Mèo bị sổ mũi: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng tránh và điều trị
Nguyên nhân khiến mèo bị sổ mũi
Khi mèo bị sổ mũi, hắt xì hơi liên tục có thể do xuất phát từ viêm, chấn thương, nhiễm trùng các mô trong khoang mũi hoặc xoang mũi. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mèo bị sổ mũi
Viêm mũi
Do mèo bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, vi khuẩn, virus và nấm khiến mèo bị sổ mũi.
Mèo bị nhiễm lạnh
Lông mèo bị ướt do đi mưa lạnh không được sấy khô kịp thời hay sau khi tắm cho mèo không sấy khô hoàn toàn cũng là nguyên nhân khiến mèo bị hắt hơi, sổ mũi.
Dị vật
Mèo bị các dị vật lọt vào mũi mèo như mẩu thức ăn nhỏ, lá cỏ, sợi tơ mảnh khiến mèo bị chảy nước mũi kèm theo chất dịch có màu, sổ mũi, hắt hơi liên tục.
Thời tiết
Thời tiết thay đổi là một trong những nguyên nhân chính khiến mèo bị sổ mũi. Khi thời tiết thay đổi như từ nóng chuyển sang lạnh đột ngột, môi trường trở nên ẩm ướt, độ ẩm cao tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển xâm nhập vào cơ thể khiến mèo bị nhiễm bệnh mèo sẽ bị sổ mũi, kèm theo hắt xì liên tục, người lờ đờ, mệt mỏi, nằm im một chỗ lười vận động.
Chấn thương
Mèo bị chấn thương, mũi của chúng có thể bị nhiễm trùng, chảy dịch mũi màu vàng xanh khiến mèo cảm thấy bị khó chịu, sổ mũi.
Mèo bị Polyp mũi
Polyp mũi chính là những khối u lành tính bên trong mũi nhưng những khối u lành tính này dẫn đến việc mèo bị sổ mũi, hắt xì hơi liên tục.
Ung thư mũi
Trong những giai đoạn đầu của ung thư mũi, mèo chỉ có thể biểu hiện như chảy nước mũi nhưng đến giai đoạn cuối mặt mèo bị sưng, tiết dịch đặc, có màu ở mũi, đau mũi, nghẹt mũi kèm theo nhiều triệu chứng điển hình khác.
Tiếp xúc với hóa chất độc hại
Khi mèo tiếp xúc với hóa chất độ hại khiến chúng bị kích ứng, viêm mũi nghiêm trọng do vậy dẫn đến việc mèo bị sổ mũi, hắt xì hơi liên tục.
Khi nào mèo bị sổ mũi cần phải đi khám bác sĩ thú y?
Khi mèo bị sổ mũi không phải lúc nào chúng ta cũng cần đưa mèo đến gặp bác sĩ thú y để thăm khám. Bởi trong một số trường hợp, mèo bị sổ mũi, chảy nước mũi , hắt xì hơi liên tục chỉ cần giữ ấm cơ thể mèo, uống thuốc theo đơn của bác sĩ vài ngày là sẽ hết. Nhưng với một số trường hợp thì cần đưa mèo đến gặp các bác sĩ thú y để thăm khám và điều trị sớm.
Dấu hiệu mèo bị cảm sổ mũi
Nếu mèo bị sổ mũi do bị cảm, thời tiết thay đổi, nhiễm lạnh,…mèo sẽ những dấu hiệu điển hình như sau:
+ Mèo bị hắt xì hơi liên tục
+ Chảy nước mũi, sụt xịt
+ Chảy nước mắt, mắt hơi đỏ, nhiều ghèn ở mắt
+ Ho
+ Loét miệng hoặc mũi
+ Mèo có thể bị sốt
+ Khàn tiếng, tiếng kêu yếu ớt
Tuy nhiên, nếu mèo xuất hiện một số dấu hiệu khác thì bạn cần đặc biệt lưu ý:
+ Mèo bị sưng mắt nghiêm trọng
+ Nước mũi màu xanh lá, kèm theo chảy máu
+ Mèo thiếu sức sống, lờ đờ, mệt mỏi, nằm yên một chỗ
+ Sốt cao
+ Ho khan
+ Khó thở
+ Ăn ít hoặc bỏ ăn
+ Mèo bị sút cân
Nếu mèo bị những biểu hiện này có thể mèo không bị cảm thông thường mà có thể mèo bị mắc viêm phế quản phổi, ung thư,…Do đó, hãy nên đưa mèo đến bác sĩ thú y thăm khám và điều trị càng sớm, càng tốt.
Cách chữa sổ mũi cho mèo
Khi mèo bị sổ mũi bạn hãy làm sạch mũi mèo, vệ sinh mũi thường xuyên cho mèo bằng khăn ướt chuyên cho mèo loại không có cồn để làm sạch những dịch mũi. Kèm theo đó là cho mèo uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ thú y. Chỉ sau vài ngày uống thuốc mèo sẽ khỏi. Dù mèo bị sổ mũi không quá nguy hiểm nhưng người nuôi cũng cần chú ý theo dõi. Nếu mèo bị sổ mũi mà xuất hiện nhiều triệu chứng khác ở trên hãy cho mèo đến các cơ sở thú y để được thăm khám và điều trị chính xác nhất để tránh những biến chứng không may xảy ra, khả năng phục hồi nhanh hơn.
Phòng tránh mèo bị sổ mũi
+ Thường xuyên vệ sinh mũi cho mèo bằng khăn ướt chuyên cho mèo loại không có cồn.
+ Vệ sinh răng miệng cho mèo sạch sẽ.
+ Giữ ấm cơ thể mèo vào mùa đông, thời tiết thay đổi, hạn chế cho bé đi ra ngoài quá tự do tiếp xúc với không khí lạnh.
+ Đảm bảo môi trường sống của mèo được sạch sẽ, thông thoáng
+ Lựa chọn thức ăn giàu dinh dưỡng, thức ăn để lâu ngày ẩm mốc thì nên vứt đi.
+ Sử dụng các sản phẩm bổ sung như sữa, thuốc bổ để giúp mèo tăng sức đề kháng, khỏe mạnh để chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh.
+ Làm sạch dụng cụ ăn uống, bát đựng thức ăn thường xuyên.
+ Khi tắm cho mèo nên tắm bằng nước ấm, sau khi tắm nên dùng máy sấy để sấy khô lông hoàn toàn cho mèo.
+ Nên chọn cát hữu cơ vì ít bụi hơn đất sét nên sẽ không ảnh hưởng đến chiếc mũi nhạy cảm của mèo.
+ Nên cho mèo tắm nắng thường xuyên.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.