Mất điện khi nắng nóng 40 độ C người dân phải 'đi nhà nghỉ'
Người dân lên tiếng
Chị Hân Lê, số 75/46 (Phú Diễn, Hà Nội)
Chị Hân Lê cho biết, suốt 2 tuần nay, những người dân sống ở khu Phú Diễn, Hà Nội đang sống dở chết dở vì điện đóm phập phù."Khu này không hiểu sao rất hay mất điện, gió bão mất, nắng nóng quá cũng mất. Tuần rồi, có đêm mất một lần, có đêm mất tới 4 lần. Trong nhà ai cũng mệt mỏi, phát ốm vì không ngủ nổi".
Tương tự, nhiều gia đình bạn bè chị cũng khốn khổ vì mất điện bất thình lình, có nhà bị mất đúng vào giờ cao điểm nấu nướng và sinh hoạt gia đình từ 18h-21h tối.
Anh Quang Ngọc (Nhật Tân, Hà Nội)
Nhật Tân cũng không tránh khỏi cảnh điện đóm thất thường, có nơi mất, nơi không. Đặc biệt có những hôm có khu mất từ tối đến chập choạng sáng mới có điện trở lại.
Anh Ngọc cho biết cách chốn nóng của gia đình"Ở khu Định Công, gia đình cậu em vừa rồi cũng phờ phạc thức trắng đêm vì điện mất từ 1h đến 6 giờ sáng. Ở Đông Ngạc, cách đây vài hôm, nhà ông anh phải lũ lượt đưa 3 con nhỏ đi thuê nhà nghỉ lúc nửa đêm để "trú nóng" vì điện cúp".
Chị Hằng Thu (Phương Liệt, Hà Nội)
Việc mất điện ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân. Đặc biệt, nền nhiệt cao khiến trẻ em và người già rất “khốn khổ”.
Chị Thu cho biết "Mấy ngày nay, cứ tầm 10h30 tối là cả nhà lại thấp thỏm "chờ" điện mất. Mặc dù khi được thông báo sự cố, nhân viên ngành điện đến khắc phục sớm nhưng cứ mất điện liên tục kiểu này, làm đảo lộn sinh hoạt, không chỉ trẻ em, đến người lớn cũng thấy điên đảo".
Tổng Công ty điện lực Hà Nội trả lời
Mất điện do kỹ thuật hoặc công tác điều độ, phân phối điện
Trước những phản ảnh của người dân, ông Trần Tuấn Anh, Thứ trưởng Bộ Công Thương khẳng định, "qua cân đối cung cầu điện thì mùa nắng nóng này, không có nguy cơ thiếu điện dẫn tới phải cắt điện ảnh hưởng đến sản xuất, tiêu dùng".
Tuy nhiên, hiện tượng mất điện ở Hà Nội có thể có nhiều nguyên nhân như lý do kỹ thuật hoặc do công tác điều độ điện, phân phối điện.So với cùng kỳ năm ngoái, hệ thống điện miền Bắc ngày nắng nóng nhất có công suất tiêu thụ điện cao hơn tới 26%.
Ông Đinh Thế Phúc, Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực
Ông Đinh Thế Phúc, Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương cho biết nguồn điện cả nước hiện nay đủ để đảm bảo điện cho hệ thống. Tổng công suất đặt cả nước hiện là 35.500 MW, trong đó tổng công suất khả dụng ở mức 29.500-30.000MW.
Qua ghi nhận điều độ, ngày nắng nóng nhất ở Hà Nội là 28/5, công suất huy động lên cao nhất trên 25.193MW, lượng dự phòng còn 4.000 MW.Do nắng nóng hiện nay có tính chất kỷ lục nên tiêu dùng điện tháng 5 tăng mạnh, tới 13,56% so với cùng kỳ 2014. So với tháng 4, trung bình ngày sản lượng điện tăng cao hơn 8%.
