Kỷ niệm ngày Phòng, chống hàng giả, hàng nhái Việt Nam 29/11
Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đối với nền kinh tế, người tiêu dùng cũng phải chịu thiệt khi hàng ngày phải đối mặt với hàng kém chất lượng, thậm chí nguy hại tới sức khỏe con người.
Thực trạng tình hình buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tại Việt Nam
Một thực tế là nhiều vụ buôn lậu, trong đó có hàng giả, hàng kém chất lượng, thậm chí không an toàn đã được phát hiện khi đã vào sâu trong thị trường nội địa. Điều này cho thấy còn có những sơ hở trong công tác quản lý ở biên giới và cửa khẩu. Gần đây còn nổi lên vấn đề là hoạt động kinh doanh hàng "xách tay” có nhiều diễn biến phức tạp và tinh vi hơn. Đặc biệt, tình trạng kinh doanh hàng Trung Quốc "đội lốt” hàng Việt Nam diễn ra với các hành vi nghiêm trọng tại một số tỉnh, thành phố, các hàng hóa này chủ yếu là hàng tiêu dùng, nhiều loại có chất lượng thấp, giả các thương hiệu uy tín trong nội địa, ngoài tiêu thụ tại các chợ truyền thống, các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, những mặt hàng này còn được phân phối, tiêu thụ với số lượng lớn tại các hội chợ thương mại, triển lãm...
Phần lớn hàng lậu, hàng giả giá thấp, phù hợp với túi tiền nên nhiều người vẫn mua. Đây chính là mảnh đất cho hàng lậu, hàng giả tồn tại. Do vậy, ở nhiều nước, người sử dụng hàng giả cũng là vi phạm pháp luật và bị xử lý nghiêm. Còn ở nước ta, nhiều trường hợp người tiêu dùng là nạn nhân chứ không phải là người tiếp tay nên pháp luật chưa cấm mà cần phải tăng cường tuyên truyền, tư vấn nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng để họ "nói không” với hàng kém chất lượng, hàng không rõ xuất xứ.
Hàng lậu, hàng giả chính là nguyên nhân gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế do Nhà nước bị thất thu thuế, ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp do cạnh tranh không bình đẳng và bao giờ người tiêu dùng cũng là người phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất.
Mục đích, ý nghĩa của công tác phòng chống hàng giả, hàng nhái
Trước tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái hiện nay đang diễn ra hết sức nghiêm trọng trên cả nước, nhất là tại các thành phố lớn, việc tổ chức kỷ niệm ngày phòng, chống hàng giả, hàng nhái là vô cùng cần thiết. Ngày Phòng, chống hàng giả, hàng nhái 29/11 hàng năm nhằm mục đích tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống hàng giả, hàng nhái; đồng thời nâng cao nhận thức, trách nhiệm của doanh nghiệp, người tiêu dùng trong việc đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái.
Theo đó, các Bộ, ngành địa phương cần đẩy mạnh công tác truyền thông, phát động các đợt cao điểm phòng chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái để nâng cao ý thức của nhân dân, để người dân không bao che, tiếp tay, sử dụng hàng giả, hàng nhái. Đặc biệt, phải làm thường xuyên, liên tục, bền bỉ; nơi nào để xảy ra buôn lậu, hàng giả hàng nhái người đứng đầu nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia. Bên cạnh đó, cần củng cố lực lượng chủ công chống hàng giả hàng nhái, có “sức đề kháng” tốt trước sự mua chuộc của kẻ xấu, tăng cường trang bị phương tiện và đào tạo, nâng cao năng lực phẩm chất đạo đức của lực lượng này.
Ngoài ra, lực lượng công an, quản lý thị trường cũng cần đẩy mạnh điều tra, giám sát các cơ sở sản xuất hàng giả, hàng nhái kết hợp với việc “mua tin” và sử dụng nguồn tin có hiệu quả từ các tầng lớp nhân dân. Cùng với đó, lên án các hành vi bao che cho buôn lậu và biểu dương, động viên kịp thời các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái.
Để người tiêu dùng không còn bị thiệt hại do nạn hàng giả, hàng nhái, hàng không bảo đảm an toàn gây ra, tất cả các cơ quan chức năng, kể cả các doanh nghiệp và chính bản thân người tiêu dùng phải đồng lòng, chung tay "tuyên chiến” với vấn nạn này. Đối với hàng buôn lậu, chúng ta cần phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ ngay từ cửa khẩu, biên giới. Còn đối với hàng giả, hàng nhái sản xuất ngay ở trong nước cần phải quản lý theo địa bàn. Không thể vì lợi ích địa phương mà xem nhẹ lợi ích quốc gia, đi ngược lại chủ trương, chính sách chung của Nhà nước. Nếu còn tồn tại thực trạng này thì thực sự rất nguy hiểm cho nền kinh tế. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan như hiện nay. Bản thân doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng có vai trò rất lớn trong việc phát hiện và tố giác các hành vi vi phạm và "nói không” với hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng…
Skcs.vn (Tổng hợp)
Các tin khác
-
Bảng Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU theo luật lao động mới từ 2025
Từ 7/1 năm 2025, người lao động trong điều kiện lao động bình thường sẽ có độ tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam và lao động nữ sẽ như thế nào theo luật lao động mới áp dụng. -
Tối ưu nguồn năng lượng để bảo vệ môi trường
Với tốc độ phát triển chung trên thế giới hiện nay, nhu cầu về năng lượng là rất lớn, rất quan trọng. Nhưng việc khai thác, sử dụng và biến đổi năng lượng cũng là một yêu tố tác động xấu đến môi trường. -
Điều kiện, giấy tờ cần có để lên máy bay từ ngày 10/10
Sau khi bàn bạc thống nhất các phương án, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 1776/QĐ-BGTVT về quy định tạm thời triển khai các đường bay nội địa chở hành khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 hạn chế lây lan. -
Hà Nội cho phép thể dục ngoài trời, mở cửa trung tâm thương mại, thời trang, hóa mỹ phẩm
Từ ngày 28/9, UBND Hà Nội cho phép người dân thể dục, thể thao ngoài trời nhưng không được tập trung quá 10 người. Trung tâm thương mại (các cửa hàng ăn uống chỉ được phép bán mang về) và cửa hàng may mặc, thời trang, hóa mỹ phẩm cũng được mở cửa. -
Quy trình cấp giấy đi đường tại Hà Nội từ ngày 6/9 theo hướng dẫn của Công An Tp Hà Nội
Từ ngày 6/9 tại Hà Nội, có 6 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường tại "vùng đỏ", là nơi tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng. -
Danh sách số điện thoại hỗ trợ nhu yếu phẩm tại TP.HCM
Những người lao động có hoàn cản khó khăn cần hỗ trợ về các nhu yếu phẩm thiết yếu có thể liên hệ tới các số điện thoại các Trung tâm an sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh -
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Chỉ thị 10 của TP Hồ Chí Minh trong dịch COVID-19
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 như thế nào? -
Khủng khiếp: Đồ chơi LEGO có thể tồn tại 1.300 năm dưới đại dương
Nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Ô nhiễm môi trường vào ngày 29/2/2020, tập trung vào những viên nhựa của bộ đồ chơi LEGO trôi dạt vào bờ biển phía Tây Nam nước Anh. -
Quản lý và xử lý chất thải rắn
Xử lý rác thải phổ biến ở Việt Nam hiện nay có một số mô hình: đốt rác phát điện, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân vi sinh, chôn lấp, điện khí hóa và đốt rác thông thường.