Kỹ thuật chăm sóc công sinh sản, cách ấp trứng chim công
Chim công là loài chim đẹp nên một số người có điều kiện kinh tế có nhu cầu nuôi làm cảnh tại gia đình hay khách sạn, khu vila, khu du lịch sinh thái ngày càng tăng. Nắm bắt được xu thế này nhiều chủ trang trại tiến hành nuôi chim công lấy giống nhằm thu lợi nhuận từ chim công con. Vậy cách chăm sóc chim công sinh sản như thế nào? Kỹ thuật ấp trứng công đúng cách dành cho người muốn nuôi chim công.
Bắt đầu chu kỳ sinh sản vào tháng 12 âm lịch cho đến hết chu kỳ đẻ trứng của chim công mái tháng 6 âm lịch chim công trống thường biểu hiện xòe đuôi múa thu hút chim công mái.
Chuồng trại cho công sinh sản:
Làm chuồng trại đối với công sinh sản cũng không khác gì so với nuôi công trong mô hình trang trại thông thường. Vật liệu làm bằng lưới mắt cáo, bằng tre, nứa hoặc quây lưới nền B40 xung quanh. Phần trên nóc chuồng có thể dùng lưới cước để chim không thể bay ra được. Sử dụng những mái che nhân tạo chỗ chú ẩn nhân tạo cho chim công. Ngoài ra, có thể tận dụng tấm nhựa, Proxi mămg để lợp mái che mưa cho chim. Tuyệt đối không dùng lưới thép nhỏ hoặc cước nylon làm vách ngăn, vì chim sẽ lầm tưởng là thức ăn, dễ dẫn đến thủng ruột hoặc thắt diều.
Phần nền chuồng nên rải cát vàng để hút ẩm, giúp đuôi công không bị bẩn mỗi lần di chuyển, công tắm cát và phòng ngừa giun sán. Thường xuyên thay nền chuồng cho chim công không để cát quá bẩn mới dọn. Bố trí nhiều cành cây, khúc gỗ để chim công bay đậu thoải mái, nếu có điều kiện phía trước chuồng nên có sân chơi cho công vừa là nơi tắm nắng, vận động. Chim công mái và trống cần đánh mã số để tiện theo dõi, tránh hiện tượng đồng huyết.
Chế độ dinh dưỡng:
Chim công sinh sản người nuôi cần cung cấp đầy đủ thức ăn cho công để công có sức khỏe tốt. Nên cho công ăn cám tổng hợp của gà, vịt hoặc các loại ngũ cốc nguyên hạt như ngô, thóc,.... Tăng cường cung cấp nhiều rau xanh trong khẩu phần ăn chim công để tăng sức đề kháng, cung cấp đầy đỉ các vitamin thiết yếu cho chim công giai đoạn sinh sản.
Kỹ thuật ấp trứng chim công:
Chim công sau 2 năm tuổi bắt đầu khả năng sinh sản nhưng phải đến năm thứ 3 trở đi khả năng sinh sản của công với ổn định, tỷ lệ trứng ấp nở thành con thành công hơn giai đoạn 2 năm tuổi.
Thời kỳ sinh sản chim công mái sẽ đẻ từ 8-12 trứng đối với chim công má vàng, từ 25-35 trứng đối với chim công Ấn Độ. Thời gian ấp trứng công kéo dài từ 26-27 ngày. Có 3 cách cơ bản để ấp trứng công thành công:
Cách 1: Để chim công mái tự ấp trứng tỷ lệ thành công từ 40-50%
Cách 2; Dùng loài khác ấp trứng thay công như gà, ngỗng, ngan tỷ lệ thành công đạt 50-60%
Cách 3: Mô hình trang trại số lượng trứng sẽ nhiều không thể dùng cách thông thường người nuôi nên sử dụng máy ấp trứng, tỷ lệ trứng nở thành công cũng cao hơn có thể đạt tới 85%.
Thời gian chờ để cho vào lò ấp trứng tối đa từ 7-10 ngày với trứng đầu vụ, từ 3-5 ngày với trứng trung vụ và cuối vụ. Bảo quả trứng ở nơi thoáng mát, tránh áng nắng trực tiếp mặt trời, không nên để nơi quá lạnh ảnh hưởng đến chất lượng trứng ấp.
Nhiệt độ ấp trứng: Từ 1- 7 ngày đầu : Nhiệt độ lò ấp duy trì : 37 – 38,2 C
Từ 7 – 15 ngày : 36,5 – 37 độ C
Từ ngày thứ 15 – 20 : Nhiệt độ : 36,2 – 36 ,5 độ C
Từ ngày 20 – 27 : Nhiệt độ ổn định ở : 36, 2 Độ C
Độ ẩm : 60 – 70% . Có thể điều chỉnh độ ẩm tuỳ theo thời kỳ ấp nở ( Giảm độ ẩm với trứng đầu , giữa vụ , tăng độ ẩm với trứng cuối vụ )
Chăm sóc chim công non sau khi nở:
Sau khi lấy ra khỏi lồng ấp cũng giống như gà con hãy cho công ra nuôi vào chuồng nhỏ, che chắn cẩn thận tránh chó mèo bắt công non. Nhiệt độ chuồng nuôi duy trì ổn định ở mức 25-30 độ C. Khi chim công con được 20-30 ngày tuổi hãy giảm nhiệt độ chuồng nuôi xuống khoảng 24 – 26 độ C. Nền chuồng nuôi nên để giấy báo, giấy hoặc xốp. Trong chuồng nuôi bố trí khay đựng thức ăn, nước uống như dùng với gà, vịt, ngan.
Chim công non được 30 ngày tuổi sử dụng chuồng lớn hơn nền chuồng sử dụng lưới mắt cáo nhỏ để bộ phận chất thải tách biệt với nền chuồng. Dùng cám tổng hợp, cám cho gà con từ 1-3 tháng tuổi. Cung cấp nước sạch tốt nhất nên sử dụng nước đun sôi để nguội cho công con uống để đảm bảo vệ sinh, tránh các bệnh về đường tiêu hóa. Bổ sung thêm rau xanh thái nhỏ cho công như rau muống, bắp cải, rau ngót, rau cải,...
Khi chim đạt từ 6 – 8 tháng tuổi có thể nuôi ngoài chuồng lớn với nền chuồng bằng cát. Lúc này tỉ lệ cám tổng hợp bổ xung chỉ còn khoảng 50 % là hợp lý . Không nên cho ăn quá nhiều cám tổng hợp chim sẽ mất dần sức đề kháng tự nhiên , đồng thời giảm sắc tố bóng đẹp của màu lông .
Suckhoecuocsong.com.vn (Nguồn Tiepthinongnghiep)
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.