Kỹ thuật chăm sóc, nuôi Đà điểu trưởng thành
Chuồng trại:
Do là một loài có nguồn gốc từ sa mạc nên chúng có thường xuyên tắm cát bới cát rồi sù lông rũ cho sạch cát đồng thời làm sạch cơ thể vì vậy ở chuồng nuôi và sân chơi của đà điểu cũng cần rải cát để đà điểu tắm. Đây là một loài thích chạy nên cần phải đủ không gian và đường chạy. Sân chơi có kích thước tốt nhất là 5x60-120 m để Đà điểu có thể chạy tăng tốc lên tốc độ tối đa mà không bị chướng ngại vật cản trở. Ngoài ra, nên trồng một số cây xanh để đà điểu tránh nắng.
Máng ăn, máng uống:
Đà điểu khi trưởng thành có kích thước lớn vì vậy máng ăn nên đóng bằng gỗ, đổ bê tông nên đặt máng ở độ cao 0,7-0,8m thuận tiện cho việc lấy thức ăn, tránh giẫm đạp lên thức ăn. Bố trí máng ăn phù hợp cho 4-5 con ăn chung
Quy mô đàn nuôi đà điểu:
Là loài có thói quen sống tập thể nên một chuồng nuôi đà điểu từ 10-20 con. Người nuôi đảm bảo 1-2 m2 nền chuồng/con, và 15 m2 sân chơi/con.
Không gian nuôi đà điểu:
Đà điểu sống môi trường trên sa mạc nên phải đối mặt với nhất nhiều các mối nguy hiểm vì vậy hệ thần kinhcủa đà điểu rất phát triển, khi nghe tiếng các âm thanh to, các vật lạ. Khi nghe âm thanh lớn, vật thể lạ chúng sẽ hoảng loạn, chạy lung tung chúng có thể bị va đập vào bất kỳ chướng ngại vật nào, thậm chí có thể giẫm đạp lên nhau để chạy, vì vậy chúng có thể bị hỏng chân, gẫy cổ, rách da dẫn đến nguy hiểm. Do đó nên chọn không gian nuôi yên tĩnh, tránh xa các tiếng ồn lớn.
Chế độ dinh dưỡng:
Đối với đà điểu trưởng thành chếđộ dinh dưỡng rất quan trọng trong quá trình tăng trưởng. Giai đoạn Đà điểu từ 4-6 tháng tuổi nhu cầu về đạm và vitamin cao. Do đó cần bổ sung các loại rau xanh như bắp cải, xu hào, rau muống, rau lấp, cỏ voi non, cỏ non. Nguồn protein thực vật chủ yếu đậu nành, lạc, vừng, hạt bông và thức ăn từ hạt hướng dương cho Đà điểu trưởng thành. Nguồn Protein từ động vật chủ yếu lấy từ là thịt, cá, các loại thức ăn từ sữa.
Một khẩu phần ăn mẫu cho đà điểu trưởng thành:
Khẩu phần nuôi đà điểu thịt thâm canh
Chỉ tiêu |
Giai đoạn 1 |
Giai đoạn 2 |
Giai đoạn 3 |
Tháng tuổi (tháng) |
0-2 |
2-6 |
6-9 |
Khối lượng cơ thể (kg) |
0,85-12 |
12-60 |
60-90 |
Thức ăn cho ngày (g/ngày) |
150-500 |
500-1655 |
1655-2000 |
Thành phần nguyên liệu |
|||
Bột ngũ cốc (%) |
55 |
55 |
58 |
Bột cỏ (%) |
5 |
15 |
25 |
Bột đạm (%) |
40 |
30 |
17 |
Tổng số (%) |
100 |
100 |
100 |
Thành phần dinh dưỡng |
|||
Protein (%) |
21,5 |
18 |
15 |
Lizin (%) |
1,25 |
1 |
0,75 |
Methionin(%) |
0,5 |
0,45 |
0,38 |
Ca? (%) |
1,2 |
1,1 |
0,9 |
P (%) |
0,66 |
0,65 |
0,60 |
Đề phòng vật thể lạ trong chuồng nuôi
Là loài ăn tạp nên chúng có thể nuốt tất cả những gì vừa miệng người nuôi cần phải dọn dẹp sạch sẽ khu vực chăn nuôi, loại bỏ những kim loại nhỏ, mảnh cai, mảnh sành, mảnh vải, bó sợi thảm, cảnh cây, cát quá nhiều, nhiều viên sỏi to… Nếu như không dọn dẹp kỹ chuồng nuôi Đà điểu nhuốt vào bụng gây tắc ruột, không tiêu, cơ thịt bị teo, thủng đường tiêu hóa dẫn tới bị chết.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.