Kỹ thuật làm chuồng trại nuôi bò sữa phát triển khỏe mạnh

10/8/2019 9:11:00 AM
Hướng dẫn cách làm chuồng nuôi đúng kỹ thuật, bò sữa phát triển khỏe mạnh, sản lượng sữa nhiều được các chuyên gia đầu ngành chia sẻ.

 

Hiện nay mô hình chăn nuôi bò sữa đem lại lợi ích kinh tế cao cho bà con nông dân. Nhưng để đạt được năng suất cao, sản phẩm khi xuất bán đảm bảo yêu cầu khắt khe của môi trường. Để đảm bảo được những yêu cầu đó trước tiên bà con phải làm chuồng nuôi đúng kỹ thuật. Bài viết dưới đây hướng dẫn cách làm chuồng nuôi đúng kỹ thuật, bò sữa phát triển khỏe mạnh, sản lượng sữa nhiều được các chuyên gia đầu ngành chia sẻ.

Nếu không đám ứng được chuồng trại theo đúng kỹ thuật sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bò sữa, chất lượng của sữa, bò sữa dễ bị nhiễm bệnh,…Do đó để đảm bảo sức khỏe và chất lượng sữa của bò sữa bà con khi làm chuồng nuôi cần đảm bảo các yêu cầu cần thiêt sau:

Vị trí xây dựng chuồng nuôi bò sữa

Khí hậu thời tiết ở nước ta vào mùa hè thường rất nóng còn vào mùa đông thì rất lạnh nhiệt độ có thể xuống thấp dưới 10 độ C nhất là các tỉnh miền Bắc. Những ngày xuất hiện gió mùa đông bắc kèm tho mưa khiến độ ẩm cao trở thành rét buốt ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bò sữa.

Để đảm bảo an toàn cho bò sữa phát triển tốt chuồng nuôi bò sữa nên tránh vị trí ánh nắng buổi chiều chiếu trực tiếp vào chuồng nhất là vào mùa hè nhiệt độ cao còn mùa đông tránh đặt chuồng ở vị trí gió đông bắc hay thổi vào. Vị trí tốt nhất xây dựng chuồng nuôi bò sữa chính là hướng đông nam. Bởi vị trí này đảm bảo chuồng vẫn mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.

Lựa chọn mô hình chuồng trại nuôi bò sữa

Hiện nay, do hạn chế về đất đai nên không có nhiều đồng cỏ lớn như ở bên nước ngoài vậy nên một số mô hình làm chuồng nuôi dưới đây giúp cho bà con dễ dàng chọn lựa để phù hợp cho điều kiện kinh tế.

+ Chăn thả: Mô hình này bò sữa sẽ được tự do di chuyển ngoài đồng cỏ. Đồng cỏ phải đảm bảo được chất lượng, được thiết kế leo lô để chăn thả luân phiên. Mỗi khu bò sữa được định hình khoảng 50 ha với 120 bò cái chia thành nhóm, mỗi nhóm bò khoảng 40 con. Tuy nhiên, mô hình này cần rất nhiều vốn đầu tư do đó thích hợp với các công ty, doanh nghiệp có tiềm năng về vốn, kỹ thuật, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, thiết bị tiên tiến,…

+ Không chăn thả: Khi áp dụng mô hình này bò sữa sẽ luôn được nhốt trong chuồng, thức ăn sẽ được mang đến tận nơi, thỉnh thoảng sẽ cho bò ra ngoài sân phơi tắm nắng vận động di chuyển. Mô hình này giúp quản lý, vệ sinh chuồng trại, chăm sóc bò dễ dàng nhưng sẽ mất nhiều công cắt cỏ, vận chuyển hơn.

+ Cột buộc tại chuồng nuôi: Mô hình này bò sẽ không thể tự do đi lại trong chuồng. Nhưng nếu áp dụng mô hình này người nuôi phải đảm bảo vật liệu lót chuồng tốt mới có thể giữ bò ở thể trạng tốt.  Máng nước uống và thưc ăn cần đặt gần bò sữa. Nhưng mô hình này sẽ khiến bò không thoải mái, rủi ro khi vắt sữa giữa hai bò đứng sát nhau, bò dễ bị lây nhiễm bệnh cho nhau.

+ Tự do trong chuồng: Nếu điều kiện kinh tế cho phép bạn có thể xây dựng chuồng trại theo mô hình này. Mô hình này giúp bò có thể thoải mái đi lại trong chuồng, áp dụng được cho các trang trại lớn, số lượng bò sữa nhiều. Tuy nhiên, điểm bất lợi ở đây chính là mức tiền đầu tư xây dựng chuồng nhiều, bò có thể húc ủi va chạm lẫn nhau,…

Diện tích chuồng nuôi bò sữa đạt chuẩn:

Nền chuồng nuôi cao từ 40-50cm so với mặt đất để thoáng mát, khô ráo vào không bị ngập nước vào mùa mưa. Xung quanh xây tường bao kiên cố, cáo cao bằng hoặc hơn 3m là hợp lý. Phần mái lợp bằng chất liệu dẫn nhiệt kém như ngói, tranh, tôn chống nóng. Xung quanh chuồng nuôi, sân chơi có tán cây bóng mát.

Diện tích nền chuồng xây dựng theo tiêu chuẩn từng loại bò như sau:

+ Bò trưởng thành: chiều dài từ 1,5-1,7m, chiều rộng từ 1-1,2m, diện tích từ 1,9-2,04.

+ Bò từ 7-18 tháng: chiều dài từ 1,2 - 1,4m, chiều rộng 0,9 - 1,0m, diện tích 1,3 - 1,4m.

+ Bê con từ 4-6 tháng: chiều dài từ 1,0 - 1,2m, chiều rộng 0,8 - 0,9m, diện tích 0,9 - 1,08m.

+ Bê từ 15 ngày-3 tháng: chiều dài từ 0,9 - 1,0m, chiều rộng từ 0,7 - 0,8m, diện tích 0,7 - 0,8m

Thiết kế chuồng nuôi bò sữa đạt chuẩn:

Nên để nền chuồng có độ dốc vừa phải để thuận tiện cho viện thoát nước, dọn dẹp vệ sinh. Có rãnh thoát nước thải, có hố chứa nước thải và phân ở xa chuồng tối thiểu 20m.

Có rãnh thoát nước thải, và hố chứa nước thải, phân ở xa chuồng tối thiểu 20m khép kín.

Máng đựng thức ăn xây nông, không cần ngăn ô nước uống riêng cho từng con, góc xây hơi tròn để dễ vệ sinh, thay rửa máng.

Xây dựng nơi vắt sữa riêng biệt. Nền chuồng được láng xi măng bằng cát mịn, sau đó lu để có độ nhám giúp bò không bị trượt ngã.

Nếu hộ gia đình chỉ có 1-2 con bò sữa có thể nuôi nền đất, dưới gốc cây, miễn là nền khô ráo, có thể lót nền bằng chất độn như rơm rạ.

+ Nên bố trí ngăn chứa cát khô cho bò nằm trong chuồng để êm móng, bầu vú luôn sạch và cơ thể được ấm.

+ Nên xây dựng sân cho bò vận động, đi lại, giúp cơ bắp khỏe, dễ sinh đẻ, tiếp xúc với không khí trong lành, tắm nắng phòng bệnh về xương, da, hô hấp,…Trường hợp không có bãi chăn thả ít nhất hãy tạo khu vực rộng rãi cho bò ra ngoài cột hoặc tự do đi lại dưới gốc cây, bóng mát mỗi buổi sáng 1-2 giờ.          

Khi xây dựng chuồng nuôi bò sữa người nuôi phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Mỗi bò phải được ăn khẩu phần riêng dựa trên sức sản xuất của nó.

+ Khi ăn uống nghỉ ngơi không bị con khác chen lấn.

+ Thuận tiện cho việc quản lý, quan sát sức khỏe của từng con, tiết kiệm sức lao động khi vệ sinh chuồng trại, cho bò ăn hàng ngày.

+ Bố trí lối đi hợp lý khi bò ra đồng cỏ, vào chuồng, di chuyển ra nơi vắt sữa, sân phơi nắng, vận động,…

Xây dựng một số công trình phụ

Nếu điều kiện kinh tế cho phép bà con nên xây một số công trình phụ sau:

+ Xây dựng kho chứa thức ăn tinh và rơm.

+ Nơi vắt sữa luôn khô ráo và sạch sẽ, ở đó có bảng ghi chép theo dõi và quản lí đàn.

+ Có nơi chế biến thức ăn tinh, băm chặt thức ăn thô riêng.

+ Xây dựng hố chứa nước thải từ chuồng bò, chuồng vắt sữa, nhà chứa phân, xây dựng nuôi nhốt riêng nếu bò bị bệnh.

Vệ sinh chuồng trại nuôi bò sữa

Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại là điều quan trọng nhất khi chăn nuôi bò sữa. Môi trường chăm sóc sạch sẽ sẽ hạn chế được tối đa sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc, các bệnh lây nhiễm. Hàng ngày, phải dọn dẹp sạch sẽ nền chuồng, các dụng cụ vắt sữa, máng ăn, máng đựng nước phải được cọ rửa, khử trùng sạch sẽ.

Nước nuôi bò sữa

Nhu cầu nước uống của bò thay đổi tùy theo mùa , vào mùa hè bò sữa cần uống nhiều nước hơn vào mùa đông. Trung bình vào mùa hè cứ 100 kg khối lượng cơ thể bò cần 15 - 20 lít. Nước uống phải được đảm bảo sạch không bị ô nhiễm, khử trùng nước uống trước khi cho bò uống, có thể lấy nước từ giếng khoan cho bò uống.

Xây dựng máng uống tự động hoặc lợi dụng nguyên tắc bình thông nhau để xây máng uống bán tự động. Để xây máng nước bán tự động bà con có thể thực hiện như sau:

Nước sạch từ tháp chứa được dẫn tới một bể nhỏ xây ở đầu chuồng nuôi, đầu ống dẫn có lắp một phao tự đóng mở nước.

Từ bể này có hệ thống ống dẫn tới các máng uống ở các ô chuồng.

Khi bò uống nước, mực nước trong máng hạ xuống.

Nước từ bể chảy xuống máng và do mực nước hạ nên phao mở ra, nước từ tháp chảy vào bể cho đến khi đầy thì phao tự đóng lại.

Suckhoecuocsong.vn

 

Các tin khác