đó. Tất cả những sợi lông rụng phải được loại bỏ trước khi tắm rửa, bởi nước sẽ làm chúng đóng cục lại ở một chỗ nào đó trên cơ thể mèo. Và hãy chắc chắn rằng bạn đã cắt hết móng vuốt của mèo nếu bạn không muốn quần áo và da bạn đầy những vết mèo cào trong quá trình “đào tẩu” của chúng. Để giữ yên mèo cưng của bạn trong bồn tắm, hãy chải lông và cắt móng cho chúng một ngày trước đó.

Khu vực tắm rửa cho mèo nên ấm áp và không có bụi bẩn. Bạn có thể sử dụng bồn tắm; tuy nhiên, sử dụng một bồn rửa cao ngang thắt lưng sẽ tốt hơn cho đầu gối của bạn. Hãy nhìn xung quanh khu vực từ khía cạnh chú mèo của bạn. Hãy di chuyển tất cả những đồ vật dễ vỡ ra khỏi tầm với, và đẩy màn cũng như rèm che ở vòi hoa sen ra nếu bạn không muốn làm hoảng sợ mèo cưng. Hãy tránh xa tất cả những thứ “nặng mùi”, những đồ vật đáng sợ, hay gương bởi chúng đều có khả năng khiến mèo cưng sợ hãi. Hãy biến việc tắm rửa mèo trở nên dễ chịu nhất có thể.

Tắm rửa thân thiện với mèo

Hãy tập hợp dầu tắm, một vài khăn tắm và khăn lau gần bồn rửa hoặc bồn tắm, và mở nước ấm (khoảng 38.9 độ C, hoặc bằng nhiệt độ cơ thể mèo) trước khi bạn đặt mèo vào bồn. Một vài giống mèo như mèo Van Thổ Nhĩ Kỳ hay Bengal thực sự thích nước. Tuy nhiên, không có chú mèo nào lại thích bị bắt buộc phải làm bất cứ điều gì. Đừng tra tấn” mèo yêu và bắt chúng phải chứng kiến công đoạn chuẩn bị của bạn. Thay vào đó, hãy thử giữ bí mật thời điểm tắm rửa và hy vọng điều này sẽ là một bất ngờ nho nhỏ cho mèo cưng. Hãy thử thả nổi một quả bóng ping pong hay những đồ chơi dành cho mèo hấp dẫn khác trong nước nhằm lôi kéo mèo cưng lấy nó ra. Một chú mèo chơi với nước sẽ ít sợ việc tắm rửa hơn những chú mèo khác.

Mèo rất ghét cảm giác không vững chắc khi chân chúng ở trên những bề mặt trơn trượt. Vì vậy, bạn hãy đặt một chiếc khăn hoặc một tấm thảm bằng cao su ở dưới đái bồn tắm hay bồn rửa. Việc làm này làm tăng thêm sự tự tin cho chú mèo và thường loại bỏ hay ít nhất giảm bớt đến một nửa tiếng kêu ngao ngao cũng như sự chống cự của chúng. Hoặc bạn hãy thử cho mèo đứng lên một thùng sữa bằng nhựa bởi mèo có thể giữ chặt móng vuốt của chúng vào thùng nhựa trong khi chúng để bạn tắm rửa cơ thể ở cả trên và dưới mà không cần phải lật ngược mèo lên.

Hãy mặc quần áo cũ và chuẩn bị trước tinh thần rằng bạn sẽ bị ướt. Cô mèo sẽ bám chặt lấy áo bạn, áp mặt của nó vào người bạn khi bạn đang làm ướt và xoa xà phòng tắm trên khắp người chúng. Cô mèo muốn bạn cũng sẽ bị ướt giống chúng - và tôi cũng đồng ý bởi điều đó công bằng. Bên cạnh đó, bạn hãy đóng cửa vào phòng tắm hoặc bạn sẽ có thể để xổng mất chú mèo đang đầy xà phòng lên người ra ngoài, để lại bọt xa phòng cũng như những dấu chân mèo ướt ở khắp ngôi nhà sạch bóng của mình

