Mèo thở khò khè: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chăm sóc

2/19/2021 3:26:00 PM
Mèo thở khò khè có nghĩa là sức khỏe của chúng đang gặp vấn đề. Nguyên nhân nào khiến mèo thở khò khè, cách điều trị mèo thở khò khè hiệu quả.

 

Khi mèo cưng của bạn thở khò khè, khó khăn có nghĩa là chúng đang gặp vấn đề về sức khỏe cần được thăm khám và điều trị kịp thời để chấm dứt tình trạng thở khò khè. Nhưng nguyên nhân nào gây ra tình trạng này ở mèo?

Nguyên nhân gây tình trạng mèo thở khò khè

Búi lông trong dạ dày mèo

Mèo có thói quen liếm lông của chúng để làm sạch những bụi bẩn bám trên lông hoặc do sở thích. Nhưng khi mèo liếm lông, chải chuốt hàng ngày những gai lưỡi như các móc nhỏ sẽ lấy đi lông rụng, lông sắp rụng và nuốt vào trong bụng. Thường những lông này sẽ đi qua ống tiêu hóa và ra ngoài qua phân. Một số lông có dạng búi vẫn còn ở dạ dày gây ra tình trạng tắc nghẽn ruột, rối loạn tiêu hóa, viêm ruột,…

Khi mèo thở khò khè, thường cúi đầu xuống khi chuẩn bị ói búi lông ra ngoài kèm ho. Tiếng khò khè lúc này rất đặc biệt nhưng mọi chuyện sẽ bình thường trở lại ngay khi mèo loại bỏ được những búi lông này ra ngoài.

Cấu tạo gương mặt phẳng

 Một số mèo cưng có cấu tạo gương mặt phẳng điển hình như mèo Ba Tư rất dễ bị thở khò khè. Do có cấu tạo gường mặt phẳng chiếc mũi ngắn dễ bị tắc nghẽn và tạo ra âm thanh như mèo thở khò khè hoặc thực sự mèo đang bị khò khè.

Mèo gặp vấn đề về đường hô hấp

 Mèo gặp vấn đề về đường hô hấp như hen suyễn, nghẹt mũi, chảy nước mũi, viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm trùng xoang và chlamydia,…đều có thể khiến mèo thở khò khè.

Giun và cục máu đông

Khi giun ký sinh vào cơ thể mèo có khả năng chúng sẽ đi vào phổi, tim của mèo gây ra một loạt các triệu chứng điển hình như mèo thở khò khè, hôn mê, yếu, nôn, ăn ít

Bên cạnh đó, khi giun ký sinh trong tim của mèo có thể gây ra huyết khối phổi. Những cục máu đông này gây ra ức chế lưu lượng máu trong phổi của mèo khiến mèo thở khó khăn, khò khè và ho. Cục máu đông có thể gây tử vong cho mèo nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời.

Đờm phổi

Mèo thở khò khè có thể do đờm phổi gây ra. Nguyên nhân này bắt nguồn từ các rối loạn trong hoạt động của nội tạng của mèo. Dù không liên quan đến hô hấp nhưng nguyên nhân sâu xa là do phù phổi, viêm phổi dẫn tới các biến chứng cho nội tạng.

Mèo bị mệt mỏi

Mèo thở khò khè có thể do mệt mỏi, vừa vận động xong tốn nhiều sức hoặc do mèo bị béo phì.

Dị vật

Khi mèo ăn thức ăn, nước uống bị sặc thì vô tình nước, thức ăn sẽ lọt vào đường thở của mèo. Khi đó, trong quá tình hô hấp bị cản trở do phế quản hoặc khí quản bị tắc nghẽn gây ra tình trạng thở khò khè, nếu không được xử lý kịp thời sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe của mèo.

Ung thư

Mèo bị ung thư cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng thở khò khè. Biểu hiện thở khò khè do ung thư thường không quá khác biệt so với các nguyên nhân kia. Bạn nên đưa mèo đi khám thú y càng sớm càng tốt để xác định u lành hay ác tính.

Mèo thở khò khè: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chăm sóc

Dấu hiệu mèo thở khò khè

Khi mèo thở khò khè sẽ có những dấu hiệu như sau:

+ Do mèo bị nghẹt mũi, viêm mũi, nhiễm trùng, nước vào đường thở mèo có xu hướng hít thở bằng miệng.

+ Mèo bị sổ mũi, nghẹt mũi.

+ Lỗ mũi của mèo mở rộng hơn khi thở, phần đầu,c ổ hơi chúi thấp về phía trước.

+ Hai chân trước thường cách xa lồng ngực để chừa khoảng không để căng lồng ngực.

+ Hít mạnh khi thở làm cho bụng và ngực chuyển động.

+ Thở phát ra tiếng khò khè.

Cách chăm sóc mèo thở khò khè

Việc chăm sóc mèo thở khò khè cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ thú y. Luôn cho mèo uống đúng thuốc, đúng liều lượng để mèo sớm khỏi bệnh. Bên cạnh đó, trong quá trình chăm sóc cần tuân thủ một số yêu cầu sau:

+ Nếu mèo có dấu hiệu mất nước cần tiến hành tiếp nước hoặc tiêm tĩnh mạch kịp thời.

+ Hạn chế cho mèo vận động mạnh, chạy nhảy trong giai đoạn này.

+ Nên dắt mèo đi dạo nhẹ nhàng, tránh nằm một chỗ.

+ Dọn ổ mèo đến nơi khô thoáng, không khí lưu thông tót, đảm bảo giữ ấm cho mèo, tránh xa chỗ ẩm thấp, có nước,…

+ Nên cho mèo phơi nắng sáng mỗi ngày.

+ Để giúp mèo thở thuận lợi hơn bạn có thể xông hơi mũi cho mèo. Việc tiếp xúc với hơi nước ấm sẽ có tác dụng giúp dịch nhầy trong mũi mèo lỏng hơn, dễ dàng chảy ra ngoài. Mỗi lần xông hơi hơi khoảng 10 phút, 2 lần/ngày thì mèo sẽ sớm hết nghẹt mũi, bớt khò khè.

+ Vệ sinh mũi cho mèo để loại bỏ dịch mũi, bụi bẩn ở phần mũi. Nên vệ sinh mũi 1 - 2 lần/tuần là tốt nhất.

+ Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng, hút bụi bẩn, loại bỏ vi khuẩn,…

Hi vọng những thông tin hữu ích trên giúp bạn nắm rõ được những nguyên nhân khiến mèo thở khò khè và cách chăm sóc mèo thở khò khè hiệu quả.

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác