Kỹ thuật chăm sóc thỏ kiểng mang thai theo các chuyên gia thú y
Phải làm sao bạn có thể chọn những con thỏ kiểng giống tốt, cách nuôi thỏ kiểng mang thai như thế nào, chăm sóc thỏ con ra sao. Dưới đây là những thông tin cần thiết để chăm sóc thỏ kiểng đang mang thai đầy đủ nhất.
Tiêu chuẩn chọn thỏ kiểng làm giống
Thỏ kiểng đực ngoại hình cân đối, không bị ốm yếu, không có bất kỳ dị tật bẩm sinh nào. Hai tinh hoàn của thỏ phát triển một cách đều đặn quan sát chúng có màu đỏ hồng. Thỏ giống đực có thể thực hiện việc phối giống ở giai đoạn từ 6 tháng cho đến 3 năm tuổi. Chỉ nên cho chúng giao phối tối đa 1 lần/1 ngày .
Thỏ kiểng cái thì giao phối sớm hơn chỉ cần ở giai đoạn từ 4-5 tháng tuổi là chúng có thể cho giao phối. Thời gian thỏ cái mang thai là khoảng 30 ngày khi nó sắp sinh sẽ có biểu hiện như là cắn lông trên người của nó để làm tổ. Khi chọn thỏ kiểng cái để nhân giống bạn cần tuân theo những quy luật khắt khe như bé thỏ phải gọn gàng có đôi tai khỏe khắn. 4 chân phát triển cân đối, ở phần xương chậu thật sự nỏ nang.
Chăm sóc thỏ kiểng trong thời gian mang thai
Sau khi phối giống sau 20 ngày người nuôi sẽ sờ nhẹ xuống bụng cảm nhận bằng tay sẽ biết được số lượng thỏ con trong bụng thỏ mẹ là bao nhiêu con.
Thời gian mang thai của thỏ trung bình từ 28 – 32 ngày. Trong thời gian này cần hạn chế sự di chuyển đặc biệt 1 tuần trước khi đẻ. Thỏ mang thai cần được bố trí ở nơi yên tĩnh, không ồn ào, tránh dồn đuổi làm thỏ hoảng sợ dễ bị sẩy thai.
Không sử dụng các loại thức ăn bị ôi mốc; thức ăn xanh có quá nhiều nước thỏ sẽ dễ bị các bệnh đường tiêu hóa, tiêu chảy.
Đảm bảo khẩu phần thức ăn dịnh lượng, số lượng, chất lượng và đa dạng chủng loại, để đảm bảo tốt cho sức khỏe của thai nhii. Cần bổ sung các loại thức ăn giàu protein và vitamin A, B, C,… như là các loại hạt, cám gạo,… Thức ăn tinh cần đảm bảo 15% protein.- Cung cấp đầy đủ nước sạchKhẩu phần ăn của thỏ kiểng mang thai(g/con/ngày): thức ăn hỗn hợp 150 – 200g, thô xanh 450 – 500g, củ quả 150 – 200g thức ăn khác 50g.
Trước khi đẻ thỏ thường cắn lông ở bụng của mình làm lót ổ, người nuôi chuẩn bị ổ đẻ cho thỏ bằng các rổ tre nhỏ, hoặc các rổ nhựa được lót lớp vải mềm, cỏ khô, rơm mềm,thấm nước dày khoảng 5-8 cm. Thỏ đẻ nhanh thường từ 15-20 phút là xong và tự ra nhau thai. Đối với thỏ mang thai đẻ lần đầu người nuôi cần theo dõi đem thỏ con ra ngoài hoặc giúp mở bao ối tránh thỏ con bị ngộp; ngoài ra còn tránh thỏ mẹ đạp, cắn hoặc ăn con.
Cách chăm sóc thỏ kiểng con
Nhiệt độ thích hợp nhất cho thỏ con khoảng 15-27 độ C, thỏ con không thể chịu đựng lâu ở khoảng 35 độ C. Chuồng nuôi thỏ con phải có thiết bị sởi ấm vào mùa đông, che mát vào mùa hè.
Thỏ con rất sợ tiếng ồn vì thế nên hạn chế cho thỏ con gần tivi, loa hay các vật dụng gây tiếng ồn khac. Nên đặt nơi thoáng mát và yên tĩnh. Do bản chất tự nhiên của thỏ rất hiếu động, ham chạy nhảy người nuôi thiết kế chỗ chơi cho thỏ chạy nhảy, vận động.
+ Khi thỏ con vừa mới sinh trọng lượng của chúng tầm 40-60gr. Sau 14-15 giờ sau sinh chúng ta bắt đầu cho chúng bú mẹ khoảng 12 ngày sau chúng mở mắt. Giai đoạn này dinh dưỡng để sống của chúng phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn sữa mẹ.
+ Khi thỏ mẹ đẻ xong các bạn cần đếm số lượng thỏ con những thỏ con chết cần loại bỏ khỏi đàn. Tiến hành việc ủ ẩm cho những chú thỏ con sơ sinh bằng việc lót ổ.
Hằng ngày thỏ mẹ chỉ vào cho con của nó bú 1 lần nên khi thỏ con bú xong nên đưa thỏ con ra ngoài khỏi lồng để cho thỏ mẹ được yên tĩnh.
+ Qua 18 ngày lúc này thỏ con có thể ăn những thức ăn cùng với thỏ mẹ cho nên khi cho thỏ mẹ ăn các bạn cần tăng khẩu phần ăn lên.
Bổ sung thêm các thức ăn thô xanh như rau, lá, cỏ đẻ thỏ con tập ăn cho dễ. Đến khi chúng được 27 ngày tuổi thì các bạn có thể cho thỏ con cai sữa được rồi.
+ Giai đoạn thỏ con vừa cai sữa chúng chưa ăn được nhiều thức ăn từ bên ngoài nên hãy cho nó ăn những loại thức ăn dễ tiêu nhất.
Bệnh thường gặp ở thỏ sinh sản
Thỏ con rất dễ nhiễm E.coli từ môi trường nuôi, từ mẹ… nên có thể phát bệnh từ rất nhỏ (ngay tuần đầu). Việc điều trị tương đối khó do thỏ thường bị nhiễm khuẩn huyết quan sát sẽ thấy thỏ con nghiêng đầu, ngoẹo cổ, run giật, giật bắn khi bị chạm trúng mình, bụng trướng,… và chết. Có thể áp dụng biện pháp phòng bằng kháng sinh ở ngày thứ 5 - 7 với: Aralis (1 ml/5 kg thể trọng uống 3 ngày liên tục).
Ngoài ra cũng cần tiêm phòng bệnh nguy hiểm nhất và rất phổ biến ở Việt Nam đối với thỏ là bệnh xuất huyết thỏ lúc 2 tháng tuổi. Dùng Vaccine xuất huyết thỏ liều 1 ml/con. Nên lập lại liều 2 sau đó 4 tuần để tăng cường miễn dịch, sau đó định kỳ 5 - 6 tháng lập lại một liều.
Suckhoecuocsong.com.vn
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.