Khiến mèo phải mê mẩn

Đối với những chú mèo nhỏ hay mèo con, sử dụng xô tắm thường là phương pháp tốt nhất. Có thể sử dụng một chậu rửa đôi trong nhà bếp, hai hoặc nhiều chảo lớn, hoặc một vài cái xô hay thùng nước đặt trong bồn tắm. Hãy đổ đầy nước ấm vào những cái xô đó, sau đó nhẹ nhàng đặt mèo xuống xô đầu tiên để làm ướt lông chúng (một tay đỡ lấy phần mông chúng, một tay để ở dưới ngực). Hầu hết mèo sẽ chấp nhận phương pháp này dễ dàng hơn là bạn sử dụng bình xịt rồi xịt nước vào người chúng. Tôi lúc nào cũng nghi ngờ việc nhiều chủ nuôi sử dụng bình xịt nước để xịt vào người mèo nhằm khiến chúng phải tránh xa những nơi không cho phép vào. Chính vì thế, hiển nhiên mèo sẽ không thích khi bạn sử dụng bình xịt nước.

Bạn cũng đừng nên phun hay làm bắn nước vào mặt mèo bởi điều này sẽ khiến chúng rất khó chịu. Hãy để cho mèo yêu đứng trên hai chân sau và bám chặt vào cạnh của cái thùng khi bạn làm ướt hết toàn bộ lông chúng. Sau đó hãy đặt mèo lên vào một trong những chiếc khăn của bạn và thoa dầu tắm, sử dụng khăn lau để làm sạch khuôn mặt mèo. Sau khi đã thoa xà phòng, hãy nhúng mèo vào chiếc xô đầu tiên để xả sạch. Hãy xả sạch xà phòng càng nhiều càng tốt trước khi đổ nước bẩn đi, cũng như trước khi xả lại lông cho sạch trong những chiếc xô nước sạch tiếp theo.

Nhúng mèo vào nước hay xịt nước vào mèo?

Bạn sẽ gặp khó khăn nếu muốn nhúng những chú mèo trưởng thành với kích thước lớn vào nước. Ngay cả nước chảy từ vòi ra cũng có thể làm chúng hoảng sợ. Thay vào đó, hãy sử dụng một cái môi để nhúng nước. Nếu bạn có một vòi phun từ bồn rửa, hãy sử dụng một lực nhỏ cùng vòi phun gần với lông của mèo để mèo con không thể thấy được rằng chúng đang bị phun nước. Đừng bao giờ xịt nước vào mặt mèo, hãy sử dụng một chiếc khăn để rửa mặt cho chúng, thoa xà bông và làm sạch khu vực mặt mèo. Hãy để một tay lên người mèo trong suốt quá trình tắm rửa nhằm ngăn chúng chạy thoát. Những người chải chuốt chuyên nghiệp cho mèo thường sử dụng một loại yên dành riêng cho mèo nhằm giữ mèo đứng yên một chỗ và cũng như để cho tay họ có thể thoải mái tắm rửa cho mèo.

Hãy rửa sạch bắt đầu từ cổ xuống dưới chân mèo, nhưng cũng đừng bỏ bê phần dưới đuôi hay bụng mèo. Khi nước chảy xuống đã trong và mèo cưng có vẻ đã sạch sẽ, hãy xả lông cho chúng lần cuối để đảm bảo mọi bọt xà phòng đều được rửa trôi.

Hãy quấn chú mèo cưng đã tắm rửa sạch sẽ trong một chiếc khăn khô. Những con mèo lông ngắn thường sẽ khô nhanh hơn, nhưng những chú mèo lông dài có thể sẽ cần một hay hai chiếc khăn để làm khô hết nước trên lông. Mèo cưng của tôi thích tự mình làm khô lông của nó hơn. Nếu mèo của bạn có thể chịu đựng được hay thích sử dụng máy sấy lông, hãy điều chỉnh ở chế độ nhỏ nhất để tránh làm cháy lông mèo. Chải lông dài khi bạn đang sử dụng máy sấy sẽ khiến bộ lông dài của mèo trở nên “khỏe mạnh” hơn.

Tổng hợp

Các tin khác