Ở Miền Bắc ngày nắng nóng, sản lượng bình quân ngày tăng 17%, riêng Hà Nội tăng tới 28% so với tháng 4. So với cùng kỳ năm ngoái, hệ thống điện miền Bắc ngày nắng nóng nhất có công suất tiêu thụ điện cao hơn tới 26%.
Mất điện do quá tải cục bộ
Ông Phúc đánh giá, một số nơi ở Hà Nội mất điện là do quá tải cục bộ. Vì vậy, chúng tôi đã yêu cầu nếu nắng nóng trên 36 độ thì dừng các công tác sửa chữa lại.
Tổng Công ty điện lực Hà Nội khẳng định, để ứng phó với thời tiết khắc nghiệt, đơn vị đã hoãn toàn bộ các lịch cắt điện cao, trung, hạ thế theo kế hoạch để duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây và thiết bị điện từ ngày 26/5/2015 đến hết ngày 15/7.
Tuy nhiên, Tổng công ty thừa nhận, sẽ không tránh khỏi các trường hợp xảy ra sự cố đột xuất, các hiện tượng thường đe dọa đến sự vận hành an toàn trên lưới điện, các hạng mục bắt buộc phải cắt điện để thi công các công trình cấp bách phục vụ chống quá tải hè 2015.
Hải Yến tổng hợp
Các tin khác
-
Bảng Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU theo luật lao động mới từ 2025
Từ 7/1 năm 2025, người lao động trong điều kiện lao động bình thường sẽ có độ tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam và lao động nữ sẽ như thế nào theo luật lao động mới áp dụng. -
Tối ưu nguồn năng lượng để bảo vệ môi trường
Với tốc độ phát triển chung trên thế giới hiện nay, nhu cầu về năng lượng là rất lớn, rất quan trọng. Nhưng việc khai thác, sử dụng và biến đổi năng lượng cũng là một yêu tố tác động xấu đến môi trường. -
Điều kiện, giấy tờ cần có để lên máy bay từ ngày 10/10
Sau khi bàn bạc thống nhất các phương án, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 1776/QĐ-BGTVT về quy định tạm thời triển khai các đường bay nội địa chở hành khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 hạn chế lây lan. -
Hà Nội cho phép thể dục ngoài trời, mở cửa trung tâm thương mại, thời trang, hóa mỹ phẩm
Từ ngày 28/9, UBND Hà Nội cho phép người dân thể dục, thể thao ngoài trời nhưng không được tập trung quá 10 người. Trung tâm thương mại (các cửa hàng ăn uống chỉ được phép bán mang về) và cửa hàng may mặc, thời trang, hóa mỹ phẩm cũng được mở cửa. -
Quy trình cấp giấy đi đường tại Hà Nội từ ngày 6/9 theo hướng dẫn của Công An Tp Hà Nội
Từ ngày 6/9 tại Hà Nội, có 6 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường tại "vùng đỏ", là nơi tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng. -
Danh sách số điện thoại hỗ trợ nhu yếu phẩm tại TP.HCM
Những người lao động có hoàn cản khó khăn cần hỗ trợ về các nhu yếu phẩm thiết yếu có thể liên hệ tới các số điện thoại các Trung tâm an sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh -
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Chỉ thị 10 của TP Hồ Chí Minh trong dịch COVID-19
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 như thế nào? -
Khủng khiếp: Đồ chơi LEGO có thể tồn tại 1.300 năm dưới đại dương
Nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Ô nhiễm môi trường vào ngày 29/2/2020, tập trung vào những viên nhựa của bộ đồ chơi LEGO trôi dạt vào bờ biển phía Tây Nam nước Anh. -
Quản lý và xử lý chất thải rắn
Xử lý rác thải phổ biến ở Việt Nam hiện nay có một số mô hình: đốt rác phát điện, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân vi sinh, chôn lấp, điện khí hóa và đốt rác thông thường.