Mở rộng diện người nước ngoài được mua nhà ở Việt Nam
Cụ thể, Điều 159 Luật Nhà ở sửa đổi quy định về đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài gồm: Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam; Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam thông qua các hình thức đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam hoặc mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở (trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ).
Quy định này mở rộng hơn diện đối tượng được mua, sở hữu nhà tại Việt Nam so với nghị quyết thí điểm việc cho người nước ngoài mua nhà năm 2008 của Quốc hội. Theo Nghị quyết này, tổ chức muốn mua nhà để bố trí cho nhân viên ở làm việc tại Việt Nam phải có giấy chứng nhận đầu tư còn thời hạn từ 1 năm trở lên.
Mở rộng diện người nước ngoài được mua nhà ở Việt Nam.
Còn cá nhân người nước ngoài muốn mua nhà phải là các chuyên gia, có trình độ đại học trở lên, người có kiến thức, kỹ năng đặc biệt mà Việt Nam có nhu cầu, người có công đóng góp cho Việt Nam… Người đó cũng phải đảm bảo điều kiện là được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ 1 năm trở lên.Điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam của các đối tượng này được quy định chi tiết tại Điều 160 của luật.
Nếu đối tượng là nhà đầu tư dự án xây dựng nhà ở thì cần có giấy chứng nhận đầu tư, có nhà ở được xây dựng trong dự án. Nếu đối tượng là doanh nghiệp có vốn đầu tư, chi nhánh, văn phòng đại diện… tại Việt Nam thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam. Đối với nhóm đối tượng là cá nhân thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự.
Thảo luận về nội dung này trong quá trình xây dựng luật Nhà ở sửa đổi, UB Thường vụ Quốc hội cho biết, có ý kiến tán thành việc mở rộng các quy định về tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà là thu hút vốn đầu tư và thúc đẩy thị trường bất động sản.Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng quy định cá nhân, người nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam còn quá chung chung và lỏng lẻo; không nên quy định cá nhân người nước ngoài được quyền sở hữu nhà tại Việt Nam.
Có ý kiến đề nghị quy định chặt chẽ hơn nữa về thời hạn cư trú tại Việt Nam cũng như các điều kiện hạn chế khác để tránh đầu cơ gây lũng đoạn thị trường nhà ở Việt Nam và đảm bảo an ninh, quốc phòng.mNgược lại, hướng quan điểm “cởi mở” hơn lại đề nghị quy định thoáng hơn nữa, không hạn chế quyền của người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam như quyền cho thuê lại… gây mất bình đẳng với công dân Việt Nam.
Để cân đối giữa các ý kiến này, Quốc hội đã quyết định lựa chọn, thông qua quy định khống chế quyền của người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam tại Điều 161. Trước hết, các đối tượng chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư; nếu là nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà ở biệt thự, nhà ở liền kề thì trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 250 căn nhà.Trường hợp người được tặng cho, được thừa kế nhà ở vượt quá số lượng nhà ở quy định trên thì chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó.
Cá nhân nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của Chính phủ nếu có nhu cầu; thời hạn sở hữu nhà ở phải được ghi rõ trong Giấy chứng nhận.
Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam.
(Theo Dantri)
Các tin khác
-
Bảng Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU theo luật lao động mới từ 2025
Từ 7/1 năm 2025, người lao động trong điều kiện lao động bình thường sẽ có độ tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam và lao động nữ sẽ như thế nào theo luật lao động mới áp dụng. -
Tối ưu nguồn năng lượng để bảo vệ môi trường
Với tốc độ phát triển chung trên thế giới hiện nay, nhu cầu về năng lượng là rất lớn, rất quan trọng. Nhưng việc khai thác, sử dụng và biến đổi năng lượng cũng là một yêu tố tác động xấu đến môi trường. -
Điều kiện, giấy tờ cần có để lên máy bay từ ngày 10/10
Sau khi bàn bạc thống nhất các phương án, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 1776/QĐ-BGTVT về quy định tạm thời triển khai các đường bay nội địa chở hành khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 hạn chế lây lan. -
Hà Nội cho phép thể dục ngoài trời, mở cửa trung tâm thương mại, thời trang, hóa mỹ phẩm
Từ ngày 28/9, UBND Hà Nội cho phép người dân thể dục, thể thao ngoài trời nhưng không được tập trung quá 10 người. Trung tâm thương mại (các cửa hàng ăn uống chỉ được phép bán mang về) và cửa hàng may mặc, thời trang, hóa mỹ phẩm cũng được mở cửa. -
Quy trình cấp giấy đi đường tại Hà Nội từ ngày 6/9 theo hướng dẫn của Công An Tp Hà Nội
Từ ngày 6/9 tại Hà Nội, có 6 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường tại "vùng đỏ", là nơi tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng. -
Danh sách số điện thoại hỗ trợ nhu yếu phẩm tại TP.HCM
Những người lao động có hoàn cản khó khăn cần hỗ trợ về các nhu yếu phẩm thiết yếu có thể liên hệ tới các số điện thoại các Trung tâm an sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh -
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Chỉ thị 10 của TP Hồ Chí Minh trong dịch COVID-19
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 như thế nào? -
Khủng khiếp: Đồ chơi LEGO có thể tồn tại 1.300 năm dưới đại dương
Nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Ô nhiễm môi trường vào ngày 29/2/2020, tập trung vào những viên nhựa của bộ đồ chơi LEGO trôi dạt vào bờ biển phía Tây Nam nước Anh. -
Quản lý và xử lý chất thải rắn
Xử lý rác thải phổ biến ở Việt Nam hiện nay có một số mô hình: đốt rác phát điện, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân vi sinh, chôn lấp, điện khí hóa và đốt rác thông thường.