Làm thế nào để chó mèo chung sống hòa bình, không đánh nhau
Một số gia đình thường nuôi cả chó lẫn mèo làm thú cưng. Nhưng họ than phiền rằng giữa chó với mèo thường xuyên xảy ra những trận chiến đánh nhau cực kỳ ác liệt, không còn nào nhường nhịn con nào, sẵn sàng gầm gừ nhau khi đi qua nhau. Vậy phải làm như thế nào để chó và mèo chung sống hòa bình với nhau dưới một mái nhà.
Đa số mèo với chó trong thời gian ngắn mới đầu có thể hòa hợp ngay lập tức, thậm chí nhiều chú chó cực kỳ ghét mèo và mèo cũng vậy. Nhưng bạn đừng lo lắng có nhiều cách có thể hòa thuận, chung sống được với nhau.
Nguyên nhân khiến chó và mèo thường xảy ra những trận đánh nhau bởi do tập tính và thói quen sống của hai loài này là hoàn toàn khác nhau.
Bản tính của chó thường hay chạy nhảy, tỏ ra vui mừng, vui vẻ vẫy đuôi như một dấu hiệu chào mừng. Còn đối với mèo hành động vẫy đuôi là dấu hiệu của sự giận dữ hoặc không hài lòng.
Khi bạn để ý quan sát một chút bạn sẽ thấy những chú chó của bạn luôn muốn đánh hơi cuối chân sau của mèo. Đây là cách tự nhiên của chó để giới thiệu bản thân. Nhưng mèo lại không muốn như vậy, chúng không thích điều này thậm chí cảm thấy khó chịu. Đó là một sự khởi đầu rất không tốt. Nếu con mèo chạy đi, bản năng săn mồi của chó sẽ trỗi dậy và nó sẽ chạy đuổi theo mèo. Chuyện chó mèo đánh nhau là điều tất yếu xảy ra.
Ngoài ra do chó và mèo được thuần dưỡng và chăm sóc trong gia đình đôi khi chúng nảy sinh tâm lý ghen tị với nhau. Có thể là do cách phân chia thức ăn, chủ thân mật với một trong hai con quá mức mà dành ít sự quan tâm hơn với con còn lại làm chúng cảm thấy khó chịu
Hướng dẫn cách làm thân cho chó và mèo đúng cách
Khi gia đình đón một thành viên là chó hoặc mèo bạn hãy cho chúng làm quen với nhau ngay từ đầu đừng tách chúng ra ngay từ khi với đón chúng về nhà.
Hãy bắt chó hoặc mèo đến lại gần thành viên mới cho chúng làm quen dần với mùi hương cơ thể của nhau. Bên cạnh đó bạn hãy đừng quan sát cẩn thận không chúng sẽ cắn nhau hoặc đánh nhau. Chó mèo đánh nhau là xu hướng chúng ta thường hay bắt gặp nhất trong lần gặp đầu tiên. Hoặc chúng sẽ không mấy vui vẻ nếu như bạn đột ngột ép chúng ở gần nhau. Hãy để chúng quen với âm thanh và mùi của nhau trước khi gặp mặt làm quen.
Những chú chó thường rất quan trọng địa vị của mình trong gia đình bởi đây là bản năng của chúng. Khi cho mèo tiếp xúc với chó bạn nên cư xử thật khéo léo hãy để cho chó dần dần ngửi và cảm nhận làm quen dần với mùi hương của mèo. Những chú chó thường có xu hướng ngửi phía trước mặt của mèo hãy nhớ giữ chân mèo lại tránh lúc mèo hoảng liền tát chó. Một số chú chó thường có thói quen ngửi và liếm nhẹ nhàng chú mèo nên bạn yên tâm bởi đây là hành vi chó chấp nhận sự có mặt của mèo trong cuộc sống của chúng.
Nếu lần đầu cho chúng làm quen với nhau chó mèo vẫn thấy không thích nhau thậm chí còn gầm gừ nhau bạn hãy cho chúng làm quen dần dần vào những lần tiếp theo để chúng từ từ chấp nhận sự có mặt của nhau.
Ngoài ra đừng để chúng nhìn thấy bạn cho mèo ăn ngon hơn, yêu thương mèo hơn. Nếu có hành vi rượt đuổi mèo thì hãy ngăn chăn chúng ngay lập tức tuy nhiên không được la mắng hay đánh đập chó hãy nhẹ nhàng huấn luyện chúng.
Cách huấn luyện chó không rượt đuổi mèo
Do bản năng của chó là săn đuổi nên chúng có xu hướng tấn công nhiều hơn và mèo sẽ đáp trả để tự vệ bảo vệ bản thân. Nên việc chúng đánh nhau là điều khó tránh khỏi khi cả hai bên đều có lý của mình. Chính vì vậy, bạn nên huấn luyện chó ngay tại nhà để chúng biết nghe lời hơn.
Hãy dùng bánh thưởng cho chó làm phần quà khi chúng làm tốt.
Dạy chúng cách cư xử thân thiện khi tới gần mèo.
Ngay khi chú chó không nhìn con mèo hãy thưởng cho nó một cách phóng khoáng. Lặp lại từng lần khi chó phớt lờ mèo.
Chú chó sẽ học được là phần thưởng sẽ đến nếu nó thôi nhìn.
Bạn có thể cho phép chú chó đi tự do hơn quanh mèo. Trong suốt bài tập này, chắc chắn là chú chó không thể đuổi theo mèo. Tăng độ khó dần khi để chúng ăn cùn nhau, khéo léo giải quyết mọi chanh chấp có thể xảy ra.
Nếu tình trạng chó mèo đánh nhau kéo dài dai dẳng thì bạn nên có những bài tập khắt khe hơn. Kết hợp với việc cho chúng vận động hàng ngày để cho chúng không thời gian để trêu ghẹo mèo nữa.
Ngoài ra đừng quên cung cấp cho mèo một nơi để nó có thể trốn khi bị chó đuổi. Bởi chỉ khi bị dồn vào góc và không còn cách nào để tránh thì mèo mới tấn công lại chó.
Khuyến cáo
+ Đôi chi chó và mèo thật sự không thể hòa hợp vơi nhau do đó bạn chỉ cần tách chúng ra mỗi khi có thể và cố gắng dành sự chú ý cho thú cưng một cách đồng đều không thiên vị.
+ Luôn chú ý quan sát chó bởi chó ham chơi và không phải lúc nào cũng ý thức được sức mạnh của mình, vì thế, nó có thể vô tình làm mèo con bị thương và khiến mèo khó chịu dẫn đến cuộc chiến tranh xảy ra.
+ Cố gắng không thiên vị bất cứ một con nào bởi đôi khi chó với mèo xảy ra chiến tranh bởi chúng cảm thấy ghen tị với con kia
+ Hãy tiến hành màn giới thiệu một cách chậm rãi, không đặt chú mèo xuống trước mặt chó ngay khi bạn vừa bế nó lên
Hi vọng bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn nhiều thông tin hữu ích và biết cách huấn luyện chó và mèo chung sống hòa bình với nhau dưới một mái nhà.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.